android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Những chuyện quê tôi 5 ( MINH TRAN )
CÂY ĐA NGÀY CŨ
Ai đã từng sống ở Bùi chu trước năm 1995 (?) tôi ước lượng thế, hẳn phải biết đến cái cây đa ven đường số Một. Nó đứng hiên ngang sừng sững
ngay trước giữa ranh giới nhà chú Cảnh và nhà bà phó Hãn mà, cành nó tỏa ra chung quanh, một phía trùm ngang gần hết mặt đường lộ Một, xe nào mui cao cao, cành đa cũng xà xuống nghịch ngợm đùa dỡn, đưa cành cào đụng vào mui xe một tị mới yên, và cành phía trong vươn dài âu yếm đụng vào đến bên mái hiên nhà bà phó Hãn.
Với những lá ken dầy xanh mướt và suốt bốn mùa hầu như rất ít rụng, ánh nắng chẳng một tia nào có thể xuyên suốt qua chiếc dù thiên nhiên dầy đặc ấy, nên cây đa đã tỏa bóng mát quanh năm, và thường là chỗ nghỉ chân cho khách bộ hành, cùng những người lao động vất vả khi đi ngang qua, nhất là những người phải đẩy những chiếc xe thồ nặng nhọc, khi đẩy lên hết đoạn đường dốc dài, hơn một cây số từ Suối Cúng đi lên, với cái nóng khủng khiếp của Mùa Hè từ trời đổ xuống, hợp cùng cái nóng hấp thụ từ mặt đường nhựa phía dưới hắt lên, khiến người nhễ nhại mồ hôi, cảm thấy chân cẳng rã rời, bỏng rát, thấy bóng mát của cây đa hấp dẫn qúa, nên chẳng thế nào cầm lòng cho được, đường có còn xa, cũng kệ; thôi cũng đành phải hạ càng đứng nghỉ lấy lại sức để còn tiếp tục đẩy tiếp cho hết quãng đường dài. Nó là cây đa thứ hai được trồng lại để thay thế cho cây đa thứ nhất nằm phía sau nhà bà Hãn.
Cây đa này không cao lớn lắm, cũng may, nhờ nó không cao vậy, mà nó còn tồn tại thêm lâu hơn, bởi vì, nếu như nó cao qúa, thân nó sẽ đụng vào đường giây điện, và nó đã bị toán phát quang của điện lực xuống tay không thương tiếc, phát chặt nó đi từ lâu rồi. Nó khác hẳn với hình ảnh của những cây đa mọc tại các đầu làng cuối thôn ở Miền Bắc năm xưa mà trí tôi còn nhớ, vì thường những cây đa đó, sống lâu nên có số tuổi rất cao để trở thành cây đa cổ thụ, với những rễ cây rủ xuống sát thân nó, chằng chịt ôm bó lấy nhau để thành những thân cây vòng trong vòng ngoài nhiều lớp, chưa kể đến hàng hàng lớp lớp rễ tua tủa rủ xuống từ các cành cây, rồi rễ mọc ngoằn nghèo bò leo trên mặt đất tạo thành khe bậc chung quanh, mang nhiều huyền thoại kỳ bí, hoang đường trong dân gian, khiến ai có việc gì phải đi ban đêm, khi trời nhá nhem tối ngang qua gốc đa, không yếu bóng vía cũng hơi ơn ớn lạnh, và cảm thấy hơi nhồn nhột nơi phía sau gáy. Còn người nhát gan thì thôi, em chả dám đi qua đâu. Sợ lắm!!!
So với những loại đa vừa kể, thì cây đa ở chỗ tôi thuộc vào hàng chắt, chút, chít mấy chục đời trong dòng họ nhà đa. Nhờ mọc ven đường, một bên thì xe cộ chạy suốt ngày đêm, phía trong thì người qua lại cả ngày, nên thân nó tròn lẳn, chưa có cái rễ nào bám vào chung quanh để tạo thêm các lớp thân rễ phụ, chỉ có lơ thơ xỏa xuống từ cành đa những hàng rễ tơ nâu sẫm, ngăn ngắn vừa tầm với cho lũ trẻ con nghịch ngợm bám vào đánh đu chơi. Nó còn được ghi dấu tích như những mốc điểm để các bác tài chạy xe đò, xe lam, xe tải chạy ngang qua được hành khách nhắc, cho tôi xuống chỗ gần gốc đa, hay tại gốc đa, qua gốc đa một đoạn nha bác tài, nó là điểm lên xuống hàng, hay là chỗ cho các xe hư ngừng lại để sửa chữa lý tưởng nhất.
Dưới gốc nó có đám đá tổ ong lộ thiên trơ ra, sần sùi, lởm chởm. Người trong xóm hè nhau bê tấm tảng xi măng đúc vuông vức, tấm bê tông của cái chân đế vòi nước công cộng bỏ đi, kê ngay ngắn ngay bên gốc làm chỗ ngồi nghỉ cho khách bộ hành. Vào những buổi trưa hè nóng bức, bà con quanh xóm cũng ra đây ngồi trò chuyện hóng gío tránh nóng, và những buổi chiều sau một ngày lao động, đám trai trẻ cũng tụ họp nơi này đùa dỡn, đấu láo giải khuây. Nên chỗ gốc cây đa còn mang dấu nhiều kỷ niệm.
Có một dạo, rỗi rãi chẳng biết làm gì, nằm nhà thì không chịu nổi cái nóng, tôi cũng trần xì cái quần xà lỏn ra gốc đa ngồi chơi, đàm tiếu cùng bạn bè trong xóm ngõ, cùng ngó xe cộ và người qua lại giải khuây, và để được núp bóng từ những chùm lá đa bề thế rộng lượng, sẵn sàng che chở đứng chắn nắng cho (?). Vậy mà suốt một thời gian dài như là một thói quen, như là nghiền, ngày nào tôi cũng ra gốc đa ngồi, trừ những ngày mưa gió hay là bận việc không có ở nhà, còn kỳ dư hễ rỗi rảnh, là tôi phải ra gốc đa ngồi chơi, không ra đâm nhớ. Thấy tôi ngồi đấy, anh em đi qua đi lại, nhìn thấy tôi họ đều dừng chân ghé nói chuyện vãn. Tôi thì vốn hay có sở trường nói chuyện tếu, hay là kể lại các chuyện vui mà tôi học được trong báo, để anh em vui cười cho quên cái nóng. Nên gốc đa thu hút mỗi lúc một thêm đông vui.
Trong xứ có Hạnh râu, với chiếc quần soọc rộng, chiếc áo sơ mi ngắn tay rộng, mặc không cài nút để phanh ngực cho mát, hay cỡi chiếc xe đạp cũ lang thang đi qua, thấy tôi ngồi đó thế nào cũng ghé để nghe tôi nói chuyện rồi tít mắt cười, hắn có giọng cười khào khào, khì khì hư hư, rên nén trong cổ họng một lúc tiếng cười mới bật tung ra ngoài cửa miệng, thế mà Hạnh lại rất hay cười. Lần đầu hắn thấy tôi ngồi, hắn dừng lại hỏi: ‘’làm gì mà ngồi như ông địa vậy anh hai?’’ Chắc là tôi trông cũng giống ông địa thật, người béo trắng, bụng phệ ra, lại cởi trần, ngồi khoanh bằng chân trên bệ đá nữa, tôi mới đùa lại Hạnh: ‘’Hôm qua tao ra ngồi đây, tự nhiên thấy có một bà đi đường ngang qua chỗ tao ngồi dừng lại, lấy từ trong thúng ra, đặt trước mặt tao nải chuối, kính cẩn nhắm mắt lại, miệng lâm râm khấn vái chi đó, sau đó xá xá mấy cái rồi bỏ đi, tưởng tao là ông địa thật chắc, nên hôm nay tao ra đây ngồi xem có kiếm được cái gì nữa không?’’
Nghe xong, nó biết tôi đùa nên cười khì khì, rồi quăng chiếc xe vào gốc đa, bước đến bên tôi ngồi đấu láo. Gặp lúc bên phía nhà năm căn đối diện xéo với cây đa, chỗ nhà ông cố (?) Lộc bây giờ, có cái cửa hàng mới. Họ trương lên cái bảng hiệu: (cữa hàng bách hóa bán lẻ), tôi hỏi Hạnh: ‘’Ê Hạnh, mày biết sửa cái bảng hiệu kia làm sao cho ai đọc cũng phải cười không?’’ Hạnh cười cười lắc đầu: ‘’em hổng biết.’’ Tôi nói đâu cần sửa hết, mày chỉ cần đo cỡ chữ rồi về cắt thay vào đó có mấy chữ để thành: (của nàng rách qúa bán rẻ). Nghe xong nó lại khì khì, khào khào cười cứ tít mắt lại, mặt lúc cười cũng đỏ hồng lên.
Đâu phải chỉ có những người bạn trẻ ra gốc đa tham gia nói chuyện vãn đâu, còn có cả những người lớn trong xóm, cũng đến đóng góp vào những sinh hoạt dưới gốc cây đa giữa làng nữa chứ, người mà thường ngày hay ra trò chuyện còn ai khác hơn là ông phó Hãn. Nhà ông ngay bên cây đa mà. Ông hay vui kể chuyện ngày xưa khi còn nhỏ đi buôn bè ở miền Bắc. Gia đình ông giầu có nên ông luôn được gọi là cậu nọ, cậu kia, đến đâu cũng được mọi người chiều chuộng, ông đi buôn trên mạn ngược mạn xuôi khắp các miền thượng du Bắc Việt. Với những mánh khóe của những tay buôn lão luyện, truyền lại cho ông những kinh nghiệm qúy báu. Vui tí nữa ông cũng kể những chuyện đời ông, từ những chuyện tình vu vơ của ông những ngày còn trẻ, lắm kẻ mê, người mến, những mối tình như mộng như mơ, thơ ngây trong trắng của cái thủa ông hãy còn dại khờ, nhút nhát nghe cũng hay hay. Rồi chuyện làm ăn, cưa xẻ, đắp lò đốt than, những thăng trầm của một đời người, cứ có người nghe ông, ông kể hết, chẳng giấu chuyện gì.
Nhà ông phó Hãn có cái máy xay xát lúa ngô, nên cây đa cũng còn là nơi tụ hội của khách hàng ngồi nghĩ sau khi kéo lúa đến xay, chờ tới phiên mình, hay những bà hàng xáo ngồi đợi mua bán gạo cám từ những người có lúa vv. Chắc hẳn là phải có nhiều chuyện lắm được kể cho nhau nghe ở bên gốc đa này, cũng có một dạo lâu lắm rồi, dưới gốc đa được kê xe nước mía để bán cho khách. Và chú Cảnh cũng tranh thủ bán bánh mì thịt nguội cho người ta mua về ăn sáng.
Năm 1991, tôi đi xa. Mười năm sau tôi trở lại quê nhà. Ngồi trên xe từ phi trường về nhà, tôi thấy cảnh trí thay đổi nhiều qúa, nơi nào cũng vậy, nhưng tôi vẫn còn nhận ra nhờ những mốc điểm quen thuộc xưa còn đó. Về đến Nhà thờ Thanh Hóa, tôi chú tâm nhìn ngắm hai bên đường. Đến Ngã ba Trị An thì không quên được, nó ràng ràng ra đấy, tấp nập hơn, rồi ngôi chợ cũ, nhà thờ, nhưng ngôi trường thân yêu xưa nay đã mất, thay vào đó là mấy ngôi nhà mới, mấy bình hơi điện mới, tôi cố nhướng mắt tìm cây đa, như tìm mái tóc mượt mà của người con gái thân quen xưa, nhưng không còn thấy bóng dáng mái tóc huyền mượt mà óng ả ấy đâu nữa! Nó đã biến mất, tôi hơi sững sờ như nhìn thấy người con gái quen xưa với cái đầu trọc..!
Cây đa xưa nay không còn nữa, nó phải chịu hy sinh cho người ta đốn đi, để cho con đường được mở rộng ra, chẳng biết ngày nó bị đốn ra sao, có rộn ràng vì người ta kéo nhau ra dành thân nó về làm củi đun bếp, hay âm thầm bị đốn ngã giữa sự thương tiếc của mọi người, tiếc về cái bóng mát nó tỏa ra bao năm trên vùng đất nóng cho biết bao người được hưởng, và nó cũng câm nín mang đi theo bao nhiêu bí mật mà nó nghe được, từ những người đã rủ rỉ, rù rì dưới gốc nó hằng chục năm trời, trong đó có tôi. Đa ơi, chắc mày mang đi theo nhiều chuyện lắm nhỉ!!! Ta nhớ mi và không biết mi có còn nhớ đến những gì ta hay đùa dưới gốc mi không? Nếu nhớ thì đừng nhớ những cái gì xấu xa của ta, đa nhé.
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net