android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Những chuyện quê tôi 6 (MINH TRAN )
NHỚ MÙA PHỤC SINH NĂM CŨ
Các giáo xứ lân cận cũng cùng chung điều kiện như vậy, nhưng họ tổ chức không quy mô bằng. Bởi vì chúng tôi là dân Bùi Chu, có nguồn gốc dân Phú Nhai ngoài miền Bắc, đó là nơi được coi như là cái nôi của dân công giáo ở Miền Bắc Việt Nam. Nơi lễ lậy rước kiệu luôn luôn nhộn nhịp, linh đình. Nhất là những năm có tổ chức những lễ đặc biệt hơn, nhằm vào dịp lễ phục sinh, người trong đạo gọi là mở lễ.
Tôi cũng xin có đôi dòng về cái tên Bùi Chu một chút. Bùi Chu là tên nguyên thủy của một địa phận công giáo ở Miền Bắc. Đã có thời Bùi Chu cũng được đặt tên cho tỉnh hành chánh, nằm trong khu vực đồng bằng Sông Hồng. Xét về địa lý, Bùi Chu là một tỉnh hay điạ phận lớn nay thuộc Tỉnh Nam Định. Số dân phần lớn di cư vào Miền Nam năm 1954. Đặc biệt, chỉ có xứ Bùi Chu ở Hố Nai là lấy hẳn tên Địa phận Bùi Chu đặt tên cho xứ đạo của mình. Còn lại, những người Bùi Chu khi di cư đến đâu lập nghiệp thì thường ghép chung tên với các địa phương khác để thành một tên mới như: Người Bùi Chu lập xứ chung với người Phát Diệm thành Xứ Bùi Phát. Người Bùi Chu đến Hóc Môn lập xứ thì thành Xứ Bùi Môn. Người Bùi Chu lập xứ chung với người Thái Bình thì thành Xứ Bùi Thái. Người Bùi Chu lập xứ ở Tam Hiệp thành Xứ Bùi Hiệp. Người Bùi Chu lập xứ ở Đức Tu thành Xứ Bùi Đức. Riêng ở Bảo Lộc có Xứ Tân Bùi, có nghĩa là Xứ Bùi Chu mới. Như vậy chỉ có Xứ Bùi Chu ở Hố Nai là được mang tên gốc từ Miền Bắc đưa vào.
Tôi chắc lễ phục sinh ở đâu thì cũng vậy thôi, vì giáo hội thống nhất mà. Cũng ngắm nguyện, rước kiệu, đóng đanh, cất xác, viếng xác Chúa và lễ mừng Chúa sống lại. Nhưng những năm mở lễ thì đặc biệt hơn. Người ta không ngắm nguyện bình thường, mà còn tổ chức ngắm nhân tài, và ngoài đường, có hẳn một tốp người được tổ chức làm thành đạo quân đi tìm bắt Giê Su Nazaret, mà người ta gọi là quân dữ. Những sự kiện này nay không còn nữa, nó chỉ được tổ chức vào những năm đầu của Thế kỷ 20 mà thôi, và trong chúng ta một vài người chỉ được tham dự có đôi lần. Vì thế, nên hôm nay tôi xin kể lại cho ai chưa có dịp tham dự thì biết tí chút về ngày đại lễ ấy, còn ai biết rồi, thì thử ôn lại xem, trí nhớ của tôi có còn tốt không.
Lễ phục sinh là lễ kỷ niệm ngày Chúa chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. Trong dịp lễ này, thường tất cả các xứ đạo đều tổ chức các nghi thức tôn giáo chung thống nhất, như ngắm 15 sự thương khó hàng tuần vào các ngày Thứ Hai, Thứ Tư và nhất là vào ngày Thứ Sáu. Đi ngắm 14 nơi thánh gía, hay còn được gọi là đi đàng thánh gía. Dự tuần phòng để chuẩn bị dọn mình xưng tội theo luật Công giáo.
Ngắm 15 sự thương khó Chúa, thường được tổ chức rất long trọng, tại mỗi giáo xứ được dựng lên một bàn thờ tại ngay gian cung thánh, với tượng Chúa chịu chết trên thập tự gía, bên dưới có một cái bàn phủ khăn trắng, trên bàn đặt một cái kệ để cuốn sách ngắm, đèn nến được thắp sáng. Người ngắm thì mặc áo dài trắng cho long trọng, có trống chiêng nổi lên một hồi ba tiếng, theo sau mỗi ngắm để cho giáo dân đọc kinh tiếp và người ngắm kế chuẩn bị lên thay. Những ngày đặc biệt thì sau năm ngắm có dâng hạt
Ngắm. Là đọc sách kinh theo một cách khác. Người ta không đọc sách bình thường như mọi người hằng đọc, mà người ngắm đọc một cách chậm rãi, ngâm nga, lúc lên bổng, khi xuống trầm, lời ngắm thống thiết, đau thương, nhiều người có giọng tốt, nhiều câu cuối nghe như có tiếng nấc nghẹn ngào. Thí dụ như câu: Thứ mười thì ngắm, người ngắm phải đọc là: Thư.. ứ. ứ. ứ mươi. ời ì thi ì í í í ngăm ắm ắm ứ ứ vv. Mục đích ngắm là để cho người nghe có nhiều thời gian suy ngẫm và cảm nghiệm từng câu, từng chữ, nói về sự đau thương của Chúa, trong cuộc hành trình dài của ngài, trong những giây phút cuối cùng đến thập tự gía, để cứu chuộc nhân loại. Mười lăm ngắm này, khác với mười lăm ngắm của chuỗi mân côi. Mười lăm ngắm mân côi được chia ra làm ba mùa hay ba sự. Năm mùa Vui. Năm mùa Mừng và năm mùa Thương. Được đọc và ngắm riêng rẽ. Còn Mười năm sự thương khó thì chỉ được ngắm trong mùa thương khó mà thôi.
Bắt đầu vào mùa chay, Hội đồng giáo xứ đã phân công và lên danh sách cho các khu, các hội đoàn, đoàn thể phụ trách các buổi ngắm. Ngoài các chức sắc ngắm cho hội đoàn mình phụ trách ra. Các khu mời các cụ, các ông trong khu tham gia ngắm cho khu mình, bởi vì thường thì chỉ có các vị có tuổi mới biết ngắm, và cũng thường chỉ có một số vị trong khu biết ngắm mà thôi, họ thường được nhớ đến một cách đặc biệt để thay mặt hàng khu mỗi năm vào dịp lễ có ngắm. Thanh, thiếu niên cũng có người biết ngắm, nhưng ít lắm, thường là do mắc cở, sợ bị bạn bè chọc, hay sợ bị cười và thường họ ngắm rất nhanh như đọc sách vậy, nên cũng ít khi anh em tham gia ngắm. Chính vì vậy đôi khi cũng có những trục trặc kỹ thuật một tí, chẳng là khi đã ngắm quen, hoặc chỉ tập ngắm một ngắm nào rồi, nay chờ đến ngắm đấy xin lên thì bị người khác lên ngắm mất, thương lượng với nhau không xong, mà ngắm kế thì lại không ngắm được, do đó, cũng đã có một đôi lần gây ra hục hặc, cãi cọ nhau chứ chẳng chơi.
Con gà tức nhau tiếng gáy, nên trong thôn xóm, việc xướng kinh, nguyện ngắm cũng là một đề tài nói đến cũng nhiêu khê lắm, thường những vị chức sắc trong thôn xóm mới được phụ trách những phần việc này. Họ coi đó như là một trách nhiệm và bổn phận quan trọng, không phải ai cũng làm được, và ai cũng được làm. Phải có tôn ti trật tự chứ! Do đó, đã có những sự tranh chấp ngầm trong thôn xóm cho các buổi cầu kinh. Đôi khi có những tay thanh niên nghịch ngợm trêu các cụ, họ dành được những thời cơ để ngắm nguyện, khi các cụ còn đang trịnh trọng chuẩn bị để xướng kinh, thì bọn trẻ láo lếu đã nhanh miệng cất lên trước, khiến cụ bị tiu nghỉu, mất hết hào khí. Phải chờ cho các buổi cầu nguyện chấm dứt, các cụ mới lên lớp đám trẻ ngựa non háu đá, chẳng còn coi ai ra gì!
Vào ngày chính lễ, tức Thứ Sáu tuần thánh, sau mười năm ngắm là nghi thức đóng đanh, rồi tháo đanh, táng xác Chúa. Sau đó là viếng xác Chúa và mừng Chúa sống lại. Đấy là những nghi lễ thông thường. Còn mở lễ thì sao? Năm nào và xứ nào mở lễ. Khi đến mùa thương khó, kể từ Thứ Tư lễ tro, có đoàn quân dữ đi khắp hang cùng, ngõ hẻm. Họ đi để nhắc nhở mọi người trong xứ biết là mùa thương khó đã đến, nhất là đánh động tính hiếu kỳ của đàn bà con trẻ, ra mà xem các tướng quân dữ đang lùng xục tìm bắt Chúa Giê Su ngoài kia kìa. Chúng coi Chúa như kẻ tội đồ, còn làm nhục người nữa chứ, thế có tội nghiệp không! Quân dữ gồm những ai nào? Để xem, ngoài những ông gỉa làm đám quân hung dữ, tay cầm xích, cầm giây, giáo mác, gậy gộc ra, trong đoàn còn có cả những vị thủ những vai đặc biệt như: Quan Phi La Tô cưỡi ngựa đàng hoàng (ông phần Băng đóng). Thầy cả thượng phẩm (ông trùm Chính đóng). Nhưng cặp diễu là vợ chồng Giu Đa (ông Nhạ và ông Thi đóng) (thêm ông Mạnh còn làm Satan với bộ đồ đen, có thêm cặp ngà và cái đuôi) thì không thể thiếu được. Tuần mấy ngày, họ tập trung nhau lại để đi như vậy, nhưng gần ngày lễ thì họ đi thường xuyên hơn. Phần quân dữ, họ chỉ đi với tính cách khuấy động phong trào, để nhắc nhở mọi người và làm cho không khí ngày lễ rộn ràng hơn. Nó không có tính cách lễ nghi, có cũng được, mà không có cũng chẳng sao. Nhưng đã gọi là mở lễ thì để cho nổi đình, nổi đám phải có đoàn quân dữ.
Nói đến mở lễ mà không có phần ngắm nhân tài thì thật là thiếu. Lúc đầu, ngắm nhân tài còn được mang vào nhà thờ để ngắm. Sau lễ hay chầu, cha xứ cất mình thánh đi để tỏ lòng kính trọng thánh thể. Sau đó, người ta mới ngắm. Ngắm nhân tài cũng là ngắm 15 sự thương khó, thế nhưng người ta muốn thi nhau xem ai ngắm giỏi, dài hơi và biết làm đúng các động tác theo lời ngắm, đúng theo nội quy mà đã được hội đồng giám khảo đặt ra. Nghĩa là ngắm thi. Trong ban giám khảo, có người cầm chịch đánh mõ, người phụ đánh trống, chiêng, để sau mỗi câu ngắm đúng thì mõ điểm một tiếng, trống chiêng theo sau, nếu sai thì có hai tiếng mõ liền nhau, và người ngắm phải ngưng ngắm, để người khác lên ngắm. Thường ngắm nhân tài có thưởng, nhưng người ngắm không coi đó quan trọng bằng cái tiếng là người thắng cuộc. Ai ngắm hết ngắm mà không bị lỗi gì thì thắng, khi vừa dứt ngắm, thì chiêng trống nhất loại trổi lên, như sự chúc mừng người thắng cuộc.
Người ngắm trước khi lên ngắm, phải thay áo dài trắng, trọng thể hơn thì đầu phải chít khăn trắng. Khi lên trước bàn thờ phải xưng danh, có người xưng danh theo lối Việt, các cụ thì khoái xưng danh theo lối nho học, cho có vẻ ta đây có tí nho học, đại để như sau: Việt Nam Quốc… Biên Hòa Tỉnh… Đức Tu Quận… Hố Nai Xã… Bùi Chu Xứ… Bắc Hợp Thôn… Tôi tên… Đại diện cho:… Xin ngắm nhân tài, cứ sau mỗi câu đều được điểm trống, nghe rất sôi nổi. Ban giám khảo sau khi nghe xướng danh, thì hỏi người ngắm đại diện cho đoàn thể nào. Sau các thủ tục trên, thì người ngắm bắt đầu. Khi ngắm, đến tên cực trọng thì người ngắm vừa ngắm, vừa phải xuống gối lạy, tên các thánh phải bái. Mà khi lạy phải đi xuống dưới khỏi bục ngắm, dù xuống mấy bậc của bục ngắm, có xa mấy thước, thì giọng ngân cũng không được đứt hơi. Còn bái thì tượng các thánh đặt ở đâu, thì phải quay về hướng đó để bái. Ai quên làm những động tác ấy thì nghe hai tiếng cắc, cắc, tỉnh lại ngay, biết ngay là mình sai và cúi đầu bái để đi xuống, có người lên ngắm hai ba lần mà cứ bị rớt, khiến người tham dự cười ầm. Đấy, đấy là vấn đề được đặt ra, để sau này bề trên cấm ngắm nhân tài, vì nó làm mất đi tính tôn nghiêm ở trong nhà thờ. Sau này, những người thích tổ chức ngắm nhân tài, xin chuyển ngắm nhân tài đến các nhà nguyện, hay là làm một lễ đài lộ thiên để ngắm, nhiều người giỏi ở các xứ lân cận cũng đến dự thi khi nghe nơi nào mở lễ. Tuy đã chuyển ra ngoài khu vực tôn nghiêm, ngắm nhân tài cũng không được giáo quyền cho phép và ngày nay ngắm nhân tài bị cấm hẳn. Ngắm nhân tài chỉ còn được nghe như là chuyện cổ tích. Bản thân tôi cũng được tham dự một vài lần ngắm nhân tài những ngày còn nhỏ, trong thành phần hiếu kỳ. Lúc đó, đầu óc còn thanh thản, chưa biết gì, chỉ thấy hay hay nên tò mò đi coi ngắm, và vui nhất là để bình luận về những người dự thi, hơn là để ghi nhớ.
Ngày nhỏ, tôi còn được nghe một câu chuyện vui về chuyện ngắm nhân tài. Xin kể lại luôn kẻo tôi lại quên mất. Chuyện chẳng biết có thật hay không thì tôi không xác nhận được. Chỉ nghe các cụ kể lại và tôi nghe hớt được thì xin kể lại, âu cũng là để đóng góp một chút tư liệu vào trong bài viết này cho đầy đủ lệ bộ. Chuyện như thế này: Trong một buổi ngắm nhân tài, có một người lên ngắm, ông ta ngắm thuộc vào loại có hạng ở trong xứ, và thuộc loại nổi tiếng ở trong vùng. Thế mà hôm đó, ông tham dự ngắm, ngắm đến lần thứ ba mà cũng vẫn bị rớt. Ông biết là người cầm chịch đì ông. Lần thứ tư ông lên, ông biết là có cố gắng cũng không thể thắng nổi, nhưng ông tham dự để có dịp mà chửi tay cầm chịch. Vì lẽ đó, ông cũng cố gắng ngắm để đạt cho đến đoạn: Chúa Giê Su phó Đức Mẹ cho Thánh Gio An và ngược lại. Trong câu ngắm đó có câu: Chúa chỉ Mẹ Maria cho thánh Gioan mà nói: Người ấy là mẹ mày. Khi ngắm đến câu này, người ngắm cố kéo dài ra: Người ấy la..a.. à.. à.. à nghe người ngắm cứ ê a, kéo dài câu qúa quy định như thế, người cầm chịch gõ hai tiếng cắc, cắc. Chỉ chờ có thế, người ngắm sẵng giọng như chửi, quay về phía người cầm chịch buông ra hai câu: Mẹ mày. Rồi bái lạy đi xuống, thay áo trả lại ban tổ chức.
Thường trong dịp mở lễ, sau mỗi năm ngắm thì có dâng hạt. Dù không phân chia phái tính, nhưng phải công nhận thường ngắm thì phần nhiều thuộc phái nam, còn dâng hạt thì phái nữ. Nếu ngắm chỉ có một người ngắm, thì dâng hạt lại phải đông người hơn, bốn hay sáu người hay hơn nữa thì tôi không biết, mà trong đội phải hợp rơ mới cùng nhau dâng hạt được, trước khi lên dâng còn phải tập tành đàng hoàng. Vì dâng hạt người ta ngân dài hơi hơn và phải rước tiếp cho nhau để thay phiên lấy hơi, và tiếp bè. Dâng hạt cũng có dâng nhân tài, ở xứ tôi có các bà phần Băng, bà Huấn, bà Sắc vv. Là các bà có giọng tốt khỏe và thường dâng hạt, kể cả dâng nhân tài.,br/> Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, sau mười bốn Đàng Thánh Gía, kết hợp cuộc rước Chúa và Đức Mẹ gặp nhau ở cuối nhà thờ. Rồi ngắm 15 sự thương khó. Cuối cùng là phần đóng và tháo đanh Chúa. Khi cuộc rước kết thúc. Tượng Chúa vác thánh gía được đưa lên cung thánh, người ta kéo ngang một tấm màn lớn để thay tượng đóng đanh vào. Ngoài phía màn nhung, ngắm thứ 15 bắt đầu, người ta ngắm tới đâu, thì bên sau bức màn cũng cứ theo lời ngắm mà làm, khi nghe đến câu quân dữ đóng đanh Chúa, thì cũng có ai đó cũng dùng búa đóng vào thanh sắt nghe chát chúa, như đang đóng đanh thật. Sau đó tượng Chúa bị đóng đanh được dựng lên. Rồi đến phần tháo đanh cũng vậy, phần vụ này thường do hai vị là ông phó Bằng và ông giáo Lung phụ trách, khi đi rước kiệu, hai ông mặc hai cái áo dài trắng, vác theo trên vai hai cái thang tre, mỗi đầu thang cũng được buộc vào một mảnh khăn trắng. Ngắm tới đoạn nào thì các ông làm theo đến đó. Sau đó là phần táng xác Chúa trong hang đá, hang đá được làm ngay trong nhà thờ, một khu vực vòm lá dài như nhà ống, để cho giáo dân xếp hàng vào viếng xác Chúa, thường được gọi là hôn chân Chúa. Xong được các việc, đã mất đứt đi mấy tiếng đồng hồ, mọi người cũng thấm mệt. Đây là lúc tạm nghỉ các nghi thức. Tưởng như mọi chuyện đã xong, nhưng xứ mở lễ thì chưa, người ta còn đang ỳ xèo về chuyện Giu Đa bán Chúa và ông ta hối hận, xấu hổ nên đã tự tử. Đám phụ trách mở lễ, tổ chức thêm một đám ma cho Giu Đa.
Đó là vào những năm cuối Thập niên 60 vào đầu Thập niên 70, tôi không còn nhớ rõ. Thấy nhiều người kéo nhau vào khu Trường học Minh Đức, đối diện nhà thờ xứ đạo. Tôi ra coi và thật là ngạc nhiên. Đi đầu là các ông Giới, ông Yểu, cùng mấy người nữa, tay cầm mấy cây khoai mì gỉa làm đàn Nhị, hay còn gọi là đàn cò ke, tay đưa qua, đưa lại như người kéo đàn thật. Rồi còn các ông khác cũng nghiêm túc đóng các vai được giao như: Ông Giáp Biểu làm thầy cả, ông lấy giấy bao xi măng, dán lại nhiều lớp, cho dầy, cho cứng, rồi cắt ra theo hình áo lễ kiểu rất cổ. Bây giờ, chắc chẳng có cha nào còn mặc loại áo ấy nữa, nó như cái áo tơi mưa nhưng ngắn, hai vạt bầu, chung quanh mép áo có thêu viền, ở giữa có cái lỗ để mặc vào người, hai bên nách hở, không có tay, nghĩa là chỉ có thân trước, thân sau, nên mặc vào trông cũn cỡn lắm. Đầu ông đội cái mũ vuông cũ, vuông nhưng có ba cánh thẳng bên trên, giữa đỉnh có cái chỏm nhung, chắc mũ mượn của cha xứ, bình xông hương ông làm bằng lon sữa bò, trong bỏ tro, lắc qua, lắc lại tro rơi vung vãi như xông hương vậy. Ông được trang bị như vậy để đứng ra chủ tế lễ đưa ma cho Giuda. Kìa còn ông phó Khương nữa chứ, tay cầm một danh sách dài lắm, cứ các chức sắc trong xứ mà xướng danh, nào ông chánh này xin một lễ misa cầu cho Giuda phải sa hỏa ngục, ông phó nọ, bà trùm kia, ông cố, ông nhiêu, ông nhang, ông điểm, ông hào, ông bạ, ông giáp, ông phần, ông trương, ông bạ, ông ký, ông giáo, ông phán, ông thông, ông qũy, chẳng còn vị nào mà ông quên, khiến bà con cười ầm. Đám ma Giuda thì cỡ khoảng 15 phút hay hơn tí chút là xong. Nhiều nơi còn làm thêm vườn địa đàng với cây thiện ác, qủy dữ và con rắn cám dỗ bà Eva, chỗ tôi có ông Kính do khéo tay ông lấy đất sét để làm những hình này. Riêng về Giuda nhiều người còn cẩn thận, lấy củ chuối đẽo thành cái đầu Giuda, để làm thành hình nộm treo lên trên cây như người tự tử thật. Họ cũng tháo xuống và sau lễ thì dục đi. Đám ma thường là buồn đến não lòng, nhưng đám ma Giuda thì ngược lại, vui như hội vì người ta diễu chứ đâu có thật. Nhìn các vai diễn chỉ buồn cười chứ có ai trong họ trang nghiêm thật sự đâu?
Xong được tất cả các nghi thức phụ. Vào suốt ngày Thứ Bảy, các khu, xóm đoàn thể thay phiên nhau đi viếng xác Chúa. Ngoài đường, từng đoàn rước tang phục trắng xóa, với kèn, trống, cờ phướn, rồi đèn, nến, hương, hoa, nhất là nả, những mâm nả gạo nổ trắng tinh như bông, trên rắc hoa trông rất đẹp, được các em nhỏ mặc áo dài trắng, đầu chít khăn tang trắng, cung kính đội trên đầu, mang đến để đổ vào chung quanh tượng Chúa, cho các em nhỏ, sau khi hôn chân thò tay bốc một nắm, để khi ra ngoài ăn lấy phước. Sự viếng xác nhộn nhịp suốt ngày, cho đến chiều tối, người ta mong chờ nghi thức chính của Lễ Phục sinh vào tối Thứ Bẩy, người người vui mừng sau một ngày viếng xác Chúa, ai đó trong ban tổ chức dõng dạc chính thức tuyên bố: Chúa đã sống lại. Chúa đã sống lại. Trong cùng lúc đó, tiếng chuông trống dòn dã reo vui khắp giáo xứ chuẩn bị cho đại lễ mừng Chúa sống lại vào lúc gần nửa đêm với các nghi thức kéo dài hơn một gìờ đồng hồ. Người người lại tề chỉnh, lũ lượt cùng nhau kéo đến nhà thờ dự lễ đêm, Lễ Phục Sinh, trong niềm hân hoan của toàn xứ đạo. Những sự việc xưa còn hiện rõ trong tôi, vậy mà đã mấy chục năm trôi qua rồi. Nhanh thật!
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net