android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Kể tiểu sử Xóm Lò than.

27-1-08.

Trần Văn Qùy. (Chiến) 

(Trong bài viết vể ‘Sơ lược tiểu sử của Giáo Xứ Bùi Chu.’ Tôi có kể đến ngoài người Miền Bắc di cư, Bùi Chu còn có cỡ hơn 1 hay 2 phần trăm là người dân Nam bộ, họ sống ở đây trước khi có người miền Bắc di cư, nay có bạn Trần Văn Qùy, một trong số những người đó, thuộc thế hệ thứ hai đóng góp bổ sung về sự thành hình của xóm, Xin trân trọng cám ơn bạn Trần Văn Qùy, cùng xin giới thiệu đến qúy bạn đọc đồng hương bài viết của tác gỉa Trần Văn Qùy) 

Tôi có cơ may đọc trên mạng Bùi Chu Mến Yêu, do không có điều kiện nên kể là hơi muộn. Cũng do tò mò, tôi đã đọc trong mục Bùi chu ngày xưa của anh Trần Văn Minh nói về sự hình thành và phát triển của ấp Bùi chu, từ Năm 1954 cho đến ngày nay. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên ở xứ này, vì là thế hệ thứ hai nên chỉ nghe những gì người lớn kể lại. Sau này khi lớn lên mới tìm hiểu thêm nên biết rõ những sự kiện tiểu sử hình thành ở ấp này.

Xóm tôi ở là xóm lò than (khu Tây lạc), do ở đây nên tôi có trách nhiệm bổ sung những gì mà trong bài viết của anh Minh còn thiếu, như một sự đóng góp nho nhỏ của mình để tri ân những người đi trước, đã có công tạo dựng khai phá, để hình thành một xóm, thôn, trong một ấp.

Theo tôi được biết, khu chúng tôi ở có tên Tây lạc là do cha Đaminh Lương Trí Thức đặt cho. Ngày đầu, khi nghe tên này, chúng tôi nghĩ là dân Nam bộ chúng tôi đã bị kỳ thị gì chăng đây? Vì cũng do tính thiệt thà của dân Nam bộ, cho rằng người ta coi chúng tôi là dân miền Tây đi lạc! Sau do giải thích tên này là sự kết hợp những chữ ghép từ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với hai tĩnh từ kép Hòa Bình, Hợp Lạc mà thành tên 4 khu. Và tên này cũng được đặt là để những người di cư nhớ quê hương gốc ngoài miền Bắc. Sau này có dịp ghé thăm quê hương, tôi cũng đã được biết những thôn xóm mình đã mang tên, trùng với tên của những khu xóm thuộc Giáo xứ Thức Hóa miền Bắc thiệt, mà cha cố Đa Minh đã từng trông coi trước khi di cư vào Nam (xứ Thức Hóa cũng có các khu như sau, Đông bình, Tây lạc, Nam hòa, Bắc hợp v.v).

Giờ xin kể về tiểu sử Xóm lò than được hình thành như sau. Đầu thập niên 50 có một số dân ở đồng bằng sông Cửu Long bỏ quê đến Sài gòn làm ăn, nhưng do đã quen sống nơi vùng thôn dã, không mấy người phù hợp với đời sống nơi thành thị, nên họ lại nhảy tàu lửa mà đi tới Ga Mới, ga này nay là ga Trãng bom, Ngày đó có cổng đi vào ga là cổng Quốc gia lâm viên khi nơi đây còn là rừng. Còn tại sao lại gọi là Ga Mới, thì tôi được nghe Bố tôi kể lại, vì dân chúng đã quen gọi ga Biên hòa là ga củ, nên khi Trảng Bom lập thêm ga nên dân gọi luôn là Ga Mới.

Họ dừng chân ở ga này để làm ăn sinh sống, chủ yếu là khai phá lâm sản, họ làm nghề chặt cây đốn củi, bán cho xe lửa, cũng xin nói rõ, vì ngày đó xe hơi (ôtô) còn ít lắm, nghe đâu một tuần mới có 1 chuyến công voa ‘convoy’ (từ này là chữ Tây mà người viết không biết tiếng Tây.) Chạy từ khu đồn điền lên tỉnh. Cũng có một số người đến khu vực mà nay gọi là Bùi Chu mà ở trước đó, cho đến năm 1954 người Bắc kỳ di cư và định cư ở Bui chu, thấy có người ở vui hơn, nên họ lại cùng kéo nhau xuống xứ Bùi chu để cùng sống chung với di dân. Và họ chọn nơi có đường xe be và coi như cửa rừng mà ở. Đó là chỗ mà chúng tôi hiện đã ở từ ngày đó cho tới hôm nay.

Tôi còn nghe Bố kể là người xóm tôi, do biết khai thác cây rừng, nên còn được giao thầu xây dựng làm nhà cho cha xứ, những ngày đầu thành lập giáo xứ, vì xứ này ngày xưa cây gổ rất nhiều. Ra khỏi nhà đã là rừng. Những căn nhà mới làm để che nắng mưa, tạm bình ổn định chỗ ở, nên nhà cũng đơn sơ, mái được lợp bằng lá buông, cột kèo bằng cây gổ cắt ở trong rừng, một căn nhà có gía khoảng 600 hay 700 đồng (hay một ngàn gì đó), Thấy đời sống tạm ổn, dân trong xóm mua xe về để vận chuyển lâm sản và từ đó họ đã chọn nơi này làm nơi ở vĩnh viễn..

Nhắc đến xóm này tiên khởi phải nhắc đến Bà Nội. Vì cả lủ nhóc chúng tôi đều gọi là bà nội.(bà này tôi không biết tên, chỉ biết bà là  Mẹ của ông ba Xình, ông năm Mạnh, bà tư Hui) Bà nội gói bánh lá dừa rất giỏi, gói rồi bán cho con cho cháu, đứa nào có tiền thì mua, mà đứa không tiền thì Bà cũng cho, đâu nỡ để con cháu chịu thèm, vì lủ nhóc chúng tôi đều là cháu bà.  Những người thuộc thế hệ thứ nhất ở đây, nay chỉ còn lại rất ít, những vị này, nay chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay (hình như chỉ còn ông năm Hảo và bà mười Gia mà thôi). Còn lại tất cả đã ra đi đoàn tụ với ông bà (trong đó có cả Ba Mẹ của người viết). 

Kế đến là Bố Mẹ tôi, vốn là người gốc Rạch giá, người trong xóm gọi là ông bảy Bịnh, vì ông thứ Bảy mà khi lên ở cái xứ này, chung quanh toàn rừng là rừng, ngày đầu chưa khai phá, nên sơn lam, chướng khí bao phủ, không chịu được khí hậu lạ và thay đổi bất thường, nên ông hay đau yếu, người ta thấy ông hay bịnh nên gọi là ông Bảy Bịnh, gọi riết quen rồi thành tên ông luôn.

Rồi đến gia đình ông ba Xình, gia đình ông năm Mạnh, gia đình bà tư Hui, gia đình ông ba Mách (ông này là dân võ nghệ, người rất cao to), gia đình ông năm Hảo, Gia đình bà Năm là mẹ của các ông tư Dzách, ba Bá, bảy Mắt, tám Lắm, chín Lem, mười Luốc. Gia đình bà Hai mẹ của ông hai Kẻn. Gia đình ông sáu Lợi, gia đình ông hai Tường, gia đình ông sáu Kiết và gia đình ông bà Út, mà dân thường gọi là ông Út xe thổ mộ, là ba má của các ông Hai Tý, giáo Tập, tư Luật v.v. Còn một số gia đình nữa họ đã ra đi khi tôi chưa khôn lớn, nên tôi không biết, giờ ai có biết thì xin bổ sung dùm, còn riêng tôi biết gì thì viết nấy.

Sau này, có một số người mang nghề hầm than từ Miền Tây lên, họ đắp một số lò hầm than trong xóm, nên dân trong ấp mới gọi xóm tôi là Xóm lò than. Mong đóng góp tí trí nhớ của mình cho thôn ấp, (xin nhớ, bài này tôi chỉ xin viết về xóm lò than Tây lạc, chứ không có viết gì về xóm lò than Nam hòa)

Thôi cũng xin có vài dòng hoài niệm về khu xóm đã cưu mang và nuôi dưởng tôi khôn lớn. Xin tri ân các bậc tiền nhân, những người tiên khởi đã lập khu xóm này. Mong các cụ ở nơi vĩnh hằng luôn luôn phù trợ cho các con cháu. Thay mặt thế hệ thứ hai chấp bút xin kính nhớ.

Bùi chu Ngày 27/1/08.

Trần Văn Qùy.
              

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net