android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Cho tôi lại ngày nào (3)
( Tiếp theo phần 2 )
Ở Bùi Chu, thời chúng tôi còn nhỏ.
. Nói tới nuôi cá, chúng tôi đều nghĩ tới ao cá của ông Trùm Bân. Còn nói tới trái cây hẳn bạn nghĩ ngay đến vườn cây ăn trái nhà ông Trùm TạmNghe cái tước đi đầu cái tên của các vị, hẳn bạn cũng hình dung được sự đạo đức của họ. Nhân một mùa phục sinh, năm nào thì tôi chẳng thể nào nhớ cho nổi, nhưng tôi lại không thể nào quên được có một mùa phục sinh như thế. Đang thơ thẩn chơi với nhau, tôi, anh Rụ, anh Kiều. Chẳng biết ai nảy ra ý kiến kiếm cái gì bỏ miệng cho đỡ buồn. Trời về mùa phục sinh vào tháng hình như nóng nhất trong năm vì nắng. Cái nắng chang chang, nắng của Tháng Ba, Tháng Tư. Nắng gay với mưa. Nắng hết cỡ, như trời đem hết nắng còn sót lại của mùa nắng ra mà nắng, để còn chuyển qua mùa mưa. Anh Kiều rủ đi ăn trộm ổi về ăn chơi! Tôi bàn ra nên nói họ chửi chết! Anh Kiều vốn hay nghĩ và nói ngược đời một tí nên nói lại:
- Mẹ mày ngu, mùa này họ xưng tội cả rồi, nên đâu có ai dám chửi mình. Nghe hay hay, chúng tôi đi ra suối men theo bờ bụi quanh co để tìm đường đi ăn trộm ổi thật.
Ăn trộm thì có trường lớp nào dậy đâu! Nhưng chúng tôi biết là việc chúng tôi làm là không chính đáng, mà đã không chính đáng thì chúng tôi phải đi đứng lén lút, mà lén lút tức thì phải tìm đường gai góc mà đi. Trong khi đi cũng phải dòm chừng thiên hạ nữa chứ! Để tránh mặt hết mọi người, kể cả con nít. Ấy đã sợ vậy đấy, mà gỉa dụ có gặp đứa con nít nào nó thấy, dám dọa lại, mày mà nói cho ai biết, mày chết với tao. May cho chúng tôi trên đường đi, chẳng phải gặp một ai cả. Đến được mục tiêu, chúng tôi đứng bên này ao, anh Rụ tình nguyện đi thám sát. Anh lội qua ao, đi vào trong vườn, lom khom đi dòm từng gốc ổi. Tôi với anh Kiều đùa trông cũng giống ăn trộm đấy nhỉ? Một lát sau, anh đi ra nói chẳng có gì. Chúng tôi rút quân. Lang thang đi về gốc cây Lục Vừng ngồi nghỉ. Ngồi chuyện trò chúng tôi nói:
- May mà mình không phải phạm tội! Một đứa nói:
- Tội gì?
- Thì tội đi ăn trộm ổi chứ còn tội gì.
- Mẹ có vài trái ổi ranh mà tội với lỗi gì.
- Vài trái ổi ranh! Mày thử tưởng tượng chuyện cái trứng gà chưa? Cái trứng nở ra con gà. Con gà đẻ ra một rổ trứng. Rổ trứng nở ra cả bầy gà. Mấy chốc mà trở thành triệu phú.
- Mẹ vậy chắc trái ổi ương ra hàng nghìn cây, chắc ra rừng ổi rồi thành tỷ phú mất.
- Cần gì phải ương, qủa ổi chín ông ấy bán rồi mua cái vé số, trúng một triệu dễ dàng.
- Thế theo chúng mày mình có tội không?
- Tội gì mà tội, chúng mình có làm gì đâu nào? - Theo tao chúng mình đều có tội, này nhé trong kinh cáo mình đấy, chúng mày đọc hàng ngày, có còn nhớ không? Phạm tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Mình phạm ráo cả rồi, làm sao mà lại không có tội.
- Nói như mày, đến thánh cũng chẳng thoát tội!
-Ôi thôi đi mày, đừng có lo vì Đức bà bầu chữa kẻ có tội mà, với lại Nếu Chúa cũng chấp tội Chúa ơi! Ai sống nổi.,br/> - Vậy mùa phục sinh mà hai thằng mày xưng tội chưa nào? Chuyện con nít, chúng tôi cứ lan man tưởng tượng để nói vung tí mẹt về những chuyện vô thưởng vô phạt. Đấy, chuyện đi ăn trộm của chúng tôi nó như thế đấy!
Giờ, không biết đám trẻ con bằng tuổi chúng tôi ngày ấy có còn chơi quay không? Tôi nghĩ có còn thì cũng ít lắm, vì giờ kiếm đâu ra cây, kiếm đâu ra những con dao rựa, tìm đâu ra những con dao quắm. Sợ nói tên dao ra, chưa chắc các em nhỏ đã biết chúng. Mà gỉa dụ có những thứ đó, chưa chắc các em đã biết đẽo. Ngày đó, rừng còn nhiều lắm. Đi đâu cho xa, vào ngay sau chỗ nghĩa trang xứ đạo bây giờ, hay vào sau chỗ nhà ông xã Am, nhà Thám hoa bây giờ đã có rừng rồi. Tìm cây Sầm, hay những loại cây nào cứng, thật cứng để mang về đẽo quay. Con dao rựa hay dao quắm, nặng và sắc cứ từ từ cầm cả dao và cây đập mạnh xuống cái kê cứng. Lưỡi dao ngọt sắc, đi ngọt sớt, nghe sồn sột, cắt cái cây theo ý ta để làm cái đầu con quay như cái nón đều đặn. Rồi cái thân quay, cái chân quay, đều thật đều. Nhiều anh còn lấy mảnh sành chai gọt cho con quay thật nhẵn, cân đều để quay không lắc, quay tít, quay lâu, tiếng trong chúng tôi gọi là quay ngủ, quay không nhảy khập khiểng. Đóng cái đinh đúng ngay tâm của chân quay, tìm được khúc giây nữa là đủ đồ chơi rồi. Nói thì nghe vậy chứ tôi đâu có biết đẽo quay đâu! Muốn có con quay cứ phải nhờ anh Rụ đẽo cho để có mà chơi với bạn bè. Có con quay rồi mà kiếm sợi giây cũng đỏ con mắt, mê qúa dám rút giây rút quần ra để chơi lắm.
Chơi quay phải có bạn, để quay mình có bị chết, nó cứu ra ngay, không có nó vào hùa, nó hầm quay mình rục xương luôn. Tay nào đẽo quay giỏi, nó mang hai con quay đi chơi, hễ bị hầm, nó bỏ con quay cùi vào, còn khi chọi nó bỏ quay chiến ra chơi. Cũng phải kể lại cách chơi quay một tí chứ nhỉ. Khi có ba bốn tay có quay, để khởi đầu gọi là đồng quay, anh nào mà quay sống lâu thì được quyền ưu tiên không phải bỏ quay vào vòng. Cái vòng được ai đó vẽ, to nhỏ tùy. Cái vòng coi như nhà tù, ra khỏi vòng mới có quyền chơi. Những anh chủ của những con quay chết trước, đặt quay vào giữa vòng, chân quay chụm vào với nhau. Người có quay còn sống ưu tiên chọi quay vào, muốn cứu ai thì đánh quay làm sao để quay mình hất đưa quay của người ấy ra khỏi cái vòng oan nghiệt ấy. Khi các con quay đã ra hết, con quay còn lại cuối cùng thì bị gọi là hầm. Quay hầm bị tất cả các con quay khác nó chọi. Có con quay qúy của mình, giờ nhìn chúng nó chọi, nó bổ, nó hầm, nó làm tình, làm tội, với những nốt đinh đóng sâu vào thân quay, cũng làm cho chủ quay cảm thấy con tim đau đớn lắm! Thế nên nếu không có bạn, chúng nó hầm cho cả tiếng đồng hồ. Buồn cũng muốn khóc luôn!!
Giờ lại nói đến cái thủa mà người ta gọi là: Làm ăn trông lên. Đó là chơi diều. Diều có nhiều loại lắm, sàng sàng như bọn con nít chúng tôi thì chỉ có mấy tờ giấy trong vở xé ra, hoặc tờ giấy báo cũ, kiếm miếng tre làm càng để dán vào, rồi xé giấy làm đuôi, thả quanh khu sân trường, sân nhà thờ hay sân banh. Gió ít thì cứ phải chạy suốt cho diều nó bay. Những người lớn họ làm diều công phu lắm. Làm khung phải vót nan, nan dọc, nan ngang, uốn cong, uốn thẳng sao cho cánh diều đón gió mà không chao đảo, nó đứng hàng tháng trên không, đón gió muôn chiều để đổi hướng. Bộ giây diều cũng là một bộ phận quan trọng, nó phải bền, dài để chịu được sức nặng của diều, sức kéo của gió. Trên diều còn bộ sáo tre nữa, tiếng vi vu lúc bổng, lúc chìm ru hồn người chơi diều bay bổng theo cánh diều bay. Ở quê tôi ngày ấy, nói tới diều là phải nói tới ông Quỷnh, ông Liễm. Trong hai ông thì ông Quỷnh hơn. Thi thoảng chúng tôi mới được xem lúc họ đâm diều. Một người cầm diều hứng gió, một người cầm giây. Họ chuẩn bị sẵn đứng đợi cơn gió mạnh, đợi tiếng hô, người nâng diều lên rồi phóng mạnh diều lên không trung, người cầm giây chạy ngược chiều gió để tăng thêm sức gió, cho diều bốc cao lên, tay cứ thả giây từ từ. Nếu thấy diều hơi hạ xuống thì lại giật giật sợi giây để lấy thêm gió cho diều lên cao thêm. Khi đã thả hết giây, và diều đã đứng im để hấng gió trên cao rồi, thì chủ diều cột giây vào cột hay cây mà ngẩng đầu lên nhìn diều thích thú, bởi đó mới có câu: Làm ăn trông lên. Để chỉ những người chơi diều.
Ngày bé, tôi hay nghe lóm được các người lớn nói chuyện với nhau về diều, những con diều xa xưa nơi quê hương các cụ ở ngoài Bắc. Sau những vụ gặt, thời gian rảnh rỗi còn lại trong năm, người ta nghĩ ra nhiều cách giải trí, trong đó có cách chơi diều. Vui vui nên có cụ kể, có con diều bay cao lắm, diều bay cao nên diều cũng sợ, mà diều sợ, diều cũng lôi tên cực trọng ra diều kêu, diều cứ Giê Su, Giê Su diều kêu suốt. Thì ra đó là tiếng sáo diều, cây sáo nhất, lớn như cái cổ tay gặp gió mạnh nó cứ vi vu, vi vu vọng xuống trần ai được các cụ nhà ta phiên âm thành Giê Su, Giê Su từ trời vọng xuống.
Cũng vẫn ngày đó, xe đạp hiếm lắm, hiếm lắm nên nó cũng qúy lắm, qúy lắm. Đã có vị dám tuyên bố hẳn rằng: ai mượn vợ thì cho còn xe thì không, nhất định không. Cũng có các vị xe đi đâu về làm hẳn cái đồ treo sẵn lên mái nhà để treo cái xe đạp. Đi xe cũng phải nương xe dữ lắm. Ai đã nhìn cảnh các cụ đi cái xe ngày ấy mới thấy các cụ qúy xe. Các cụ nâng cái xe ra khỏi nhà, lấy kẹp, kẹp cái ống quần lại, rồi hạ chân chống xuống, một chân bỏ lên bàn đạp, chân còn lại đẩy để lấy đà, khi xe đã có đà mới nhẹ nhàng nhảy lên xe và đạp cho xe chạy. Khi đi đã vậy, khi ngừng lại các cụ cũng nhảy xuống hãm phụ với thắng xe. Muốn quay xe lại, các cụ nhấc bổng xe lên rồi xoay đầu xe lại. Về đến nhà, lau chùi cẩn thận rồi treo xe hổng lên cho bánh xe không chỗ nào phải chiụ lực cả.
Đấy, các cụ qúy xe như vậy lấy đâu ra xe để tập. Cũng may, có nhà ông Khảm có hiệu chữa xe đạp ở khu chợ cũ Bùi Chu, chuyên lắp ráp bán xe đạp và đặc biệt cho thuê xe đạp nữa. Cứ một giờ mấy đồng, mấy đồng tôi không còn nhớ nữa, nhưng nó là chỗ cho chúng tôi có thể mướn xe về tập. Cứ thay nhau, một thằng giữ, còn một thằng ngồi tập lái. Tập lái xe đạp thật mỏi cái mông và cái eo, vì để giữ thăng bằng, chúng tôi không biết điều khiển tay lái lên cứ ưỡn ẹo thân mình để lấy thăng bằng, mà càng ưỡn ẹo, càng làm mất thăng bằng, nên thằng giữ xe cũng không giữ nổi để xe đổ xuống. Thắng không biết thắng, cứ ủi vô hàng rào hoài hoài. Nhưng cũng chỉ thời gian sau, là chúng tôi cũng chạy được. Có nhiều kiểu chạy. Xe cao chúng tôi luồn chân qua khung, một tay ôm khung xe, còn một tay lái, còn leo lên thì cái chân đạp không tới, cứ phải đảo thân qua lại liên tục. Gía mà có xe khung đầm thì đỡ qúa, cứ việc ngồi bệt lên khung dưới khỏe re.,br/> Một buổi tối giao thừa năm hồi ấy. Đường xá vắng hiu. Tôi, Khuất, ai nữa nhỉ? Mấy thằng vớ được cái xe của ông Ca, Đinh Viết Ca, ông đến nhà Khuất nhậu. Để cái xe trước nhà, Khuất mượn dắt ra đường rong ruổi chơi đêm giao thừa. Ba bốn thằng leo lên cái xe đạp, đạp lên chỗ gần nhà ông Dụng thì xe bị cụp vành, phải vào năn nỉ nhà ông Dụng chữa dùm. Tức cảnh sinh tình, chúng tôi liền đổi lời bản nhạc (Phiên gác đêm xuân) của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, với câu: Đón giao thừa, một phiên gác đêm. Mừng xuân đến súng xa vang rền. Thành: Đón giao thừa mình đi chữa xe, vành nó méo cứ hay chạm dè. Đấy cũng là một kỷ niệm xuân ngày còn nhỏ của chúng tôi. Ôi. Cái tuổi con nít mà được cho ăn sao mà sướng thế. Cứ nghe cụ Nguyễn Vỹ tả thằng cu Tí (?) được ăn miếng miến, thấy nó được ăn, nó sung sướng đến bậc nào! Nghe cũng đủ biết cái thủa xa xôi ấy, miếng ăn nó hiếm nên cũng qúy biết là dường nào? (Mới thả miếng miến vào miệng chưa kịp luốt nó đã chui tuột xuống đến củ tỷ.) Bây giờ bọn trẻ con sướng lắm, sướng hơn thời bọn tôi rất nhiều lần. Thịt thà ê hề, bánh trái đủ cỡ mà lại đa dạng nữa. Nước còn khiếp hơn, nào Coca, nước ngọt, trái cây, nước yến, còn thêm nước bí đao, bò húc nữa chứ, làm sao mà tôi có thể kể hết ra đây. Vậy thời chúng tôi thì sao nào?
Ngày nhỏ, không có tiền, tuổi hay ăn vặt, bọn tôi phải đi tìm cái mà ăn, nên có những buổi trưa, cả bọn rủ nhau vô rừng tìm hoa trái, từ những cành bứa xanh non, nõn là bẻ ra bỏ vô miệng, cái vị chua sao mà dễ thương thế nhỉ? Cứ từng đoạn ăn dần dần, rồi những cái lá non mơn mởn, đều được anh em ăn ngon lành. Những trái hồng tiên vàng ươm, có vị vừa chua vừa ngọt, cứ lần theo giây mà hái, vẫn còn thèm thì hái cả những trái còn xanh ăn cũng được nhưng chua hơn và không ngon bằng. Rồi dâu gia rừng, trái cò ke, trái mây ăn xong cái lưỡi đen xì, trái bứa, soài múc ngọt lịm, trái gùi, táo giai chua chua, chat chát, trái cà na, trái xim. Gặp gì hái nấy, ăn không hết thì cũng mang một ít về cho các em ở nhà.
Chiều chiều, buồn mồm buồn miệng, lang thang vào khu nhà ông Thủ Điều, nay là nhà ông Khoản, xem họ làm bún, nhìn cục bột trắng phau nằm trong cái thau nhôm cứ được ngắt ra từng cục như cái đùi người lớn, rồi bỏ vào trong cái ống khuân, ở dưới được đục những lỗ tròn, người ta lấy một khúc cây tròn bằng với cái khuân, trên đặt một cần dài, rồi hai ba người đánh đu lên để ép cho cục bột chui qua lỗ dưới đáy khuân thành những sợi bún dài, chảy xuống nồi nước đang đun sôi bên dưới, cho sợi bột chín thành bún. Những miếng bột không chiụ chui qua lỗ khuân, mà chen vào kẽ hở khác cũng rớt xuống nồi, chín được vớt ra với dủ mọi hình thù được bỏ riêng ra, đó là những cục bột luộc, họ cho đám trẻ con chúng tôi ăn, cũng được. Đỡ buồn miệng chứ ngon lành gì, nhạt thếch.
Có cả những lúc sang nhà thờ chơi, vào nhà ông Trùm Am xem làm bánh lễ, cũng chờ đợi được cắt bánh lễ trong khuân, để xin những phần rìa của bánh, cái này ngon hơn ạ, vì nó được làm bằng bột mì, và con được ép nướng nữa chứ, ăn thơm và nhất là có mùi nướng làm tăng khẩu vị. Còn những thức ăn phải có tiền mới mua được thì sao? Chỉ nói cái cây cà rem thôi, cà rem thôi nhá. Giờ thì kem cây, kem hộp, kem dừa, kem trái cây, kem bảy, tám, chín, mười, mười một mùi gì cũng có. Nhiều đến độ người ta phải đặt thêm tên rất lạ cho kem, để kem hấp dẫn người ăn. Những ly kem còn được trình bày cho đẹp, cho bắt mắt, màu sắc hài hòa, mùi vị thơm tho, ly đựng cao cấp bằng thủy tinh trong vắt, đã thế, trên ly kem còn cắm thêm cây dù màu nhỏ xíu để làm cảnh nữa, nhìn qua cũng đủ thấy mê ly, rụng rốn rồi. Chúng tôi ngày ấy thì xa vời vợi, xa tít tắp nghĩ thôi cũng chẳng thể nào bắt kịp được bọn trẻ ngày nay. Chẳng gì cũng 50 năm rồi chứ còn ít ỏi chi đâu! Năm mươi năm cũng hẳn là một đời người đứt đuôi con nòng nọc, Một thế hệ đã đi qua.
Trịnh Công Sơn cũng đã có câu: Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi… nhìn lại mình đời đã xanh rêu. Mà xanh rêu thật, nhìn bọn trẻ con, rồi cháu mình, thấy chúng xanh non mơn mởn, thì mình xanh rêu là cái chắc. Kem ngày ấy là kem thùng ướp đá, kem cây cũng có nhưng ít hơn. Kem thùng như cái bánh khảo, dẹp và dài, ai mua người bán kem mở nắp thùng lấy ra một thanh, mua nhiều hay ít tiền thì họ dùng dao cắt cho một miếng, rồi dùng que tre cắm vào đưa cho mình, chẳng biết đắt hay rẻ, nhưng mình không có tiền, mà thèm qúa, cứ phải lẽo đẽo theo thằng có kem xin mút một cái cho đỡ vã. Gặp thằng kẹo thì đừng hòng nó cho mút, còn đứa thảo nảo thì nó cho mút, nhưng mút phải nhanh, chứ mút lâu qúa mòn hết kem của nó. Chẳng vậy mà có thằng cho bạn mút kem nhờ, nó thèm quá, không chịu nhả ra, thằng chủ kem tiếc của rút cây kem ra, miệng nó không chịu há, cây kem nằm lại trong miệng nó, còn thằng chủ kem chỉ còn cầm được cái que tre! Thằng chủ que kem khóc ầm ăn vạ bắt đền thằng kia, cuối cùng, cả hai thằng phải kéo nhau về nhà mách bố mẹ phân xử dùm. Để còn bồi hoàn cho nó.
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net