android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Cha mẹ có muốn cho con học giỏi không? Thụy Miên.

18-4-08. 

Một câu hỏi thật ngắn gọn nhưng khó trả lời tùy theo cách nói nhanh chậm, hoặc khác cung giọng trầm bổng,  nó cũng thay đổi theo bộ mặt cung kính hay giận dỗi.

 

Chúng tôi có một đứa con gái út, năm ngoái cháu học lớp mười một. Có một hôm, tôi thấy cháu ít chịu làm việc nhà mà cứ ngồi trong phòng, trên bàn có vài cuốn sách và máy vi tính thì mở, tai thì đút ống nghe nhạc. Tôi bèn gọi cháu ra và bắt phụ mẹ cháu rửa chén. Với bộ mặt khó chịu vì bị rời khỏi bàn học nhưng phải đứng dậy khỏi bàn học, cháu đã hỏi tôi câu hỏi:

Ba mẹ, có muốn con học giỏi không?

Tôi chợt cảm thấy chua xót cho thân phận của mình, vì cách nay bốn mươi năm về trước tôi cũng đã nói câu nói tương tự với mẹ của tôi nhưng với giọng nói khẩn khỏan, van xin và nài nỉ:

Mẹ có muốn con, thi đậu Tú Tài năm nay không?

Ngày ấy nhà ba mẹ tôi thuộc tầng lớp nhà nghèo, đi học về tôi phải ra ngoài nghĩa địa để cắt rau về thái cho heo ăn, kín đầy hai phuy nước và tắm cho một đàn heo nuôi bán thịt. tôi không dám kể là tôi kiêm luôn việc cơm nước cho gia đình, giặt quần áo. Các việc thông thường như thế mà nó chiếm hầu hết thời gian mà tôi ở nhà ngoài những giờ học ở trường học. Chắc mọi người cũng đoán ra tôi là con trai cả trong gia đình. Thật vậy, tôi có năm đứa em nhỏ chẳng biết làm gì cả và hơn thế nữa bố tôi thì có đuợc bằng tiểu học và mẹ tôi cũng biết đánh vần tiếng Việt. bố mẹ tôi thật ra thì thấy tôi học được tới lớp đệ nhị thì cũng hãnh diện với xóm làng, nhưng ba mẹ tôi đâu hiểu rằng tôi càng học lớp lớn thì tôi cần có nhiều giờ để học. Việc nhà thì cứ đổ lên đầu tôi vì tôi là lớn càng phải làm nhiều, các việc nặng nhọc để giúp đỡ ba mẹ. ba mẹ tôi đã quên mất cái học của tôi hay nói khác hơn là có biết gì đâu về cái học mà miễn trừ cho tôi khỏi phải làm việc nhà.

 

Học tay nghề thì chỉ cần mắt, thấy tai nghe và nhớ lời dặn của thầy cô là có thể làm được rồi. Còn việc học chữ thì khó khăn hơn, mắt đọc sách, tay phải viết tóm lược, đầu óc phải tập trung để suy nghĩ và nhớ những điều đã đọc. Đã thế cái học đâu phải cứ ngồi vào là học được ngay đâu. Ít ra cũng phải mất năm, mười phút thì trí óc mới lắng dịu bởi những tiếng động bên ngoài hay những ý nghĩ vẩn vơ hoặc những lo nghĩ về công việc chính trong ngày. Tôi thường bị gọi để sai việc vặt ngay cả khi đang học thật sự. Đã nhiều lần tôi chán nản chỉ muốn cho thời gian mau chóng qua, đi thi rồi tói đâu thì tới. Nếu kết qủa thi rớt thì đi lính, tôi cũng được gởi đi học khóa hạ sĩ quan, ít ra câp bậc cũng bằng bố tôi chứ đâu có thua gì. Nhưng nếu thế thì cái ý chí phục thù của tôi đâu có còn cơ hội để thực hiện.

Tôi đươc sinh ra nhằm phải ngôi sao xấu số, nên đã bị bệnh đậu mùa để lại những vết sẹo đầy mặt và biến chứng làm hai lỗ mũi tịt dính lại. Trong nhà đã không có người thương, thì làm sao ngoài đường lũ chúng bạn cùng lứa tuổi nó để tôi yên, chúng coi tôi như vật lạ đến từ ngoài hành tinh, chúng ỷ đông chọc ghẹo và đàn áp tôi mỗi khi gặp mặt. Tôi quyết chí học hành để thi đỗ Tú Tài, ít ra cũng đỗ Tú Tài phần nhất để đi lính cũng được dự học khóa sĩ quan trừ bị, để sau này tôi có quyền hành hạ đám lũ trẻ cùng tuổi mải chơi chẳng chịu học.

Tôi ấp ủ giấc mơ ấy đã lâu nhưng chưa hề dám mở miệng xin mẹ tôi cho tôi làm bớt việc nhà để có giờ mà học. Mà không có giờ để học thì làm sao tôi dám chắc là thi đậu được nữa, vì năm trước tôi đã thi trượt một lần rồi. Thế rồi ngày lại ngày tôi vẫn cứ tiếp tục cái công việc đi hái rau heo, kín nước, tắm heo, và mọi việc trong gia đình rồi mới tới việc đốt đèn để học.

Mùa thi đã đến gần, tôi chờ một hôm mẹ tôi vui vẻ, có lẽ là hôm ấy mẹ tôi đã mua ve chai được hời. Tôi đóan có lẽ là thế, vì hôm nay mẹ tôi cứ nhắc đến chuyện mua được một số vỏ đạn bằng đồng ở khu trại gia binh thuộc đơn vị pháo binh. Tôi đành liều đến gần mẹ tôi và tôi chậm rãi hỏi: “Mẹ có muốn con, thi đậu Tú Tài năm nay không?”.

Mẹ tôi nhìn tôi như không hiểu tôi muốn nói gì, mắt mẹ tôi mở to như ngạc nhiên nhưng mẹ tôi đã gật đầu. Tôi bạo dạn thưa tiếp: “Nếu vậy, con xin mẹ cho con khỏi phải đi hái rau, tắm cho heo, để con có thêm giờ mà học vì gần đến ngày thi của con rồi”.

Mẹ tôi im lặng ít lâu, có lẽ mẹ tôi lúc ấy đang tính tóan để giải quyết sắp xếp công việc nhà. Cuối cùng tôi đã được tọai nguyện.

Tôi có một người bạn học cùng xứ đạo, tên là Nguyễn Ngọc Khải, anh đã thi đậu Tú Tài một năm ngoái,  anh xin phép bố mẹ tôi cho đến nhà anh ta học chung, anh ta lớn hơn tôi bốn tuổi nhưng vì học trễ nên chúng tôi gặp nhau ở cùng lớp năm ngoái. Từ dạo ấy mỗi khi đi học về là tôi ôm sách vở đến nhà anh ấy học bài. Tôi đã học được từ nơi anh ta nhiều điều hay lẽ phãi, từ suy luận đến cách trình bày, từ dáng đi đến cách nói chuyện với mọi người, vì theo anh Khải, tôi nói chuyện vô duyên lắm, nhất chưa hề bao giờ nghe tôi nói chuyện với phái nữ vì tôi nhát như thỏ đế vậy. Ngày đi thi đã đến, tôi đến trường thi với một con người mới, tôi đã khác tôi năm ngoái, vì từ tư tưởng đến cách ăn nói chúng tôi giống nhau như lột, ngay cả cái áo chúng tôi cũng mặc chung cho nó hên.

Ấy vậy mà hên thật, tôi đã thi đậu tú tài một năm ấy. Lòng tôi sung sướng không hẳn vì tôi không bị đi lính nhưng còn vì tôi đã chứng tỏ cho bố mẹ tôi thấy sự cho phép tôi được miễn phải làm việc nhà để ăn và học đã đem lại kết qủa đúng như lời tôi đã hứa với mẹ tôi. Tôi tiếp tục thi đậu Tú Tài đôi rồi lên Sài Gòn để học Đại Học cho đến ngày tổng động viên tất cả các sinh viên xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ năm 1972.

 

Đứa con gái của tôi nhìn chừng chừng vào đôi mắt của tôi như đang chờ đợi câu trả lời, đã kéo tôi trở về thực tại.

Nếu tôi trả lời rằng: “Ba rất muốn”. 

Thì nó sẽ nghĩ: À! thì ra ông muốn tôi học giỏi chỉ vì ông muốn khoe với bạn bè ông là ông có đứa con gái học giỏi. Vậy ông hãy để yên cho tôi muốn làm gì, học theo kiểu gì mặc kệ tôi, chớ có xía vào. Hay có thể nó nghĩ: Tôi học đây là học cho ông cho bà chứ đâu phải vì tôi thích học. Bạn bè người Úc trong lớp của tôi chúng nó vừa đi làm vừa đi học tiền sài không hết. Còn tôi, ở nhà học mà ông còn nói, còn bắt đứng dậy rửa chén, phơi đồ.

Nếu tôi trả lời là: “Không muốn”. thì thật trái với lòng tôi mong muốn. Tôi đã cả đời ước muốn cho mọi đứa con của tôi được ăn học thành tài để giúp mình, giúp đời. Tôi đã chẳng quản ngại ăn dành, để dè và đi làm thêm để vợ tôi có thể ở nhà lo công việc nhà, nấu nướng thức ăn cho các con cho có đủ sức, để có giờ mà học.

 

Tôi vẫn chưa biết trả lời cho đứa con gái làm sao, nhưng rồi một  ý nghĩ chợt hiện ra, tôi buột miệng nói theo tiếng nói của lương tâm. Tôi nói: “Tùy ý của con”.

Tôi chậm rãi nói tiếp, con học giỏi là con được nhờ và con không còn khiếu nại là các anh chị được học, còn con thì không được đi học. Khi học thì con nên học hết khả năng của con và cố gắng sửa đổi cách học để mỗi ngày một khá hơn. Sự học đem lại sự bổ ích cho con ngày hôm nay và mai sau. Nhưng con học cũng cần phải có giờ để lo việc vệ sinh cá nhân, việc ăn uống nghỉ ngơi và lo các việc dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa. Một ngày có hai mươi bốn giờ, con đâu có thể học liên tục cả ngày. Chính vì vậy khi con học thì tập trung mà học, còn khi con chơi thì cũng là lúc con có thể làm một vài việc vặt nào đó để giúp đỡ ba mẹ.

Đứa con gái hình như đọc được ý nghĩ của tôi. Nó đi về phía nhà bếp để phụ việc rửa chén. Kể từ đấy trở đi nó biết chia giờ giấc để mà học mà hành, và không còn dám hỏi tôi câu hỏi: Ba mẹ, có muốn con học giỏi không?

Đời là thế có nhiều cha mẹ vì tình thương đã lo lắng cho con qúa nhiều về sự học, và cũng có nhiều trẻ thấy được điều ấy mà đem lòng kính phục cha mẹ nó nhiều hơn. Nhưng cũng không thiếu những trẻ em khi thành đạt lại đâm ra khinh thường bố mẹ, vô ơn bội bạc vì chúng không được dạy bảo về luân lý, lễ phép của người Việt Nam . Chúng đua đòi theo thói của các trẻ cùng tuổi, cùng lớp, cùng thời. Chúng đã quên rằng nguồn gốc của chúng là người Việt Nam , trọng chữ lễ nghĩa, vì tiên học lễ hậu học văn.

Cầu chúc cho các bậc cha mẹ được những người con có đầy đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Để chúng có thể giúp đời và giúp người.

 

Thụy Miên.

 
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net