android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Nhìn người, nhớ quê.

9-7-08.

Độc Đinh.

Chiều nay khi đi làm về ngang khu nông trại, thấy cảnh chữa cháy của hàng chục xe vòi rồng có cả máy bay trực thăng, nhìn thái độ tích cực làm việc của những người lính cứu hỏa và thái độ bình tĩnh của chủ nhà (vì họ đã có bảo hiểm đền bù những thiệt hại, chứ không như bên nhà những thập kỷ trước cháy nhà là trắng tay.) Tự nhiên làm cho tôi nhớ lại Bùi chu quê mình, hồi thập niên 1960 của thế kỷ trước.

Khoảng năm 1964, có một trận cháy dãy nhà thuộc đầu khu Tân thành (lúc đó Tân thành và Phú sơn là giáo khu của xứ Bùi chu.)  Khoảng nhà ông Lý Xuyên,  ông trương Tuyết. Đây là dãy nhà cất tạm cho đồng bào mới từ vùng rừng lá, căn cứ về ở tạm.  Tôi nhớ khoảng đang giờ chầu tối, nghe hô hào cháy mọi người chạy ùa ra, có người về nhà lấy cu(câu) liêm, (cây dài ở đầu có cây sắt bẻ cong và lưỡi như liềm, loại dụng cụ cứu hỏa dùng để cắt đứt những dây lạt buộc bằng tre vào đòn tay và những tấm lá để giảm bớt cháy.) Thế là tất cả chạy tới để chữa cháy.

Phương tiện lúc đó thật thô sơ chỉ có thùng gánh nước. May quá, chỉ bị cháy nhà và ít dồ đạc chứ không có ai bị chết. Nhà lúc bấy giờ do mới đến và tôi vẫn nghe người lớn nói “chỉ ở tạm rồi sẽ quay về bắc vì nhà cửa còn ngoài đó.” Thế mới biết cha ông mình yêu quê hương như thế nào! Vì thời cuộc phải rời bỏ quê hương, nhưng ngày đêm không bao giờ quên nơi chôn nhau cắt rốn! Lúc đó, muốn gởi một thư về bắc phải gởi qua Pháp, có nhiều cụ chưa được trở về quê xưa thì đã ra đi!

Một trận cháy nhà nữa xảy ra ở khu ngã ba Trị an bây giờ, cũng khoãng tối đang giờ chầu nghe hô cháy thế là mọi người lại kéo lên. Lúc đó cháy rất mạnh vì có cả những thùng phuy xăng dầu, làm thiêu hủy nhà bà giáp Nhã và bà Kiền. Ở quê mình thời bấy giờ rất dễ cháy, hầu hết nhà cửa đều làm bằng cây lá: nấu cơm  lấy giẻ bắt nồi cơm vô tình để giẻ chạm vào than hồng nhét giẻ vào vách hay mái nhà chỉ thời gian ngắn thế là phát lửa, hay cháy rừng tàn bay lên mái nhà cũng cháy, trẻ nhỏ nghịch đốt rác gío tạt bay lên mái nhà cũng cháy, nhất là trong mùa khô.

Khoảng năm 1961 lúc bấy giờ có chưong trình ấp chiến lược: sau khu nhà dân ở có đào lỗ khoảng 80cmx 80cm xem kẽ nhau và trong là hàng rào kẽm gai, nếu có đường đi, đều làm cổng và sau các khu Đông bình, Tây lạc có đắp ụ cao cũng có hàng rào, bây giờ đã san phẳng hết, cũng khỏang năm 1962, lúc đó hai nên quốc lộ cũng có hàng rào và nếu có báo động gì thì ngoài đàn ông con trai, có cả đàn bà trẻ con ra hai bên đường với gậy và đá, lúc đó hình như thời thủ tướng Phan huy Quát, Phan khắc Sửu(?)

Những trận cháy xảy ra năm 1975 chắc nhiều người còn nhớ làm thiêu rụi nhiều nhà sau thôn Bắc hợp,  Đông bình và dãy nhà bên trường Minh đức làm chết bao nhiêu heo gà nhưng may quá không có ai chết nhưng cũng thời điểm này có ông Bút, ba cô con ông bà Viu, đã ra đi khi hoà bình đến, nhắc đến chiến tranh chúng ta cũng nhớ đến những người đã nằm xuống trong chiến tranh như năm anh nghĩa quân với mộ hình chiếc tàu,  anh Đệ bị thương nặng,  anh Thanh,  a. Đương,  a. Đường,  a.Thắng,  a.Vịnh,  a. Nhuận,  Hòa,  Toàn,  Bân. Năm 1974, sau trận pháo có con ông trùm Thép và con ông Phòng, chị Nhàn (Thơm) bà…(chị bà Dậu) cũng ra đi vĩnh viễn,  bị thương có a.Huy….và còn nhiều nữa không nhớ hết được,  xin thắp lên nén nhang lòng để cầu nguyện và tưởng nhớ đến qúy vị và theo thiển ý Bùi chu có như ngày hôm nay cũng phần nào do sự đóng góp máu xương của qúy vị .

Nhắc chuyện chiến tranh hoài cảm thấy cũng buồn, nói đến chuyện khác vậy, nếu đồng hương nào đã từng học ỏ Bùi chu,  Minh đức không thể quên được kem và kẹo kéo ông Lộc (hình như ông ở Ngũ phúc),  kem thì lúc đó cả “bẹ” mua đến đâu cắt đến đó cắm cây (chẻ bằng tre) vào nếu miếng to thì cắm hai ba cây,  đám nhỏ đãi nhau nhiều khi cho nhau cắn miếng, do cắn tham nên làm rớt cả miếng kem và nhiều trận cãi nhau,  đánh nhau,  kẹo kéo cũng vậy cho cắn miếng và lấy tay làm cỡ nhưng cắn tham cả vào ngón tay thế là  nhiều lúc cười ra nước mắt, viết đến đây còn nhớ sau trường Minh đức còn có “vườn cộng đồng” để dạy học trò làm vườn, trước sau có mấy cây phượng,  đến mùa hoa đỏ  báo hiệu “mùa xa nhau” rồi sau đó hái trái ăn cũng thú vị lắm,  sau  nhà thờ cũng có vài cây phượng rất lớn, nhưng nay đâu còn nữa,  thánh đường cũ,  mái trường xưa nay còn đâu,  chỉ là những ký ức,  hoài niệm!

Sau giờ học thường chơi bi, thôi thì bắn đủ kiểu nam,  bắc vào lò, nếu thắng sẽ được ăn bi,  khi ăn đầy túi thì bắt người thua cõng rồi cho lại ít,  lúc đó mà có bi rằn trắng đỏ,  xanh (bi mỹ) thì quý lắm,  chơi nếu thấy viên bi nào cho nhiều bàn thắng thì cho là hên và cứ giữ hoài. Chơi găng (khăng) cũng vui đáo để: chọn khúc cây vừa ý mang về bào tròn nhẵn cắt thành hai khúc dài và ngắn một phần ba, mang ra chỗ đất cứng khoét lỗ vừa bằng cây khăng, rồi cùng chơi với gảy,  táng, gà lấy cây dài đo thước tính điểm và bên kia đứng đón bắt nếu không đưọc sẽ phải cõng, nếu không chịu cõng thì trả bằng kem hay kẹo kéo,  xi rô vv. Chơi quay cũng thú vị,  quay phải đẽo bằng cây gỗ sầm mới cứng “và khi bị hầm,  bổ mới không bị lãnh thẹo”

Ban ngày cứ để ý dãy ba gết (cây rừng to khoảng cổ tay và được chặt dài khoảng 80cm-1m xếp thành dây bán cho người ta chở về tỉnh thành làm chất đốt) có cây sầm nào, đến tối đi rút lấy có khi làm sập cả dây củi! (khi xếp họ cũng xếp chéo,  ghệch lên nhau và lỏng để đỡ tốn) cây gỗ mang về lấy cưa kê lên ghế ngồi chân đạp lên cắt khúc ra có khi cắt cả vào ngón chân và ghế!!! Sau đó đem đẽo nhiều kiểu hai đầu,  đít nhọn,  đít bằng rồi thử và nếu vừa ý lấy đinh cắt đầu đóng vào và mài bằng đá hay nền xi măng cho nhọn hay để vậy tùy, còn đẽo thì phải dao nặng, dao quắm cán dài khó đẽo thì phải kiếm cách làm sút cán ra, thế là cũng có khi bị bố đánh, dây quay thì bằng dây dù, lúc đó cứ ban tối có trái sáng thì sáng sớm ra khoảng khu trường cấp ba bây giờ, chỗ rẫy ông trùm Vỹ, thế là nhặt dù mang về chơi, có khi nhặt được dù có dây ngứa: tha hồ mà tắm và gãi.

Chơi quay thì vẽ vòng tròn và oản tù tì và ai thua bỏ quay vào, còn nếu chọi mà quay chưa ra khỏi vòng thì bỏ vào có khi “canh ty” thì cứ “hầm nhừ” nhiều đứa bị khóc, lúc đó có bà con ở tỉnh về cho con quay tiện bằng gỗ cẩm lai thì qúy lắm. Cũng những trò chơi với vật liệu làm bằng gỗ thì còn có những xe cần cầu tự làm bằng khung gỗ và bánh xe thì làm bằng gỗ cứng cắt khoanh sau đó dùng dùi nung đỏ đục lỗ (lúc đó khoan nhỏ hiếm lắm chỉ có khoan viện trợ lỗ lớn để khoan đầu cột, kèo, cũng rất quý) rồi cứ kéo trong đường hẻm chơi.

Sau này có sân tập bắn, khu chợ bây giờ lại kéo nhau đi nhặt cắt tút (vỏ đạn) miếng đồng về bán lấy tiền để dành và ăn kem. Hay nhặt ống bằng giấy dầu về đục lỗ nhỏ gần cuối sau đó cho đất đèn (dùng để rấm /dú chuối) đổ vào chút nước đậy nắp kín lại hơ lửa ở lỗ thế là “đùng” nổ và nắp bay lên cao, sau này còn lấy dù cho vào bay lơ lửng coi rất vui nhưng lúc đó có ông ký Viên với bộ bà ba đen và chống gậy, thấy con cháu chơi nguy hiểm ông cấm, nên khi ông đến thì đám trẻ bỏ chạy. Ở xóm rau muống có anh em T. chế cả súng bằng gỗ, nòng súng bằng vỏ bút nguyên tử, kim hỏa bằng kẽm cứng, dây thung làm đồ căng, lấy viên đạn carbine tháo bỏ hết chỉ còn hạt nổ ráp vào bắn cũng vui, thừa thắng xông lên quân ta tháo lòng đổ ít thuốc và ráp đầu đạn vào bắn chim, lúc đó thằng nào cũng đòi bắn nhưng T. giành “của tao” thế là đoàng” kim hỏa giật lại téc giữa ngón tay cái và trỏ (may không vào mắt) chạy về nhà lấy nước muốì, kim chỉ ra ngâm và rồi tự khâu, giấu tay không thì bố đánh, vậy mà như có phép lạ vài ngày sau lành lại, và rồi rủ nhau làm nỏ dây thung làm bằng ruột xe đạp.

Ruột xe gắn máy là tốt nhất nhưng rất hiếm, nỏ cưa bằng gỗ hay bằng sừng trâu, dễ nhất là lựa cành ổi nào có chạng và đuôi kia làm bằng vỏ trái banh để kẹp đá hay cục sắt bắn chim. Bắn được chim ra vườn vơ ít lá cây và cành cây đốt lửa lên nướng (cặp chả) thế là chấm muối ăn ngon đáo để. Lúc đó, lại lên rừng sau suối nhưng đi sâu vào sợ gặp “cậu ba.” Cũng có khi rủ nhau vào khu cầu một hái táo rừng, quả xim, mây, về sau ra khu Phú sơn, chỗ trồng bobo rất nhiều chim. Phú sơn khi mới thành lập có dãy nhà làm bằng gỗ lợp tôn đối diện nhà thờ bây giờ) đi đã nóng lại đến vũng voi đằm (nghĩa địa bây giờ) tắm, tuy nước đục ngầu nhưng vẫn thấy thú vị, quần áo ướt át, về đến khu lò than Tây lạc hay Đông bình cởi ra đắp lên lò than là mau khô nhất.

Bùi chu khi mới thành lập đất rộng nhà thưa nhà nào cũng trồng ít cây ăn trái, “trẻ trồng na, già trồng chuối” nhà nào cũng có chuối, na, vú sữa, ổi, cả cây chóc tây, khoai lang đầy vườn. Nhưng những vườn ổi có tiếng ngon là của nhà bà phó Khuê, bà xã Tường, ông trùm Tạm, ông trùm Tâm có cả vườn cam nhỏ ở suối cúng, đám trẻ chúng tôi khi thèm cứ rủ nhau đi và hái trộm, khi đi nhớ mang theo muối ớt, cũng có hôm “thất bại” vì chủ biết canh chừng, đành quay ra kiếm “dái mít” ăn đỡ ghiền! Viết đến đây cũng xin quý ông bà bị mất trộm trái cây tha tội cho “lũ quỷ”, cũng có thời rủ nhau xuống mãi suối đỉa để tắm đi bằng xe lam, còn lúc về cũng xe lam nhưng không trả tiền, chờ xe lên dốc Tân thành chạy chậm thế là nhảy xuống chạy vào hẻm  ra lối suối thế là về nhà!

Đến đầu mùa mưa lại đi bắt dế về chọi, cứ chiều về kiếm cỏ ủ chỗ nào đó sáng sớm đi lễ về thế là chạy lấy cóng long ra lật lên bắt, có đủ cả dế nghệ (vàng) than (đen) và dế mái mang về vặt đầu làm mồi nhử. Có những con dế to như ngón tay đá rất giỏi, thế là làm chuồng đưới đất hàng rào bao quanh có cả  hầm hố. Đi hái rau sam về cho ăn, nghe dế kêu inh ỏi quanh nhà cũng vui tai, chia phe bắn nhau bằng súng gỗ,  đào lỗ lấp giữa đường để bẫy mấy chị đi giầy cao gót, dựng cây chuối cho đội nón trước nhà ngưòi khác, khu suối rau muống lúc đó còn hoang hoá, có nhiều vũng cứ thế là câu cá, có nhiều cá lóc, cá trê, cá trắng, người lớn có khu tát đìa bằng gầu dây, bắt hàng bao cá, còn đám nhỏ thì đi “hôi” hay tát những vũng nhỏ để bắt cá nhỏ, bỏ vào nướng hay luộc ngay với chậu tát nước chấm muối ớt cũng đã them! Đến tuần thánh làm hang đá vói hàng rào mía, cây nêu cao cuối nhà thờ có đèn, từng xóm rước kiệu với hàng chục mâm nổ đến viếng xác, hôm chân Chúa để bốc nổ, ngắm nhân tài, đóng đinh, táng xác Chúa, cũng thấy vui vui.

Những trò chơi, tục lệ cũ nay gần như không còn, lớp trẻ bây giờ vui chơi với computer, cần gì thì đi mua (có tiền sẵn hơn) chứ đâu có phải tự chế, hay vì “thèm mà phải đi ăn trộm vặt.” Đây cũng là những hoài niệm để ôn lại những chuyện đã xảy ra như để nhắc nhở nhau cùng chung tay xây dựng quê cha đất tổ ngày tươi đẹp hơn.                                     

Viết để nhớ về Bùi chu

                                                                                     

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net