android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Cách chữa trị bệnh Viêm B.

15-7-08.

Bài của BS Trần Minh Trinh Bùi Chu gửi.

Mục đích chính trong việc chữa trị bệnh viêm gan B kinh niên là giảm thiểu sự tăng trưởng của vi khuẩn, trước khi gan bị tàn phá một cách vĩnh viễn.

Vì vi khuẩn viêm gan chọn tế bào gan là nơi chúng sẽ tăng trưởng, cách thức chữa bệnh sẽ là ngăn ngừa sự xâm nhập "bất hợp pháp" vào tế bào gan hoặc giảm thiểu mức tăng trưởng của chúng một cách tối đa. Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là hoàn toàn loại bỏ vi khuẩn viêm gan B ra khỏi cơ thể và bình thường hóa chức năng của gan. Hiện nay FDA chấp thuận 2 cách thức chính chữa bệnh viêm gan B kinh niên:

1) THUỐC CHÍCH: INTERFERON

Ðây là loại thuốc đã được ứng dụng lâu năm nhất, và cho tới nay vẫn là thuốc có hiệu quả nhất trong việc chữa trị bệnh viêm gan B. Trong lúc chữa trị, bệnh nhân tự chích lấy dưới da (subcutaneous injections). Mỗi ngày một lần, chích trước khi đi ngủ. Chích trong vòng 4 tháng. Hơn 40% bệnh nhân viêm gan B, sẽ thuyên giảm hoặc hết bệnh hoàn toàn bằng phương thức chữa bệnh này.

a) INTERFERON LÀ GÌ?

Ðây là một chất hóa học do chính cơ thể chúng ta chế tạo để chống lại những bệnh tật như cảm cúm, nhiễm trùng, ung thư v.v. Chất hóa học này sẽ giúp cho các bạch huyết cầu có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng và vi khuẩn một cách nhanh chóng hơn, mãnh liệt hơn. Thuốc có thể tiêu diệt những vi khuẩn viêm gan B "lang thang trong máu" một cách trực tiếp cũng như ngăn cản sự tăng trưởng của chúng trong những tế bào gan. Tuy Interferon đã được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm gan B và C tại nhiều quốc gia khác nhau trong nhiều năm trước với một thành quả tương đối tốt đẹp, thuốc này mới chỉ được dùng trên nước Mỹ từ đầu năm 1992. Interferon cũng đã được dùng để chữa trị một số bệnh ung thư.

b) PHẢN ỨNG PHỤ THƯỜNG XUYÊN CỦA INTERFERON
Interferon có nhiều phản ứng phụ. Thường xuyên nhất là mệt mỏi, nhức đầu, đau hoặc mỏi bắp thịt, khớp xương, cảm cúm, chóng mặt, buồn nôn, sốt hoặc lạnh rét, mất ngủ, tiêu chảy, rụng tóc, buồn phiền chán nản, bực bội khó chịu. Những phản ứng phụ này thông thường nặng nhất sau những mũi chích đầu tiên và sẽ giảm dần theo thời gian, khi cơ thể bắt đầu quen thuốc.

Thuốc cũng có thể gây ra thiếu máu hoặc bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng (thyroid gland) trong lúc và sau khi chích, nên bệnh nhân phải thử máu thường xuyên trong lúc chữa trị. Thông thường bệnh nhân sẽ được thử máu từ một đến hai tuần lễ đầu tiên sau khi chích, và sau đó mỗi tháng một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu cần.

Thử máu thường xuyên trong lúc chích thuốc interferon là để theo dõi tiến triển của bệnh cũng như phòng ngừa những phản ứng phụ nguy hiểm của thuốc.

Tuy những phản ứng kể trên có thể xẩy ra một cách thường xuyên, đa số những người chích thuốc Interferon vẫn tiếp tục làm việc hoặc sinh hoạt một cách tương đối bình thường. Những phản ứng phụ này sẽ giảm đi nếu bệnh nhân tập thể dục đều đặn hoặc/và uống 1 đến 2 viên Tylenol 500mg nửa tiếng trước khi chích. Trong lúc chích thuốc, quý vị không phải kiêng khem theo một quy chế nào đặc biệt.

Trong những năm gần đây, người ta bào chế ra một loại thuốc Interferon mới, với bán thời (half life) dài hơn, nên chỉ cần chích mỗi tuần một lần. Danh từ y khoa là pegylated interferon. Thuốc này hiệu lực hơn thuốc interferon rất nhiều. Ðể biết thêm chi tiết, xin quý vị đọc chương Bệnh Viêm Gan C.

2) THUỐC UỐNG:

a) LAMIVUDINE

Vào đầu năm 1999, FDA chấp thuận việc sử dụng một loại thuốc uống có khả năng chữa bệnh viêm gan B. Thuốc này có tên là Epivir-HBV (Lamivudine). Ðây là một loại thuốc đã và đang dùng để chữa bệnh AIDS. Thuốc này có khả năng ngăn cản sự bành trướng và tăng trưởng của vi khuẩn viêm gan B bên trong tế bào gan. Ưu điểm quan trọng của phương pháp mới này là thuốc Epivir-HBV có thể uống chứ không phải chích như trong trường hợp của thuốc Interferon. Một lợi điểm đáng kể khác là thuốc Epivir-HBV tương đối an toàn và ít phản ứng phụ và có thể dùng để chữa trị cho những bệnh nhân mà gan có thể đã bị viêm rất nặng hoặc bị chai cũng như cho những bệnh nhân vừa được ghép gan. Thuốc uống mỗi ngày một viên. Thông thường uống thuốc ít nhất là 12 tháng. Trong một số trường hợp (pre-core mutant), bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời. Người ta ước đoán khoảng 55% gan của bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp này sẽ bớt bị viêm (nghĩa là phân hóa tố ALT trở lại bình thường, kết quả sinh thiết gan trở nên khả quan hơn) và từ 44% đến 57% chỉ số vi khuẩn viêm gan B trong máu giảm xuống rất thấp, trong số này có khoảng 16% sẽ có kháng sinh HBeAb (Ðiều này có nghĩa là vi khuẩn viêm gan B không còn tăng trưởng nhanh chóng nữa). Tuy nhiên thuốc Epivir-HBV thường chỉ "ru ngủ" vi khuẩn viêm gan B chứ không chữa tuyệt được bệnh. Vì thế, bệnh nhân vẫn có thể lây bệnh của mình cho người khác. Trong một số trường hợp vi khuẩn viêm gan B có thể "thay hình đổi dạng" sau một thời gian chữa trị bằng thuốc Epivir HBV. May mắn điều này không có nghĩa là vi khuẩn viêm gan B trở nên "dữ tợn" và nguy hiểm hơn. Trường hợp này tương đối hiếm hoi.

PHẢN ỨNG PHỤ THƯỜNG XUYÊN CỦA EPIVIR-HBV
Nếu so với thuốc Interferon, Epivir-HBV gây ra rất ít phản ứng phụ. Ða số bệnh nhân uống thuốc Epivir-HBV không có phản ứng nào phụ đáng kể. Một số người có thể bị đau rát cổ họng, cảm cúm hoặc mệt mỏi sơ sài. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân có thể bị đau bụng, ói mửa vì gan bị viêm nặng hơn, hoặc bị viêm tụy tạng (pancreatitis), và sau cùng nguy hiểm hơn cả, là bệnh "nhiễm độc chất acid lactic" (lactic acidosis) và sưng gan trầm trọng (severe hepatomegaly). Ðây là một trường hợp thường xẩy ra ở những phụ nữ quá mập mạp, tuy hiếm hoi nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Như tất cả các loại thuốc trụ sinh khác, một số vi khuẩn viêm gan B có thể quen thuốc và trở nên khó chữa hơn.

Tóm lại, tuy thuốc Epivir rất an toàn, thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của bào thai. Vì thế, những thiếu nữ khi đang uống thuốc Epivir nên tránh có thai. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, người ta nhận thấy xác xuất truyền bệnh qua bé sơ sinh giảm đi rất nhiều nếu người mẹ mang bệnh viêm gan B được uống thuốc lamivudine khoảng một tháng trước khi hạ sinh. Vì thế các phụ nữ đang mang thai nên thảo luận với bác sĩ của mình về vấn đề này.

b) ADEFOVIR (HEPSERA)

Ðây là một loại thuốc có công thức tương tự như thuốc Epivir-HBV, và cũng có công hiệu cũng như phản ứng phụ tương tự như thuốc Epivir-HBV. Một lợi điểm đáng kể của Adefovir so với thuốc Epivir HBV là loại thuốc mới này không (hoặc nếu có thì rất ít) bị mất đi hiệu nghiệm sau một thời gian chữa bệnh. Vì thế, khi chữa bệnh viêm gan B bằng thuốc Hepsera, các bác sĩ sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề vi khuẩn viêm gan B bỗng dưng lờn thuốc và bùng dậy tàn phá tế bào gan của bệnh nhân. Ðây là lý do chính mà ngày nay đa số các y sỹ có khuynh hướng dùng thuốc Hepsera thay thế cho thuốc Epivir-HBV. Uống 10mg Hepsera mỗi ngày có khả năng ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn viêm gan B trong trời gian lâu dài.

Một điểm vô cùng quan trọng mà quý vị nên lưu ý: xin đừng bỏ uống thuốc Lamivudin hoặc Adefovir một cách bất thình lình, nếu không được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa của quý vị. Khi bỏ thuốc quá sớm, bệnh viêm gan B có thể "bùng nổ" lớn, gây ra những hậu quả rất tai hại.

c) ZADAXIN THYMOSIN ALPHA 1

Ðây là một loại thuốc chích mới do hãng dược phẩm SciClone sản xuất. Cũng như Interferon, Thymosin Alfpha 1 là một trong những hóa chất điều chỉnh hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Khi chích dưới da 2 lần mỗi tuần, chất hóa học này sẽ tăng lên từ 50 đến 100 lần so với lúc chưa chích. Người ta tin rằng thuốc này có khả năng tăng cường hệ thống miễn nhiễm để chống lại bệnh viêm gan B và viêm gan C. Thuốc có thể chích riêng biệt hoặc dùng kèm với thuốc uống Lamivudin / Adefovir hoặc thuốc chích Interferon. Thuốc đã được bầy bán tại một số các nước Á Châu trong đó có Việt Nam. Một đặc điểm đáng kể của thuốc Zadaxin là thuốc này có thể chữa trị cho những bệnh nhân viêm gan B trong trạng thái khoan dung miễn dịch (immune-tolerant phase). Thuốc được xem là rất an toàn với rất ít phản ứng phụ và hy vọng sẽ được dùng trên nước Mỹ trong một thời gian rất gần đây.


Ngoài những loại thuốc kể trên, một số thuốc khác như Telvibudin, Entecavir, Emtricitabine, Clevudine, BAM-205 v.v. đang được nghiên cứu và thử nghiệm trong việc chữa trị bệnh viêm gan B. Người ta cũng có khuynh hướng dùng nhiều loại thuốc khác nhau để chữa cùng một lúc, với hy vọng tiêu diệt vi khuẩn viêm gan B một cách mau chóng và hiệu quả hơn.

Nhiều bệnh nhân không chết vì bệnh viêm gan B mà lại thiệt mạng vì mắc thêm chứng bệnh khác. Ðó là trường hợp khi bệnh nhân đang bị viêm gan B lại bị lây thêm bệnh viêm gan C, viêm gan D hoặc bệnh AIDS nữa. Hơn nữa, vì trong thiên nhiên có nhiều loại vi khuẩn viêm gan B khác nhau (different genotypes), nên bệnh nhân đang bị viêm gan B loại này vẫn có thể bị lây bệnh viêm gan B với kiểu gene khác. Vì tất cả những bệnh kể trên đều có thể lây qua vấn đề sinh lý, người có bệnh hay chưa có bệnh viêm gan B đều nên đeo bao cao su.
Tóm lại, viêm gan B là một căn bệnh vô cùng tai hại, lan tràn khắp nơi trên thế giới, và tiếp tục bành trướng một cách đáng ngại. Ngày nay, tuy phương tiện định bệnh và cách thức chữa bệnh đã được cải tiến rất nhiều, một số lớn bệnh nhân viêm gan B vẫn tiếp tục từ trần một cách nhanh chóng sau khi bệnh được khám phá. Và tất cả các cách chữa trị hiện nay chỉ có khả năng giảm thiểu sự tàn phá của vị khuẩn viêm gan B chứ không hoàn toàn loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Vì thế hơn lúc nào hết, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Nếu được chích ngừa đúng cách, bệnh có thể được ngăn ngừa một cách dễ dàng.

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net