android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Tiểu sử Bùi Chu 4.

8:- Nông Nghiệp:

 Ðồng Sông Mây ngoài khả năng cung cấp lúa gạo cho dân, nó còn là nguồn cung cấp một lượng lớn tôm, cá khi mùa mưa đến, cứ sau một trận mưa lớn, người dân có thể thu vào hàng tấn cá tôm, còn cua rốc, cơ man nào là cua rốc. Gớm không biết ở đâu ra mà cua nhiều thế? 

Người ta chỉ cần đạp rạp đám cỏ cho nước đục lên, cho cua xót mắt nổi lên khỏi mặt nước, rồi thì không có sức mà bắt, mà chộp, mà đủ sức vác về nhá. Vì hồi đó phương tiện đi lại còn thiếu thốn, hạn hẹp lắm, chứ chưa được dễ dàng, thuận tiện như bây giờ.  Ðể đánh bắt các loại thuỷ sản trên, người ta cũng vẫn phải dùng các cách đánh bắt cổ truyền như: Vó bè, hớt xẻo, đóng đáy, vãi chài, đặt đó, úp nơm, đánh dậm, nhất là môn đánh dậm được phát triển vào những năm sau năm 1975, cứ từng đoàn, từng tốp, sáng vác dậm đi, tối vác về, trông cứ như bộ đội thông tin vậy! Ngoài hai thứ tài nguyên kể trên và cũng để bảo vệ cây trồng, người ta còn đặt bẫy bắt thú rừng nữa. Do có nghề tay trái này mà người Bùi Chu được hưởng đủ mọi thứ hương vị đặc biệt của thịt rừng như: Voi, Cọp, Beo, Nai, Heo rừng, Gấu, Trăn V. V. Do các ông, Na, Bính, Ruy, Giới, Khoản và Y hợp tác làm bẫy đánh bắt được.

Vẫn về nông nghiệp, nhờ có con suối nhỏ phía sau người ta đã biết khai phá để có những mảnh ruộng nho nhỏ để trồng rau muống. Một thứ rau mang biểu tượng của người miền Bắc, nhờ thông thổ mà giờ đây rất nổi tiếng ở Hố Nai và các vùng phụ cận như: Trảng Bom, Bàu Cá. Nó nổi tiếng nhờ rau non, dòn và ngon. nhờ rau được trồng gần suối, rau già được cắt để bán cho người ta nuôi heo, nuôi gà, rồi người ta làm cỏ cho sạch, trồng rau mới, sau đó mới bón phân. Phân chuồng được gánh đổ đầy ruộng. Vài ngày sau khi rau bén phân, đâm chồi đồng loạt, người ta mới chặn dòng suối, đưa nước vào ngập cao trên mặt ruộng đến 5 tấc. Những đọt rau mới theo nguồn nước trong mát vọt cao lên, tươi non mơn mởn, đều tăm tắp. Bấy giờ người ta mới thu hoạch. Vào mỗi buổi sáng độ 3 hay 4 giờ, người ta đi hái rau, đon rau cho kịp buổi chợ, trong khi trời còn sáng tinh sương hỏi sao mà rau không tươi ngon cho được?

Những người đầu tiên khai phá ra những thửa ruộng trồng rau này trước tiên phải kể đến là: Gia đình ông bà Bốn, Kính, Xã Tường, mà ông Kính lúc đầu còn làm ra thằng bù nhìn, dùng nước làm cho cử động lắc lư được, tay gõ chuông, kêu loong coong suốt ngày đêm vừa vui tai, vừa lạ mắt. Sau này nhiều người theo đó mà làm nên sự nghiệp, tạo thành một khu gọi là khu rau muống.

Ðể phục vụ cho nông nghiệp, ngày đầu cũng đã có người sắm máy cày, một do cha Ðiện mua về, một của ông Cương hùn hạp với ai đó. Nhưng những máy này thuộc loại cũ, chạy xăng, không đạt năng xuất, hay hư hỏng. Mãi đến lúc sau này khi các máy cày chạy dầu diesel nhập vào, người ta mới mua nhiều. Gồm Someca của gia đình ông Chuẩn, ông Tư Giắt, Ferguson của ông Luơng, John deer của giáo Lân và các loại máy xới của ông Na, ông Bính vv.

Nhà máy chà đầu tiên ở Bùi chu là nhà máy chà cô Ký, máy chà này do cô Ký và người em là Minh làm chủ, thứ hai là máy chà của ông Phương, ba là máy chà của người em ông trùm Ðiển, kế đến một máy đặt tại nhà bà Hưng, rồi máy ông Ðương, bà Hãn, bây giờ các máy cô Ký, ông Ðương, em ông trùm Ðiển, ông Phương, bà Hưng không còn nữa. Thay vào đó là nhà máy của Hiệp, Ðiệt, Minh, con ông Tôn, con bà Chuẩn, máy bà Hãn và máy ông Ðạt.

9:- Lâm Nghiệp:

Trở lại nghề khai thác rừng. Trong những ngày đầu lập trại, có đến 70 phần trăm dân Bùi Chu đã phải bám vào rừng mà sống. Khi chưa có phương tiện, người ta đã biết cưa những khúc củi lớn, dùng hai cây nhỏ làm càng, đóng đinh vào hai đầu tại tâm của khúc củi, rồi kéo về, nhỏ thì một người kéo, còn lớn hơn thì một người kéo, một người đẩy. Khi có vốn người ta sắm sửa phương tiện để khuyếch trương làm ăn. Do đó, cũng có đến một nửa dân số sắm bò tậu xe. Nhiều đến độ Bùi Chu không có cỏ cho bò ăn, người ta phải lập hẳn một dịch vụ đi cắt cỏ ở tận trên các đồn điền cao su, mãi tận Trảng Bom, Hưng Lộc, Dầu Giây, Long Khánh. Cắt rồi thuê xe chở về bán cho các chủ bò. Mỗi buổi chiều, dọc theo đường lộ người ta thả cỏ xuống, phân phối cho các chủ bò, vô cùng tấp nập. Nổi tiếng với cái dịch vụ này là các bà cố Khiết, bà Bút, cô Tho (Mộc)

Mỗi sáng, người ta đã nghe quen với tiếng lọc cọc của tiếng bánh xe bò di chuyển trên đường lộ đi làm. Người thì chuyên chặt củi ba gết, người làm củi đốt than, củi chẻ, chặt cừ, và cũng có người chặt lá buông, rút giây mây, làm chổi lá cọ, đốn tre, và làm nghề đốt than nữa. Chiều về dọc theo hai bên quốc lộ. Người ta đổ củi và xếp lại thành giây, thành hàng, để bán lại cho những chủ thầu làm trung gian buôn bán. Họ bỏ tiền ra, có khi ứng trước cho thợ rừng, nổi tiếng có anh em ông Hoàng minh Ðức, Nghĩa và ông Quý ở Thanh Hoá.

Nói tới xếp củi, phải nói nó là cả một nghệ thuật. Nếu như bạn thật thà, chân chất một xe bò củi ba gết, chất xếp ra chắc chỉ được có 2 mét là tối đa. Ấy thế mà người ta kê chồng, kê chéo, gệch, gác kéo nó ra thành 4 hay 5 mét dễ dàng. Cho nên đi đốn củi nửa ngày thì chất hay xếp lại cũng mất nửa ngày nữa. Củi thường được bán nhiều cho các đơn vị quân đội, ngày đó nhiều nhất là Trường Sĩ Quan Bộ binh Thủ Ðức. Nhờ có dịch vụ bán củi này, dân Bùi chu lại có thêm một dịch vụ chuyên đi bốc xếp củi mướn, dịch vụ này thường do các bà đảm nhiệm. Mà hầu hết các bà là hàng xóm của hai ông chủ thầu mà nổi tiếng là đám bà Khiết, Bao, Kiền, Vang, Quyết, Nhã, Liệu v.v.

Còn củi để đốt than thì bán lại cho những gia đình có lò chuyên môn đốt than, hay là họ tự đắp lò để đốt than đem bán cho các vựa than, để họ bán lại cho các xe đò chở về thành phố bán.  Có hẳn một khu vực chuyên về đốt than mà người dân địa phương gọi là khu lò than. Ðầu tiên do những người điạ phương miền Nam đắp lò than, do ông Tư Ðốm từ miền Tây lên khởi xướng? Sau này dân Bùi Chu mới theo cách làm này mà phát triển.

Ðể có một lò đốt than, thông thường, người ta hay dùng loại lò dài, họ đào một hố hình chữ nhật, sâu chừng 1 mét, ngang cỡ 2 mét, dài cỡ 4,5 mét. Với lò đốt lần đầu, người ta chất củi xuống lò đúng quy cách và kỹ thuật, xong dùng lá đan phủ kín củi lại rồi dùng đất trộn nước nhào cho dẻo đắp lên làm nóc lò, họ cũng làm những lỗ thông khói ở hai bên thành lò, chờ cho lớp đất trên nóc lò khô. Người ta mới dùng củi mồi đốt ở cửa lò nơi dùng làm chỗ để đưa củi vào, dỡ than ra, đốt mồi cho đến khi củi trong lò bén lửa, khói thoát đều trên các lỗ thông khói, rồi bít cửa lò lại, dùng đất nhão trét kín cửa lò, nhờ lửa cháy âm ỉ cả tuần lễ hay hơn kém (tôi không nhớ rõ) tạo sức rất nóng ở nhiệt độ cao, củi biến thành những khúc than đen nhánh.

Những thợ đốt kinh nghiệm, hàng ngày đến thăm lò, nhìn  hay ngửi khói để biết than đã chín đủ và đều, lúc đó người ta tắt lửa bằng cách bịt kín các lỗ thông khói lại, chờ cho than tắt lửa hẳn, nguội dần mới mở cửa lò ra than.  Nổi tiếng về nghề này ở Bùi Chu có nhà ông phó Chuẩn, phó Hãn, Hai Sắc, ông xã Am. Về củi dùng đốt than, người ta chuộng củi trường quắn, hay các lọai gỗ rắn chắc, vì gỗ chắc cho than tốt. Có những loại củi khi đốt thành than thì khi dùng để nấu ăn hay nổ lốp bốp, bán không được giá.  Còn loại lò tròn thì xây bằng gạch công phu hơn, đốt được nhiều than và ít chi phí hơn, nhưng vốn xây lò đắt hơn nên ít người làm loại lò này.  Những người đốt giỏi cho ra các mẻ than đầy đủ chất lượng, không bị cháy quá, than ra tro, hay loại than bị sống, trở thành loại củi bị cháy, nói chung nghề đốt than cũng có những kỹ thuật riêng của nó.

Củi chẻ thì khác hơn, người ta mua những xe củi, được cưa cắt theo đúng cỡ, như 3 tấc, 4 tấc, loại dễ chẻ, thường là củi cám, giấp, loại càng to, càng tốt vì chẻ ra được nhiều. Sau đó dùng cuộng lá buông chẻ sợi, rồi bện lại theo khuôn cỡ cho từng loại, 3 tấc khác 4 tấc, dùng những miếng củi đẹp bọc chung quanh, sau đó nhét những mảnh củi vụn vào bên trong, nêm cho chặt, cho chắc bán cho con buôn mang về thành phố. Nghề này có nhiều người làm, từ đầu trại tới cuối ngõ, đâu đâu cũng vang vang tiếng bổ và nêm củi chan chát cùng khắp, từ sáng cho đến tối. Nhưng có một người phải nói đến, một người đặc biệt ở Bùi Chu, đó là ông Môn, ông bị tật không nhìn thấy gì nhưng ông bổ củi rất tài, nhiều người đi qua khi thấy ông làm thường đứng cả lại coi trong thán phục.

Sau xe bò, đến đợt xe hơi, không kể đến những chiếc xe nhà binh cũ thời Pháp được dùng lại, cuối thập niên 50 như của các ông Ba Xình, Năm Mạnh, Bảy Bệnh, ông Chánh Thuyết, đến giữa thập niên 60, người ta bắt đầu mua các loại xe nhỏ, cỡ xe Dogde và xe Jeep thùng dài, dùng chở củi, chở cỏ, có anh em Sáu Ðắng, Tý khèo, Thiển, Nam. Cho đến cuối thập niên 70 bắt đầu chuyển qua xe Reo của Quân đội Mỹ bỏ lại, gồm các ông Rược, Hai Sắc, Chuẩn, Toản, Tong, Thiệp, Tuy, Kính, ông Sa.

Ðấy là nói về xe chuyên dùng vào việc khai thác rừng. Còn về xe dùng vào việc vận chuyển hàng thì hồi đầu cũng có xe của gia đình ông Ðạt. Một chiếc xe vận tải kiểu xưa, đóng thùng, trên lợp mái lá, dùng chở hàng cho con buôn đường xa. Xe nhỏ lúc sau này cũng có vài chiếc, một của ông Lương chiếc Land Rover, Cha Ðiện có chiếc Toyota pick up, gia đình bà Nhàn có chiếc Jeep lùn, còn xe Lambretta 175 và sau này xe Lambro thì nhiều lắm.

Cũng có vài chiếc xe hai bánh gắn máy vào thời điểm này, đó là chiếc xe Lambretta 150 của ông ký Ðức, Gobel của ông Trần Văn Ðương, chiếc Puck 3 đèn của ông Lương, và chiếc Mobilette của Cha Ðiện và lác đác vài chiếc Velo solex, Sach.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net