android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Tiểu sử Bùi Chu bài 5.

10:- Công Nghiệp Và Thủ Công Nghiệp:

Bùi Chu cũng còn có một vài công việc kiếm sống nhờ vào đất như: Khai thác đá tổ ong tại khu nằm sau khu trường học Minh Ðức, do nhóm ông Tạ Văn Sắc gốc quê Liêu Hải có nhà tại khu vực này đứng ra tổ chức. Bằng thủ công, họ đào, cuốc những tảng đá lớn bán lại cho những nhà thầu xây dựng đường xá.  Cũng nhờ vào nguồn tài nguyên sẵn có của đất nữa là khai thác sạn trắng (sỏi) ở khu vực Suối Cúng, nơi mà nay thuộc Ấp Tân Thành.  Và cao lanh được khai thác ở khu đầu nguồn Suối Cúng.

Về công nghiệp, Bùi chu cũng có một nhà máy cưa do ông Lương làm chủ, và một Hợp tác xã dệt vải, do gia đình của ông Bác Tấn quản lý, với mấy chục máy dệt vừa nhập của ngoại quốc, vừa là loại tự chế. Một lò nhôm của ông Hoàng Văn Thể (Hạnh) chuyên đúc nồi niêu, sau này ông chuyển qua làm máy cưa.

Thủ công nghiệp, có gia đình ông Tống Bá Kiền (ông phó Chín) quê ở Ninh Cường, chuyên sửa chữa và làm mới các lọai đàn phong cầm, với tên hiệu Thanh Cầm, đàn để dùng trong các nhà thờ. Cho đến sau này, khi đàn phong cầm điện du nhập vào Việt Nam, coi như nghề này không còn được gia đình ông tiếp tục nữa. Người thứ hai ở Bùi chu cũng cần ghi lại là ông Trịnh Viết Tá chuyên khoét lõ điếu cày, điếu bát. Ông làm nhiều nên đã đi bán ở các chợ khắp mọi vùng cho ai nghiền tương tư thảo (thuốc lào) chắc chắn ít nhiều cũng nhớ đến cụ khi kéo một hơi thuốc, tiếng điếu rít lên nghe như tiếng còi tàu.

Nghề dệt tại gia. Nghề này thường do những nhà có đông con muốn thu nhập thêm, nói với người chủ, họ sẽ đem khung cửi đến nhà lắp ráp cho, rồi đưa sợi dọc đã được quấn vào trục. Nếu muốn họ cũng đưa luôn sợi ngang nữa, nhưng phần đông thợ tự quay lấy sợi ngang. Nhà ông bà cố Bẩm là nhà có nhiều khung cửi nhất.  Có cả nghề dệt chiếu và in chiếu hoa do gia đình ông bạ Viện và gia đình bà cố Sắc làm.  Nghề mộc có các ông, Giáp Lai (Cừ), Ký Cầu, Giáp Biểu, ông Ðoài, ông Tái. Nghề xây có các ông; Khoản, ông Quản Cần, Ðoàn, Quang vv. Nghề rèn có ông Ngoạn.

Cũng có nhiều người làm nữa nhưng không được phổ biến mấy, đó là nghề đan xọt. Sau này có thêm nghề làm lồng đèn theo từng mùa như: Trung thu hay Giáng sinh và nghề làm hoa giấy. Hớt tóc có gia đình ông Kha (Toàn Phát), ông Khương, ông trùm Cường, ông ký Huyền, ông Tổng Bảng, Thái, Lữu, Lung, ông Thư. May có nhà Ðại An của ông phó Bằng, ông phó Ðĩnh, gia đình ông Kha, Kham Tiến, Năm Vũ, Hiên Khoa vv. Nghề sửa chữa điện tử có anh Tống Bá Khảm và anh Lương Viết Khải, dàn nhạc của Cường. Có tiệm chụp ảnh của Tuất.

Chế biến thực phẩm có Kẹo kéo số 1 của Thiêu, ông Soạn. Bánh mật bà phó Ðoán, bún ông thủ Ðiều, sau này có nhà ông Phòng làm bún và đậu hũ, cùng Hộ, và Hiếu vv.

11:- Y Tế:

Có bốn nhà thuốc bắc ở Bùi Chu, một là nhà Nam Xương do ông lang Xưng, thứ hai là nhà Thái Hòa Ðường của ông Ngô khắc Trạc, và nhà Quất Lâm của cụ lang Trần Ðình Riệm làm chủ, một của ông Tầu già ở đâu đó về mướn nhà bà Trác mở tiệm thuốc Bắc. Cả bốn nhà thuốc nay đều đóng cửa kể từ khi các bậc lương y về cùng Chúa.

Ngoài thuốc bắc cũng có một tiệm thuốc tây do ông Tám làm chủ và một phòng mạch của bác sĩ quân đội Tích mở tại nhà của Phúc, sau 75 có BS. Ðạo ở nhà bà Khương. Trạm xá và hộ sinh do cô Huê đảm trách. Trước cô có ba người làm nghề hộ sinh mà người ta gọi là cô đỡ. Gồm có bà Mậu (Lê Thị Rụng), cô Thắng, bà Hội. Nhưng người phụ trách y tế đầu tiên là ông Phạm văn Ðức, cùng y tá tại gia chích theo toa Bác sĩ gồm: ký Cận, ông ba Dư, ông Quảng, có một điều trùng hợp lạ kỳ là cả 4 vị trên qua đời đều do tai nạn do xe đụng và chẳng một ai bị tại địa phương cả như ông ký Ðức bị ở Bắc hoà, ông Cận ở gần Long Khánh, ông ba Dư ở Long Bình và ông Quảng bị ở Thái Hòa, cùng ông Chiến cũng có tí dây dưa với nghề thuốc, có phòng răng và châm cứu của anh em Liêm và Huy ở nhà bà ký Chiêm, sau này có thêm ông Khiêm, Hiện, Cần vv. Và một số vị chữa nhân điện, hiện nay đã có một số con em Bùi Chu tốt nghiệp Bác sĩ thực thụ và một số y sĩ đang hành nghề tại địa phương.

12:- Lao Ðộng:

Hàng giáp (giết mổ gia súc) về heo có các ông Giáp Băn, Cương, Vấn, Hạp. Thịt chó có ông Vấn, ông Tiêng, ông Thiều. Thịt bê thui có ông Tiêng, anh em ông Khoản, Khoạn, Y.  Chỉ bán bê thui vào các ngày cuối tuần hay ngày lễ. Buôn bán heo có ông Chinh, ông Ðỗ. Gà ,vịt có cô Liên.  Ngày nay ngành nghề này ở Bùi Chu phát triển rất mạnh, do những tay mới vào nghề nhưng lại làm ăn mạnh bạo hơn, đáng kể nhất là Thám, chuyên mổ bò, Chỉ, Loan, Thảnh mổ heo mang thịt về thành phố bán.

Ngoài những công việc kể trên. Những người không có vốn. Không nghề nghiệp gì chính thì đi làm mướn. Trong các nghề thu hút nhiều lao động nhất vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, đó là nghề đi bốc củi mướn dành cho các ông và thanh niên.  Mỗi sáng, có một đoàn xe tải từ thành phố, chừng từ 3, 40 xe được các lái buôn thuê lên miền Rừng Lá, Ông Ðồn Long Khánh, hay các dinh điền trong khu Võ Ðắc, Võ Xu, Tánh Linh, Hàm Tân, Chính Tâm v.v.  Ðể mua củi chở về thành phố bán. Ðể bốc đầy một xe củi cỡ 20 xi te, kịp đi và về trong ngày, lái buôn cần từ 4 tới 5 người. nhờ đó mà cả trăm người có được công việc sinh nhai qua dịch vụ bốc củi mướn này.

Ðến các năm 66, 67. Có một số người đi làm sở Mỹ. Nghề này do nhu cầu của chiến tranh, lúc đó mọi sinh hoạt đều bị ngưng trệ, gần kề khu vực Hố Nai mọc lên các căn cứ Quân sự của Mỹ. Do nhu cầu phục vụ và giải quyết việc làm. Hàng ngày, có hàng trăm người được mướn vào các căn cứ để làm đủ mọi công việc.

..Còn tiếp..

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net