android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Tiểu sử Giáo xứ Bùi Chu. Bài 8.

Phần bổ túc.

Xóm Nam.

Chúng tôi không dám có ý gì về việc kỳ thị hay phân chia Nam, Bắc. Nhưng thực tế là ở Bùi chu có tới 5% dân số không phải là Thiên Chúa giáo, mà phần đông trong số họ là dân Miền Nam, họ sống ở đây từ trước khi có người Miền Bắc di cư vào, từ những năm 1952 lận.

Phần đông từ Miền Tây Nam bộ lên đây làm ăn sinh sống, thường họ chọn các khu cửa rừng mà ở, và họ đã chọn cửa vào khu rừng Bùi chu mà sinh sống. Cũng như hầu hết các khu sinh sống của người địa phương, lèo tèo mấy căn nhà lợp lá buông, quây quần san sát nhau, vừa để  cho có hàng xóm cho vui, vừa để bao bọc nhau, che chở cho nhau khi tối lửa tắt đèn, giữa bao la của rừng rậm, cây lá um tùm. Thường trực bị đe dọa của thú dữ hay của những kẻ bất lương.

Ðông đúc hay ít người, theo tập quán, đầu tiên thế nào cũng phải có một cái quán, bán hủ tiú, nước giải khát, vài xị đế cho khách lai rai nhậu và chạp phô cho bà con trong xóm, thảng hoặc cũng có cả khách vãng lai, họ đến để giao dịch mần ăn, hay là khách lỡ đường, chuyện gì thì chuyện, thay vì miếng trầu là đầu câu chuyện, dân Miền Nam thực tế hơn là kéo nhau vào quán,vừa ăn, vừa nhậu vừa nói chuyện là nhất.

Khi có người di cư đến, ở đây cũng có cái xóm như vậy, ngoài đầu  đường dẫn vào rừng, có cái quán hủ tiú của gia đình ông Ba Xình, rồi nhà ông Bảy Bệnh, Năm Mạnh, bà Sáu Lợi, Tư Giắt, Ba Móng, Bảy Sạn, Tư Ếch, Ba Bê, Ba Nhái, thế hệ thứ hai: Sáu Lem, Mười Luốc, Ba Sang, Năm Chiến, Ba Giao, Năm Dũng vv. Qua bên kia lộ phiá nam con đường Số 1 thì khác, phần đông lại thuộc dân Bình Dương sang đây lập nghiệp, có gia đình Tư Bân, Sáu Ðắng, Tý Khèo, Hai Xe Lam, Út Một, Hai Ðực, Tám Lắm vv. Họ sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản, người mua bò cho kéo xe chở củi, chở be, người làm ăn lớn hơn thì mua xe hơi về cũng để chở củi, chở gỗ. Sau đắp lò đốt than, thế nên cũng còn có cái tên là xóm lò than nữa. Những người di cư sau này học theo cũng đào đắp lò than mà làm ăn, có nhiều người trở nên giầu có.

Khi mới thành lập trại, những người dân cựu trào này đã hết mình giúp đỡ những người mới tới, họ thầu làm lán, làm nhà cho đồng bào, cứ mỗi căn 700 đồng, cung cấp gỗ bán cho dân hay thầu đóng giường, làm phản gỗ cho dân trong bước đầu ổn định đời sống. Tuy làm ăn có tiền như vậy nhưng họ sống rất đơn giản, nhà cửa phong phanh trống thiên, trống điạ, nhiều nhà chẳng màng đến làm cửa, sống chung với hay gần ngay bên chuồng bò, tuy hôi thối một chút nhưng bù lại dễ dàng bảo vệ tài sản là cặp bò yêu quý. Bản tính lại xuề xoà, thân thiện vui vẻ, nên mọi người dễ dàng gần gũi nhau, tuy vậy, nhưng để dễ dàng sinh hoạt, họ cứ quy tụ vào một nơi mà sống, gắn bó với nhau nên mới có tên gọi là xóm Nam. Cũng có những người Miền Nam sống chung với dân di cư như: Gia đình ông bà Hai Sắc, Tư Ngà, Tư Bê, Út Miên, Ba Vân, Tư Cò, Út Gù vv. Họ ở chung cùng khắp trong ấp nên họ không thuộc xóm Nam.

Xóm rau muống.

Sự thực thì tên chung của cả xóm là Khu Bắc hợp. Chỉ có một số gia đình trong xóm là có ruộng rau muống mà thôi. Thế nhưng vì toàn bộ số ruộng rau này lại nằm trong phiá sau của cả xóm, nên mới bị bà con thân thương trong ấp gọi chung cả xóm là xóm rau muống.

Ngày đầu khi mới lập trại, có hai dòng suối ở khu vực này, một gọi là suối trong, như tên gọi vì nó nằm sát với khu nhà ở của dân, bắt nguồn từ sau chỗ nhà bà Phó Khuê, luồn lách, vòng vèo chảy theo chiều dài của ấp. Lúc đó hai bên thành của dòng suối còn cao vời vợi. Ðể lấy chỗ trồng rau, thoạt tiên, người ta san mặt đất cho bằng, chỗ thành nào cao quá, họ đào đất đổ xuống dòng chảy của suối, đất pha cát nên nước cuốn trôi đi, biến thành bờ của dòng suối có chỗ dựng đứng, khi có những trận mưa lớn, đất cát không có chân, cứ từng mảng, từng mảng xập xuống, cát lấp hết những mảnh ruộng con, người ta lại khó nhọc xúc cát đổ xuống dòng chảy cho nước cuốn trôi đi, và mỗi lần đất xập như vậy thì người ta lại lấn thêm cho thửa ruộng rộng thêm ra một chút, cứ như vậy, cứ là như vậy, sau bao khó nhọc, người ta đã biến cái lòng suối nhỏ hẹp kia ngày một rộng ra thành những thửa ruộng nho nhỏ trồng rau đều khắp, suốt từ đầu nguồn cho đến cuối dòng chảy.

Những người có công lao nhiều nhất khai phá các ruộng rau này, vẫn phải kể đến là nhà ông bà Xã Tường, ông bà Bốn, ông bà Kính, ông bà trùm Na, ông bà Tình, Hiệt, vv. Cũng có người lúc đầu trồng thử lúa, nhưng không có năng xuất. Chỉ có rau muống là hợp với loại đất pha cát này mà thôi. Và những người có nhà gần suối đã khai thác các miếng ruộng này, họ lan ra cả khu vực con suối phiá ngoài, thế là cái khu họ ở được gọi là khu rau muống, sau lan rộng ra cả khu Bắc hợp, nay là Họ Thánh Tâm, cùng được gọi vui chung cái tên như vậy.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net