android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Nhớ Bùi Chu và vài suy nghĩ nhỏ. Trinhan.
    (Bùi chu ngày hôm nay đã khác. Hiếm hoi lắm mới tìm lại được cái hàng rào dâm bụt luỹ tre xanh. Nhà ngói cây mít bây giờ đã thành biệt thự kín cổng cao tường, con đường mòn hai rãnh do bánh xe bò lếch kếch cày nát xưa, nay đã bê tông hoá bon bon xe chạy)

Trọng kính quý lão ông lão bà,

    Kính thưa quý bậc cha bác làng xóm, những người đã khai hoang nơi mảnh đất này, những người đã được sinh ra và trưởng thành tại Bùi Chu, những người được bảo bọc nâng đỡ ơn gọi khi về sinh hoạt tại quê hương này, những người đến Bùi chu với tư cách là chủ chiên ‘được sai đi’ trong thừa tác, kính thưa mọi thành phần chức sắc trong xứ đạo, những người đã góp phần nào công sức, của cải, tài năng để xây dựng cho nét đẹp của Bùi Chu hôm nay, kính thưa những quý ông bà đã về chọn Bùi Chu là quê hương thứ hai sau bao thăng trầm của tìm kiếm, thưa các anh chị thanh niên là hậu duệ nhưng là tương lai của quê hương này, các em các cháu thiếu nhi yêu quý…

    Có lẽ những câu mào đầu đầy hình thức này có thể làm xúc phạm tới lòng khiêm tốn của quý vị, nhưng phận làm con cháu, là kẻ ‘bề dưới’ thì tôi đâu thể loại bỏ những phạm trù của lễ giáo truyền thống của quê hương. Dẫu gì, nơi đã giữ lại một chút thân thể tôi khi sinh ra, cũng thẩm thấu vào từng thớ thịt tôi những thân quen và tinh thần quê hương. Rồi đây, dù ở bất cứ phương trời nào, dù có mang trên vai những địa vị xã hội hay giáo hội, tôi vẫn có hơi thở, có tiếng nói của người Bùi Chu. Nay dù là kẻ tha phương cầu thực, nhưng trong tâm não tôi vẫn còn đó hình ảnh một Bùi Chu thân thiết và hướng về quê nhà với những tâm tình của người con…

    Thú thật, ngay tại quê hương mình, tôi cũng còn tự hào vì cha mẹ mình vẫn còn sống thọ vui vầy. Ông bà là một trong rất ít những người kỳ cựu ‘còn sót lại’ kể từ ngày khăn gói về lập nghiệp nơi đây. Các cụ khác đã lần lượt thành người thiên cổ mang theo bao kỷ niệm của những thuở Bùi Chu hoang sơ rừng rậm và hổ beo nai khỉ.

    Nhớ những ngày mới về lập ấp, nhà cửa lưa thưa vài chục mét mới có một mái tranh vách đất. Người ít và chưa ổn định nên vài gia đình họp lại ở chung một nhà cho ấm cúng. Hằng ngày mấy anh em trai trẻ vác cưa dứt vào rừng xẻ vài miếng ván về ghép nhà hay đẽo cột cho những căn nhà sẽ được ‘thiết kế’ cao cấp hơn. Nghe nói khu rừng này cũng lắm thú dữ, nhiều huyền thoại. Đó chính là khu vực đường rầy xe lửa giáp xứ Phú Sơn bây giờ. Cho đến nay, sau hơn 50 năm thăng tiến, căn nhà cổ của bố mẹ tôi tạo dựng vẫn còn giữ lại 6 cái cột lõi dấp có đường kính 40cm. Hồi chiến tranh bị pháo kích có hai cột bị téch vài mảnh, nhưng cho tới nay vẫn còn đứng đó để chứng kiến những thay đổi của thời gian và bao thế hệ con cháu chắt ra đời.

    Ôn cố để tri tân.

    Thế hệ trẻ hôm nay hình như không còn biết nhiều về ‘khuôn mặt’ của Bùi Chu của thập niên 40-50. Nó quá xa, quá cũ cho những nhận thức 8x, 9x. Nó cũng lùi vào quên lãng của giới trung niên vì còn bươn chải với miếng cơm hằng ngày. Nó cũng còn thấp thoáng trong giấc chiêm bao của các cụ ông cụ bà…chán cơm thèm đất. Nó chỉ còn là những kỷ niệm vương vấn nhưng khó quên. Hình như chỉ với những người sống xa quê, đã bị ‘đất xưa nay lại hoá tâm hồn’, mới thường gợi lại những dấu yêu một thời ở cố hương và khắc khoải thương về nơi đã chứng kiến những ngày tháng mình ngây thơ bước vào đời.

    Bùi chu ngày hôm nay đã khác. Hiếm hoi lắm mới tìm lại được cái hàng rào dâm bụt luỹ tre xanh. Nhà ngói cây mít bây giờ đã thành biệt thự kín cổng cao tường, con đường mòn hai rãnh do bánh xe bò lếch kếch cày nát xưa, nay đã bê tông hoá bon bon xe chạy. Những mảnh đất hoang của bãi trận giờ đã ‘đô thị hoá’ nhà đúc hai ba tấm. Xưa rồi cái cảnh mỗi mờ sáng đã có cả đoàn người cơm dắt, bao bị lội bộ hàng chục cây số xuôi miền đồng ruộng Sông Mây hay nương rẫy sỏi đá nắng cháy da. Giờ này mà nhắc chuyện những chiếc xe đạp thồ, vỏ xe được gia cố bằng mảnh áo giáp tìm được trong sở rác Mỹ, dép cao su sản xuất từ sự khéo léo tận dụng lốp xe hơi cũ, chuyện ăn bo bo hay khoai lang phơi khô, chuối xanh trừ bữa …chắc như chuyện cổ tích mà thôi. Lúc này dân mình đã no cơm ấm áo, cuộc sống thăng hoa nên nét phồn vinh cũng tô son cho bức tranh quê nhiều nét tươi sáng mỹ miều.

    Có những cái khác làm vui lòng người xa xứ, nhưng cũng có những cái khác lại làm rướm máu trong tim. Chẳng hạn việc giáo dục trẻ ở nhà thờ cũng như nhà trường có chú tâm, nhưng giới trẻ hôm nay như mất đi những ngôn ngữ dễ thương và ‘phong cách’ của dân xứ Bắc. Những cụm từ ‘vâng ạ’, ‘cháu xin cám ơn ạ’…đã trở nên xa vắng mất rồi. Thay vào đó là những lời ‘thưa gửi’ cộc lốc như vỗ vào mặt người lớn tuổi. Thời trước thì có người lễ nghi quá đáng khi chào hỏi ‘xin phép chào cha, chào ông  chào bà’, mời ăn mà nếu đã ăn rồi thì lễ độ thưa rằng ‘con vô phép ạ’…còn bây giờ hỏi một câu thì trẻ chỉ nhát gừng : ‘không biết’, ‘chưa!’, chào hỏi thì lên tiếng “đi đâu đó?”, đố biết nó đang nói chuyện với ai! Nếu có giữ được cũng chỉ còn rất ít gia đình sử dụng cách chào hòi lễ phép. Buồn nhỉ!

    Trẻ thất học (giờ cũng ít) thì có ‘ngôn ngữ chăn trâu’ đã đành, trẻ có học cũng thường có thứ ngôn ngữ như biểu tình. Môi trường xã hội, giáo dục học đường cách nào đó cũng ảnh hưởng thật nhiều tới nhân cách người trẻ.

    Đề cập tới lãnh vực này, chắc nhiều vị cũng mang nhiều thao thức mà chưa tiện nói ra chăng. Thế thì chúng ta cùng nghĩ thêm một chút nữa : làm sao để giữ lại được nét tinh tuý của văn hoá quê mình, trong cách xử thế, ngôn ngữ và cả trong tình người đằm thắm thân thương.

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net