android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Lúc nào cần dùng thuốc trị ho ?
Các bà mẹ thường lạm dụng si-rô trị ho cho trẻ. Nếu ho do cảm cúm hay cảm lạnh thì không cần dùng thuốc chống ho. Nhưng nếu cơn ho làm bạn quá mệt mỏi thì điều này có thể lại cần thiết.
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến đường hô hấp, muốn chữa trị thì phải tìm nguyên nhân. Thuốc trị ho chỉ có tính chất hỗ trợ, chỉ dùng khi cần thiết và trong thời gian ngắn.
Ho có thể do viêm họng, viêm phế quản, hen, viêm tai giữa, viêm xoang, cảm lạnh, bệnh ở phổi hay do các tác nhân gây kích thích đường hô hấp.
Ho cũng là phản xạ sinh lý bảo vệ cơ thể, có khả năng làm sạch đường thở, tống khứ đờm dãi, dịch tiết, dị vật ra ngoài. Cũng vì thế nhiều trường hợp như viêm phế quản cấp, hen phế quản… lại cần phải ho để tống đờm dãi. Việc uống thuốc cầm ho sẽ gây ứ đọng các chất này ở đường hô hấp, lợi bất cập hại.

Trường hợp không cần dùng thuốc trị ho

Ho do cảm lạnh, cảm cúm thời tiết: Trong trường hợp này, chỉ cần giữ ấm, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh tố… để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Uống nhiều nước hơn thường lệ, nhất là nước chanh, nước cam, nước hoa hồng bạch hấp với đường phèn. Chỉ sau một tuần lễ hoặc mươi hôm là ho có thể tự khỏi, không phải dùng thuốc.
Ho có đờm: Thường không dùng đến thuốc trị ho, vì thuốc sẽ làm đờm ứ đọng trong phế quản, cản trở sự hô hấp và gây ứ khí phế nang, làm giảm khả năng chống lại vi trùng.

Các trường hợp nên dùng thuốc trị ho

Các bác sĩ khuyên chỉ nên điều trị chống ho không đặc hiệu trong hai trường hợp sau:
Nguyên nhân gây ho không xác định được hoặc không điều trị đặc hiệu được: Người bệnh được khám tổng quát, khám tai mũi họng, nghe phổi, chụp X-quang, xét nghiệm đờm, nếu cần thiết có thể tiến hành nội soi, chụp cắt lớp… để chẩn đoán nguyên nhân về triệu chứng ho. Ho có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra, từ thông thường đến ác tính như ung thư, suy tim xung huyết gây phù mô kẽ phổi… Nhưng kết quả có thể không xác định rõ rệt bệnh gây ho; hoặc không có thuốc đặc trị, chỉ dùng thuốc trị ho để chữa triệu chứng, giúp bệnh nhân đỡ mệt mỏi.
Ho không phải là phản xạ bảo vệ, hoặc gây khó chịu quá mức: Nếu ho kéo dài trên một tuần mà không ảnh hưởng nhiều đến bệnh hoặc ho không đờm, ho quá mức gây mệt mỏi, nôn ọe, mất ăn, mất ngủ thì có thể dùng thuốc trị ho để giảm ho, giúp cơ thể đỡ mệt, ăn ngủ được.

Các loại thuốc trị ho

Thuốc chỉ có một thành phần là chất kháng histamin: Là thuốc trị ho thông dụng, giúp chống dị ứng, giảm ho, thường được dùng ở dạng si-rô hay thuốc nước cho dễ uống, như si-rô Phenergan (Promethazine), Théralène (Alimenazine).
Không dùng thuốc này cho người ho có đờm như hen suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp vì sẽ gây khô quánh, khó róc đờm, gây tắc đờm, khó khạc nhổ. Thuốc còn có nhược điểm gây ngủ nhiều.
Thuốc nhiều thành phần giảm ho, trong đó chất kháng histamin: Như si-rô Atussin (có Chlopheniamin), si-rô Toplexil (Oxomenazine), thuốc nước Pulmofar (Chlopheniamin)… Do có chất kháng histamin nên gây buồn ngủ và không dùng cho người ho có đờm như hen suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp.
Thuốc có codein dạng viên: Như Neocodion, Acodin, Terpin Gonnon… Nhưng thuốc này không được dùng cho trẻ em, vì trẻ nhỏ rất dễ cảm ứng với thuốc, dễ ức chế hô hấp, gây ngủ lịm và ngừng thở, chỉ dùng thuốc cho người lớn.
Thuốc làm loãng đờm: Sử dụng trong trường hợp ho không róc đờm, làm giảm độ quánh đặc của đờm và chất nhầy trong phế quản, như Mucomyst, Exomuc (Acetyl Cystein). Trong quá trình sử dụng thuốc làm loãng đờm, không được dùng các thuốc trị ho khác hoặc thuốc làm khô đặc dịch phế quản vì sẽ gây tương kỵ, ảnh hưởng tới hiệu quả.
Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp đã xác định đúng là ho do viêm nhiễm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường hô hấp hay có bội nhiễm, bác sĩ sẽ cho sử dụng kháng sinh thích hợp với từng loại bệnh.
Thuốc corticoid: Trong trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp nặng, có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với kháng sinh.
Chỉ có bác sĩ khám trực tiếp mới chẩn đoán đúng bệnh và cho đúng thuốc. Vì vậy, bệnh nhân không được tự động dùng thuốc.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net