android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Cầu thủ bất đắc dĩ.
MINH TRẦN.(Viết tặng ông bầu Yến)
Ở Bùi Chu quê tôi, cứ mỗi độ vào mùa tranh tài cúp bóng tròn quốc tế mở màn, là y như kỳ không khí thể thao nở rộ, nó vút lên đến cao độ, để suốt ngày, bất cứ lúc nào, ra đường, vào quán, đi lễ, đi nhà thờ, trường học, bữa ăn, tiệc nhậu, tại sở làm hay thậm chí trong các nơi lao động cực nhọc như làm rẫy, làm ruộng, thảy đều nghe qua hay được bình luận về các trận đấu đã qua và những dự đoán các trận kế tiếp sắp đá, báo chí có các bài tường thuật hay chuyên đề về thể thao, đặc biệt túc cầu cứ là bán chạy như tôm tươi, người ta đọc qua để nhớ mà mang những hiểu biết đã đọc được, mang vào các cuộc chuyện trò giải trí. Những tay có máu đỏ đen, những người ham vui chè chén, nhân cơ hội này cũng đưa ra các cuộc cá độ, ăn thua nhau bạc ngàn, có người mất xe, mất nhà hay những bữa nhậu đặc sản với bia bọt thoả thích. Nhiều người thắng vui vẻ mà cũng có nhiều anh méo mặt vì thua.

Tại các sân bãi dành cho thể thao, vào các giờ rảnh rỗi buổi chiều, đầy ắp người, từ nam, phụ, lão ấu trong thôn, trong ấp đều đổ cả ra đây, kẻ vào sân vui chơi, người ngồi ngoài sân coi các anh em thi đấu giao hữu với nhau, không khí cứ vui như ngày hội, suốt từ chiều cho đến khi nhá nhem tối, phải mãi cho đến khi không còn trông rõ được nhau nữa mới giải tán, vừa để hoà nhập vào cái không khí chung của toàn cầu về bộ môn thể thao vua của thế giới, vừa để giải trí, mà lại cũng để hưởng không khí trong lành và mát mẻ sau một buổi chiều hè nóng bức. Ðá đi, đá lại riết, các cầu thủ thấy nhàm, thôi thì chia nhau ra thành hai ba đội banh mà đá giao hữu hay tranh giải, cầu thủ trong ấp mỗi lúc một đông, sân bóng chung chỉ có một, thế là anh em lại rủ nhau đi tìm các bãi đất trống làm sân mà chơi với nhau, nhưng cái sân chính thì lúc nào cũng được coi là đông đảo và vui vẻ nhất.

Chọn đi chọn lại, hai ba đội banh mà vẫn còn dư người cả đống, riết anh em chọn nhau ra theo từng khu, ai ở khu nào thì tham gia đội banh của khu ấy. Trong ấp có bốn khu, thôi thì mỗi khu một đội, áo quần, giầy dép không có, khi thi đấu phải chia ra, đội mặc áo, đội cởi trần, ai có giầy thì mang giầy, ai không có giầy thì đá chân không, lúc thi đấu, ai không giầy thấy địch thủ mình nó có mang giầy thì né, không né nó mà đạp nhằm chân mình một cái, giầy có đinh, nó chọc vào thì có mà nát cả mu bàn chân. Cấm mang giầy thì không được, mà thi đấu như vậy thì chênh lệch quá, sau trận đấu, ứa anh chân phải băng bó, may mà chưa ai phải đi nhà thương.

Cứ ai đá bóng thì được coi là cầu thủ, thích thì nhào vào, ai có năng khiếu tí thì đá còn coi bộ được được, còn ai vụng về thì góp vui cho khán gỉa những trận cười vang vì sự vụng về khi chận banh, hay té bò càng. Chẳng có ai huấn luyện hay hướng dẫn các kỹ thuật về môn thể thao này ở quê tôi cả! Trọng tài thì cũng thế, cho nên có khi đang trong trận đấu, phải ngừng lại để đội bị phạt, cãi nhau với trọng tài, hay sau các trận đấu banh, thì để cho hai đội lại tiếp tục đấu khẩu là chuyện bình thường. Sau này, có một số anh em đi học nội trú, cứ độ hè về ra tham dự vui cùng các cầu thủ trong ấp, đã truyền lại một số kỹ thuật nhồi, đá banh tốt hơn và các trận đấu đã tiến bộ hơn, mà xem cũng hào hứng hấp dẫn hơn. Nhất là đã có đội nhà mà ủng hộ, nên khi xem thi đấu tim mọi người cũng đập nhanh hơn khi banh bị đội đối phương đang đưa nhanh xuống cầu môn nhà, mà quân của đội ta có vẻ chậm chạp, tiếng ai đó khe khẽ rên Giê su, Giê su cứ là luôn miệng, mà người cũng run lên vì hồi hộp, chờ cho đến khi banh được đá ra ngoài hay đội ta phá được banh ra khỏi khu vực nguy hiểm, hoặc thủ môn bắt được banh thì mới thấy mọi người thở phào nhẹ nhõm, thế nhưng tiếng cổ võ cũng làm ầm vang cả một góc trời. Khi một trái banh đá sát với cầu môn ra ngoài, chẳng ai bảo ai mà cả một khối khán giả, từ già tới trẻ, nam cũng như nữ rất tự nhiên cùng bật ra từ trong vô thức tiếng đù Phe ủng hộ đội đá trái banh đó thì ‘đù’, vì tiếc trái banh đá hỏng ra ngoài, mà phe đối phương thì ‘đù’, vì mừng thoát nạn. Rồi cứ tự nhiên quát tháo chỉ đạo chửi bới lung tung các cầu thủ trong sân, vì ai cũng cứ tự nhiên coi mình như là huấn luyện viên của đội vậy.

Khi bốn thôn đã có bốn đội bóng, anh em phải kiếm bốn ông bầu, các ông trong ấp thích đá banh cũng ủng hộ việc này và tìm các ủng hộ viên mạnh thường quân giúp đỡ để mua giầy, mua áo, áo thì mua đại mấy cái áo thung màu, màu gì cũng được miễn là nó khác màu với áo của các thôn khác, rồi về nhờ người cắt số may vào lưng để thành áo cầu thủ. Chiều chiều, thôn nào cũng kéo ra sân tập đá bóng với nhau, cuối tuần thì thi đấu, thôn nọ gặp thôn kia xoay phiên nhau mà quần thảo, thắng thì nước ngọt, mà thua thì nước đá lạnh.

Trong bốn thôn, có thôn Tây lạc là xôm tụ nhất, thôn này có chợ tọa lạc, dân sống ở khu này làm ăn buôn bán khá cả, nên con cái họ cho đi học nội trú ở các nhà dòng, ai không đi học xa, ở nhà cũng không phải lao động chân tay nên có nhiều thời gian tập luyện, thế nên họ có những cầu thủ xuất sắc nhất trong ấp. Nổi tiếng với những Khả, Thử, Khanh, Vinh, Hiển, Huy, Minh (nay là linh mục hiện ở Đức ), Thạch vv. Phần đông trong số họ đều to con tốt tướng, nhanh nhẹn và có nhiều năng khiếu thể thao, nhất là túc cầu, thế nên, các giải trong ấp tổ chức đều lọt cả vào tay đội này.

Nhà tôi chính ra là ở khu Tây lạc, giá như tôi không chuyển xuống nhà ông cụ nhạc ở nhờ thì chẳng có điều gì phải bận tâm. Thế nhưng, vì tôi chuyển xuống khu Bắc hợp nên bị anh em nó bắt phải tham gia đội bóng của khu, Yến tự làm bầu để tổ chức đội banh. Một hôm hắn đến gặp tôi, vẻ mặt làm ra nghiêm trọng lắm, chuyện trò một lát hắn nói:’’Bố Minh phải tham gia đội bóng.’’ Tôi cứ cười cười đùa dỡn tự nhiên, không hưởng ứng mấy, vì đơn giản là tôi đâu có biết đá banh, nhưng Yến thì cứ lẽo đẽo theo tôi nửa đùa nửa thật nói: ‘Minh vồ phải tham gia, Minh vồ phải tham gia! Tại vì rằng đội bóng của khu không đủ người, ông phải tham gia,’ thôi thì tôi cũng đành phải chiụ vậy. Thật là khổ cho tôi, đã chẳng có tí năng khiếu gì ở bất cứ một môn thể thao nào nên rất ư là ngại, nhưng anh em nó nói vậy thì phải theo chứ biết làm sao mà từ chối cho được! Vậy là tôi trở thành cầu thủ! Khiếp chưa?

Chiều chiều, anh em đến rủ đi tập, vì không đến rủ là tôi trốn, để khi ra sân mà không thấy tôi, anh em có cho ai về tìm mà gặp được tôi thì tôi nói tôi quên. Ra đến bãi, thì nếu đủ người là tôi thoái thác để được đứng ngoài, không đặng đừng thì mới uể oải vào sân, xin giữ vai thủ thành cho nhàn nhã. Tưởng là như vậy là xong, ai dè coi vậy mà thủ thành cũng qủa là khó ăn, chộp được trái banh đâu có dễ! Cứ tưởng nó lăn xuống là mình chộp ngon ơ, ai dè nó lăn nhanh qúa, không những thế nó còn có ép phê, đụng vào nó chuyển hướng khác nữa chứ, còn những cú sút từ xa, mạnh như sao sẹt, cứ ngớ người ra mà không biết phải xoay trở cách nào, rồi còn nhào, còn lộn cứ như là con quay, quay đến chóng mặt. Chưa đến nửa hiệp, anh em nó đã đuổi, chuyển lên vị trí khác, để giữ thành không khéo tan trận đấu ai mà gánh banh về cho nổi! Lưới mà mủn chắc cũng thủng te tua vì banh lọt vào. Hàng tá chứ ít gì!

Tôi được đưa lên hàng hậu vệ, Hùng Lan thay chân thủ thành của tôi, phải công nhận tay này bắt banh cũng tạm được, nhanh tay lẹ mắt mà phán đoán cũng hay nữa, nên khi hắn thay tôi, banh cũng ít chui vào lưới nhà hơn. Phần tôi, khi lên đứng ở chân hậu vệ, cứ là phải đảo qua, đảo lại canh chừng mấy tay tiền đạo đối phương, mấy tay này nó nhanh lắm, khi hai tay nó phối hợp nhịp nhàng đưa banh xuống là nó chuyền qua, chuyền lại làm cho mình hụt hơi, vì nó cứ lừa banh qua lại trước mặt, như trêu ngươi, thấy mình chậm chạp nên nó cứ nhử nhử banh trước mặt, thế mà chẳng làm sao phá banh ra được, hơi quê quê, mặt đã bốc nóng lên mà chẳng làm gì được nó mới tức chứ! Ðưa chân ra chận banh là nó thọc lỗ ghèn cái một, chớp mắt banh đã tắp tít phiá sau mình, gượng được người dậy xoay mình vẹo xương sống mới quay được xuống mà rượt nó phờ râu! May mà có đồng đội bọc lót cho chứ không thì thằng Hùng Lan nó chửi cho thối mặt. Cứ công tâm mà nhận xét thì tôi là hàng hậu vệ tồi, rất tồi nhưng không có ai thay được nên phải giữ tôi trong đội cho đủ người thôi, chứ tôi mà thủ cái gì! To con đấy mà khệnh khà, khệnh khạng, chậm như rùa, anh em cũng biết vậy nhưng chẳng ai dám chê, sợ tôi trốn luôn thì lấy ai thay thế đây?

Trong đội khu tôi cũng có được một vài tay học nội trú như Mai Văn Luyện, chúng tôi hỏi hắn các chiến thuật thi đấu, rồi bàn bạc cách đá, nói thì nói vậy cho có bài bản, chứ khi ra sân thì hồn ai nấy giữ, nên mạnh ai người ấy đá, có banh là cứ sút bừa, không chừng banh không đưa cho bạn mà lại giao banh sai địa chỉ để gửi vào chân đối phương, chứ có ai bảo được ai đâu, cứ vậy mà tập đâu cả tháng trời ròng rã rồi đội chúng tôi cũng được mời đá giao hữu, các khu cứ lần lượt đá giao hữu với nhau từng tuần một, nhờ vậy mà cuối ngày, cuối tuần, ở sân banh của ấp chiều nào cũng vui vẻ và tấp nập bóng dáng các cầu thủ xách giầy ra tập và thi đấu. Các đội bóng các khu khác thì cũng sàng sàng như đội tôi thôi, chỉ e nhất là đội Khu Tây Lạc, quen miệng chúng tôi hay gọi họ là đội xóm chợ vì như đã kể ở trên, xóm này có đông cầu thủ gạo cội nhất của ấp.

Có sợ thì cũng chẳng tránh khỏi, chẳng lẽ đá giao hữu chơi với nhau mà không dám đá thì làm sao mà tiến được, với lại của đáng tội anh em trong ấp không chứ có ai xa lạ đâu mà sợ! Thế nên chúng tôi sửa soạn đội hình thi đấu với thành phần mạnh nhất mà chúng tôi có được. Ðinh Hoàng Yến lăng xăng chạy tới, chạy lui lo đủ mọi chuyện, quần áo, nước nôi, giầy dép, còn phải lo đi kêu anh em đi thi đấu cho đông đủ, còn cả phải vận động mời các ủng hộ viên đi coi đá nữa chứ.

Ngày thi đấu đến, chúng tôi ra sân, nhìn đội bạn thấy cũng nể, ai cũng chững chạc tự tin, coi dáng vẻ con nhà nghề lắm lắm. Để ra oai, họ đứng lên, ngồi xuống, vung tay, múa chân, xoạc cẳng, vặn hông, nhảy cao, vặn chân trông dễ nể thật! Chúng tôi thay quần áo rồi ra sân làm nóng cho gân cốt nó thư giãn trước, tôi được phân công hậu vệ trái, có nhiệm vụ kèm Khả hay Vinh, mấy tay này là vua làm bàn của đội bạn. Xong đâu đấy, trọng tài gọi hai đội trưởng của cả hai đội đến khu giữa sân bắt thăm chọn sân để chuẩn bị giao đấu, khán giả đến mỗi lúc một đông để cổ vũ cho hai đội, mấy em nhỏ tràn vào sát lằn vôi hai bên sân để coi cho rõ, nhiều em ngồi lấn cả ra bên trong sân bị các anh lớn đến đuổi chạy ra chạy vào cứ như ong vỡ tổ.

Trọng tài Hạnh thổi còi cho mọi người chú ý trở về vị trí, tay Hạnh giơ cao cho cầu thủ hai bên chú ý rồi tiếng còi bắt đầu trận đấu được thổi lên, banh được các cầu thủ tiền đạo giao nhau lăn trên mặt sân cỏ, để cho các cầu thủ hai bên giàn trải đội hình chiến thuật theo ý các cầu thủ (chứ có huấn luyện viên đâu mà theo?). Ðội xóm chợ luôn ở thế thượng phong, họ coi chúng tôi như những đội bóng cho họ tập hơn là để đá tranh giải ngang tài, ngang sức với nhau nên cũng không coi chúng tôi ra gì, ngược lại chúng tôi cảm thấy đội mình yếu nên ai cũng phải cố gắng đá hết sức mình, tuy vậy, chúng tôi cũng không thể nào ngang tài, ngang sức với họ được. Coi kìa thằng Khanh nó dẫn banh chạy như tầu bay lượn, hai tay nó kẹp sát nách, mà hai bàn tay nó lại xoè ra như cánh máy bay nữa coi mới tức chứ! Còn đám Khả, Huy, Vinh chuyền banh qua lại rất nhịp nhàng ăn ý, banh cứ như phải chạy theo chân chúng nó, chắc chân cái đám ấy có nam châm hẳn? Tuy chưa có trái banh nào lọt lưới đội chúng tôi cả mà chúng tôi đã mệt bả cả người, họ ép chúng tôi đá có nửa sân bên phiá chúng tôi, thủ môn Hùng Lan nhảy như con choi choi, miệng quát để điều động anh em chúng tôi thủ chỗ này, kèm thằng kia cho tao cứ loạn xạ, tiếng văng tục, chửi thề đã lác đác trong những tiếng la. Mồ hôi chúng tôi đổ ra ướt sũng như được dội nước, thở không còn ra hơi. Đã có mấy trái sút thăm dò được bắn thẳng vào khung thành đội tôi từ xa, banh đi bên ngoài sát cột dọc hoặc trên xà ngang chút chút với tiếng hô đồng loạt của khán giả ngoài sân ầm lên tiếng đù.. ù.. ù.. ù tiếc rẻ.

Sau mấy đợt thử chân, thử cẳng đội tôi, đội xóm chợ tìm được các yếu điểm cùng những sơ hở của đội tôi mà tấn công. Giờ nó phát hiện chỗ tôi là yếu nên chĩa mũi dùi tấn công sang cánh trái, nơi có tôi trấn thủ. Lậy Chúa tôi, chết tôi mất, nó cứ chuyền banh xuống gần chỗ tôi mà quần thảo kìa. Tôi cứ cuống cuồng lo chạy để kèm mấy tay tiền đạo đối phương, nghe chúng vừa chuyền banh vừa la gọi đưa banh cho nhau mà cuống. Chẳng còn biết phải làm cách nào mà cản phá, chúng nó cứ như con sóc, thằng Hùng đứng trong khung thành nhận ra điểm yếu của tôi, nó quát mấy thằng về bọc lót cho tôi, không thì nó cũng chẳng bảo vệ được khung thành. Ðúng lúc đấy, thằng Khả đưa bóng cho Vinh (Băng) hai tay này cứ lừa banh qua lại, vượt qua được hàng trung vệ đội tôi, Khả đưa banh cho Vinh nó đang đứng trước chỗ tôi, bên ngoài tiếng ủng hộ viên reo hò vang vọng, để cổ võ cho đội xóm chợ, thấy nguy thằng Hùng quát:’’ Minh’’, tôi vội vàng lao lên phá bóng, Vinh nhẹ nhàng hất bóng qua bên cho bạn, tôi vẫn hùng hục lao tới, bị qúa đà, không hãm kịp chân tôi lại, mà để đá vào chân thằng Vinh, cả hai thằng bị té, Vinh nhăn nhó ngồi ôm chân, trọng tài thổi còi phạt tôi, ngoài sân khán gỉa chửi om:’ Mẹ cái thằng Minh đá như con..tiều’’ cho rằng tôi chơi xấu! Chân tôi đau điếng nhưng xấu hổ hơn cả là tôi bị mang tiếng là tay chơi xấu, mặc dù rằng tôi chẳng có một tí mảy may Ỷ nghĩ gì về cái chơi xấu của mình cả, thấy nó đưa banh xuống vừa sợ vừa chẳng biết phải làm sao nên cản phá đại ai dè quất vào chân thằng Vinh một cú đau điếng. Kể từ lúc đó trở đi, tôi đá yếu xìu, chỉ sợ đá vào thằng nào bị qụy nữa thì mang tiếng chết, thế là tôi cứ chậm chạp di chuyển trên sân, thấy nguy hiểm, thằng Hùng nói chúng nó tìm người thay tôi. Tôi được cho nghỉ mừng húm, tiu nghiủ bước ra sân ngồi xem bạn bè đá bóng.

Sau trận đấu đó, tôi không còn bao giờ vào sân đá bóng nữa, mà cũng chẳng ai nhắc nhở tôi tập luyện hay thi đấu gì sốt cả, anh em cũng còn kêu tôi đi, nhưng đi là đi để ủng hộ đội, đi là đi khênh nước đá cho đội, đi là đi để ngồi coi quần áo cho anh em mà thôi và tôi, anh cầu thủ bất đắc dĩ, chẳng bao giờ thắc mắc về các quyết định của anh em khi không cho tôi đá bóng nữa, mà thắc mắc làm gì vì mình có thích trở thành cầu thủ đâu mà thắc mắc. Chỉ có điều hối hận là, mới có một trận đấu đầu tiên, tôi đã để lại nhiều điều chê bai là mình một cầu thủ chơi xấu, dù rất thật tình là tôi chẳng bao giờ có Ỷ nghĩ này. Ối mà thôi, suy với nghĩ mà làm gì, bận tâm mà làm gì ông cầu thủ bất đắc dĩ của tôi ơi! Bởi vì cũng may mắn lắm mà ông trở thành cầu thủ, và sự nghiệp túc cầu của ông cũng chỉ được có vậy mà thôi.
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net