android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Đi Tây kỳ 4.


Hình tác giả trước Đền Thánh Phê Rô 08.

Thăm Rome kỳ 3.

Ngày thứ nhì ở Rome, trời vẫn đẹp nhưng lạnh. Rời nhà chúng tôi lại ra Metro, con gái bưã nay kinh nghiệm hơn mua vé giờ thay vì mua vé nguyên ngày, mua vé giờ đi 1 vé và về 1 vé có tổng cộng 2 Euro trong khi mua vé nguyên ngày 10 Euro, cũng chỉ để đi và về. Chỉ có 4 trạm là xuống, chúng tôi tới Trạm Ottaviano rời trạm và trực chỉ đi bộ trên Đường Ottaviano đến tường thành cuả Vatican, theo đường bên cạnh tường đến thẳng cổng hông trái cuả Đền Thánh Phêrô.

Vào trong sân. Wow! thấy nó cũng hùng vĩ làm sao, những hàng cột tròn cao, cái quảng trường rộng lớn, những hàng rào nhẹ và bao la ghế ngồi trên sân quảng trường. Là người tín hữu Công giáo, vợ chồng tôi thấy lòng mình lâng lâng, cũng khó tả lại tâm trạng lúc đó, chỉ biết là rất vui khi được đặt chân lên vùng đất thánh thiêng này, và vui hoà nhập vào với giòng người đông đảo từ khắp các phương trời tụ hội về nơi đây. Chả biết tự bao giờ người ta nói câu: “Đường nào cũng về La Mã” nhỉ?

Cũng giống như các danh lam thắng cảnh, dinh thự, đền đài nổi tiếng khác. Sau vụ khủng bố 11/9. Vấn đề an ninh đều được tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt, ai muốn vào thăm viếng đền thánh thì đều phải đi qua cổng kiểm tra, với máy soi rọi hành lý cuả du khách mang theo, chúng tôi xếp hàng cùng đoàn người hành hương để được đi qua cổng kiểm tra. Ở đây chắc do Cảnh sát Ý đảm trách. Như đã kể ở trên, chúng tôi đi chơi trái muà nên đi đâu cũng không phải đợi chờ lâu lắc gì, nên cũng đỡ mất thời gian xếp hàng và có nhiều thời gian để thăm viếng hơn.

Theo đoàn người, chúng tôi vào khu hầm mộ cuả Vatican, Nơi chôn cất các ĐGH, trên mỗi phần mộ, còn có những bức tượng bằng đá quý lớn bằng với kích thước người thật, tạc lại hình ảnh cuả các vị giáo hoàng được chôn bên dưới. Mọi người đi qua từng khu lăng mộ với dáng vẻ kính cẩn, đọc kinh và thầm thì khấn nguyện. Đi theo hầm mộ xây vòm bên dưới đền thờ Thánh Phêrô, mộ nổi, mộ chìm, tượng nằm, tượng ngồi, tượng đứng, nơi bọc kính, nơi chăng giây rào. Đoàn người cứ nối nhau hết toán này có toán khác tiếp theo, lẻ tẻ cá nhân như chúng tôi cũng có mà đi theo đoàn cả mấy chục người cũng có, theo đoàn, người hướng dẫn cầm cờ, mỗi toán một mầu, và có hướng dẫn viên giải thích. Tất cả cứ thứ tự đi theo một chiều vòng từ bên trái qua đến bên sân phải là hết phần lăng mộ.

Không biết có phải do muà này ít khách hành hương hay không mà tại giưã sân cũng như bên hông phải đền thờ, người ta nhân muà nghỉ Đông để dựng giàn giáo bảo trì, nên một phần lớn các công trình kiến trúc và cả chân tháp bia nằm giưã quảng trường, đều được vây bọc bởi những tấm nhưạ lớn cho an toàn. Nên chúng tôi không có cơ nhìn ngắm cho hết các phần bên ngoài đền thánh.

Ra cổng, thấy hai anh lính canh mặc quân phục lạ, tôi gạ xin chụp vài pô ảnh, họ vui vẻ gật đầu, thế là chúng tôi liền đứng vào giưã hai anh lính canh, cũng gọi là lính cảnh, có muốn chụp thêm cũng không được với đoàn người đông đảo từ bên trong đi ra. Lại đứng tìm góc cạnh, nháy mấy bô ảnh, trời muà Đông ánh sáng cũng không thuận mấy, thôi ‘có còn hơn không’ cứ chụp rồi sau hãy tính.

 

Chụp hình với lính canh tại Đền Thánh Phê Rô 11/2008.

Chúng tôi bước chân vào ngôi đại thánh đường, lịch sử, huy hoàng và lớn nhất thế giới, cỡ tôi, chẳng thể nào tả nổi hết để bạn có thể tưởng tượng ra một công trình vĩ đại, lại phải mời bạn xem một phần trích trong ‘Sách hướng dẫn hành hương tôi đã trích ở trên vậy.

(Đền Thánh Phê rô. (Trích trong cuốn Hướng dẫn hành hương Roma).

Đền Thánh Phê rô có tên gọi là: Basilica Di San Pietro. Là đền thờ huy hoàng và rộng nhất thế giới, một kỳ công cuả nghệ thuật kiến trúc Italia thời phục hưng và thời Barốc. Hàng trăm nghệ sĩ tài ba cuả các thế kỷ 16 và 17 đã góp phần xây cất và trang hoàng đền thờ.

Đền thờ đầu tiên được Hoàng đế Costantino xây Năm 324 trên đài kỷ niệm dựng bên trên mộ Thánh Phêrô, gần hý trường Nerone, nơi thánh nhân đã chịu tử đạo. Đền thờ này hình Thánh giá la tinh, với một tiền đường có hành lang trang hoàng cột, đã được ĐGH Silvestro thánh hiến Năm 326. Trong các thế kỷ sau đó, nó được sưả sang nhiều lần. Vào Năm 1452, thấy đền thờ muốn sập. ĐGH Nicola V quyết định xây lại và giao nhiệm vụ cho kiến trúc sư B. Rossellini. Nhưng phải đợi đến Năm 1502 công việc xây cất mới thực sự tiến nhanh với ĐGH Giulio II. Bramante đưa ra hoạ đồ hình Thánh giá Hy Lạp với một mái tròn lớn chính giưã và hai mái tròn nhỏ hai bên. Công trình xây cất được tiếp tục với Fra Giocondo và Raffaello (1515). Raffaello đưa ra hoạ đồ Thánh giá La tinh. Nhưng khi ông qua đời Năm 1520, B. Peruzzi lại theo hoạ đồ Thánh giá Hy Lạp. A Da Sangallo (trẻ) muốn lấy lại hoạ đồ Thánh giá La Tinh.

Vào Năm 1546, khi ĐGH Phaolô III giao cho Michelangelo nhiệm vụ tiếp tục xây cất, ông đã giao theo hoạ đồ Thánh giá Hy Lạp. Sau khi Michelangelo qua đời Năm 1564, Vignola hoàn thành hai mái tròn nhỏ, Pirro Ligorio, G. Della Porra và D. Fontana hoàn thành mái tròn lớn. Tiếp đến ĐGH Phaolo V truyền cho C. Maderno nối dài gian chính giưã đền thờ ra theo hình Thánh giá La Tinh, với hành lang và mặt tiền như chúng ta thấy ngày nay. Ngày 18 Tháng 11 Năm 1626, ĐGH Urbano VIII long trọng cử hành lễ thánh hiến đền thờ. Bernini xây thêm hai tháp chuông nhỏ, nhưng đã phải phá đi cái thứ nhất vì vết nứt rạn dưới chân móng.

Đền thờ Thánh Phêro có diện tích là 15.160 m2 (trong khi nhà thờ chánh toà Milano chỉ có 11.700 m2. Saint Paul ở London 7875 m2, Thánh nữ Sophia ở Constantinopio 6.890 m2, Koln 6.166 m2, Notre Dame Paris 5,966 m2.) Dài 221,5 mét (kể cả mặt tiền.) Gian giưã cao 46,20 mét, rộng 27,50 mét. Gian ngang bên trong dài 137,5 mét. Mái tròn kể cả Thánh giá bên trên cao 132,5 mét, chu vi 42 mét, nhỏ hơn mái tròn cuả Pantheon 1,40 mét.)

Bạn thấy đó, nếu không trích theo sách, làm gì ta có được những số liệu chính xác, vì chỉ đi qua đi lại, nhìn lên ngó xuống cả ngày cũng đủ choáng ngợp với những hình tượng vv. được trang hoàng trong đó.

 

 Mặt tiền đền Thánh Phê Rô 11/2008.

 (Mặt tiền Dài 114,69 mét, cao 45,44 mét kiểu Ba rốc, có 4 trụ chính và 8 cây cột nâng mái tiền đường. Với hàng chữ dâng kính có từ thời ĐGH Phaolo V. Bên trên có 5 cưả. Cưả chính giưã với bao lơn là nơi ĐGH ban phép lành cho dân chúng Roma và toàn thế giới trong những dịp lễ lớn. Cũng chính từ bao lơn này, Hồng y niên trưởng Hồng y đoàn công bố tên cuả Đức tân GH. Trên cùng là sân thượng trang hoàng với các bức tượng cao 5 mét 70 như tượng Chuá Giêsu, Thánh Gioan Tiền hô, 11 tông đồ (không có Thánh Phêrô.) Và hai chiếc đồng hồ.

Tiền đường. Dẫn vào đền thờ dài 71 mét, rộng 13 mét và cao 20 mét. Bên trái là tượng Hoàng đế Carlomagno do Bernini tạc Năm 1670. Có 5 cưả vào. Cưả thứ nhất bên phải là cưả Thánh chỉ mở trong các Năm Thánh. Bên trên cuả chính giưã là bức khảm đá mầu danh tiếng cuả Giotto tưạ là “chiếc thuyền nhỏ” hay “Dẹp yên bão tố” tượng trưng cho con thuyền Giáo hội lênh đênh giưã sóng gió trần gian, nhưng luôn có Chuá hiện diện hộ phù. Các cánh cưả đồng chính giưã thuộc đền thờ cũ do Filarete chạm trổ giưã các Năm 1439-1445, các bức chạm trổ trên cưả diễn tả Chuá Giêsu, Mẹ Maria, hai Thánh Phêrô Phaolô và cảnh các ngài tử đạo, một vài biến cố dưới thời ĐGH Eugenio IV. Các bức vẽ trên cao diễn tả cảnh thần thoại và cảnh Roma, thú vật, hoa trái và chân dung Hoàng đế. Cưả thứ hai và thứ năm là các tác phẩm cuả nhà điêu khắc Manzú.)

Còn tiếp..

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net