android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Đất trời, non nước của đảo quốc Vanuatu

Đất trời, non nước của đảo quốc Vanuatu. Thuỵ Miên.

“Quê hương tôi nghèo lắm! Nhưng Chúa thương, chưa ai chết vì đói bao giờ cả. Trước đây cũng thế mà bây giờ cũng thế”.

 

Chỉ cách vài giờ bay từ Melbourne, thế mà hai phương trời hoàn toàn khác biệt. Một nơi thuộc về đất nước văn minh, đã phát triển và một nước vẫn còn chậm tiến, kém mở mang. Khí hậu của nước Vanuatu thuộc vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới giống Việt nam, độ nóng và độ ẩm rất cao. Cây trái xanh tươi, đủ loại trái cây giống ở Việt nam. Nhân tiện có lời mời của gia đình người cháu chúng tôi là anh chị Kông- Trang. Anh Kông đang là nhân viên của ngân hàng ANZ tại Melbourne, được tuyển sang làm việc ở thành phố Port Vila, thủ đô của nước Cộng Hòa Vanuatu. Đó là ý tưởng, đã thúc đẩy chúng tôi gồm bảy người quyết định làm một chuyến viếng thăm đảo quốc Vanuatu vào cuối tháng 11/2008 này.

Sau khi đứa con gái út của chúng tôi đã thi xong lớp mười hai và biết được ngày phỏng vấn tại các trường Đại Học ở các tiểu bang khác vào đầu tháng 12. Tôi lên mạng lưới Internet mua vé ngay. Chúng tôi mua được vé đi từ Melbourne vào ngày 20/11 và ngày về lại Melbourne là 30/11. Để con gái út của chúng tôi kịp đi phỏng vấn khóa học vào ngày 3/12/08 tại đại học Adelaide.

 

Những trắc trở gặp phải khi đi du lịch

Qua những trắc trở mà chúng tôi gặp phải vào ngày khởi hành, xin được kể lại, để nhắc nhở mọi người chưa có kinh nghiệm du lịch nước ngoài như chúng tôi. Vợ chồng chúng tôi đã phải thức dậy từ 0400 giờ sáng, để rửa mặt, đánh răng và kịp giờ uống một ly cà phê trước khi đi đón vợ chồng một người bạn, cùng đi du lịch với chúng tôi. Vì chuyến bay như trong giấy báo cho biết máy bay sẽ khởi hành vào lúc 0630 sáng, để có thể đến Sydney vào lúc 07 giờ 45. Thế nhưng khi ra đến sân bay Melbourne, chúng tôi nhìn lên bảng ghi các chuyến bay, thì mới biết là chuyến bay ấy bị huỷ bỏ. Chúng tôi bụng bảo dạ, biết hỏi ai đây. Vì còn quá sớm nên nhân viên của hãng máy bay Virgin Blue chưa đến làm việc. đành trách mình và đấm ngực lỗi tại tôi, rằng sao không chịu gọi điện thoại hỏi thăm từ tối hôm qua.

Cũng may thay, sau đó ít phút thì người đi du lịch đến phi trường ngày càng đông, và trong số đó có nhiều người cùng chuyến bay đi Sydney như chúng tôi. Thế rồi mọi người đành chờ nhân viên hàng không đến để hỏi. Đúng 0530 sáng, các nhân viên kiểm soát hàng hoá đến làm việc tại quầy kiểm soát, tôi chạy vội đến để hỏi lý do chuyến bay của chúng tôi tại sao bị hủy bỏ. Chỉ một nụ cười và câu trả lời ngắn gọn của cô nhân viên phát vé, đã giải tỏa được hết mọi âu lo của chúng tôi.

- Không sao, chúng tôi đã sắp xếp, để quí vị có thể đi chuyến bay lúc 0600 giờ sáng.

- Cám ơn cô. Tôi vội trả lời.

Khi chúng tôi vào đến cổng chờ máy bay đi Sydney, chúng tôi kiểm soát lại vé thì mới biết có hai vé trùng một tên của anh Trường, còn chị Huyền thì không có vé. Tôi và anh Huyền phải đi ngược trở ra để khiếu nại. Cũng may còn kịp giờ và mọi người đều có mặt trên chiếc máy bay đi Sydney. Chúng tôi đến phi trường Sydney sớm hơn 30 phút như giờ đã ấn định. Tại đây, chúng tôi được xe buýt chuyên chở từ sân bay quốc nội đến sân bay quốc tế, để đợi máy bay đi Vanuatu vào lúc 0930. Thấy thời gian còn dài, hơn nữa vì thức dậy sớm, bụng đói, nên chúng tôi rủ nhau tìm quán cà phê và chỗ ăn điểm tâm, để vừa ăn vừa trò chuyện cùng ngắm ông đi qua, bà đi lại cho mau hết giờ đợi chờ. Đứa con gái của chúng tôi, lần đầu tiên được đi nước ngoài, sau nhiều năm dài học tập ở bậc Trung- Học, nó đã len lén chạy đi xem các tiệm bán hàng mà chẳng ai hay. Chúng tôi mải mê nói chuyện và quên bẵng thời gian. Khi có người nghe thấy tiếng loa gọi tên, thì mọi người vội vàng hấp tấp chạy vào cửa. Chúng tôi nhìn quanh, tìm mãi mà không thấy đứa con gái của mình đâu cả. Trong khi đó, nhân viên hàng không hối chúng tôi như hối tà, nào là phải điền đơn nhanh lên, vì đây là lần gọi cuối cùng đến lần thứ ba rồi. Nhưng rồi có lẽ con gái của chúng tôi nghe tiếng loa phóng thanh gọi tên nó nên cũng chạy kịp vào trong cổng. Tôi bực mình lắm, nhưng cũng cố vội điền đơn cho vợ tôi vào trước, rồi mới điền đơn cho tôi. Thế nhưng chuyện rắc rối khác lại xảy ra, khi nhân viên cầm tờ giấy và sổ thông hành của tôi, ông ta nhìn tôi, rồi nói tôi có vấn đề an ninh cần phải khám xét lại giấy tờ. Lòng tôi tức giận nhưng cũng lo sợ. Không biết chuyện gì đây, chẳng lẽ để mọi người đi còn tôi đành ở lại, chẳng lẽ nhân viên an ninh cho tôi là tội phạm trốn thoát khỏi Úc. Thế nhưng cũng may, họ lầm tôi với một ai đó, nên sau khi tra tìm trong máy vi tính, người nhân viên khác trả lại tôi sổ thông hành và ngỏ lời xin lỗi. Lỗi nghĩa gì, tôi vội cầm giấy thông hành chạy vào phía trong cổng để xuống cầu thang, lên xe buýt. Chiếc xe buýt đang chờ và người tài xế như có vẻ mừng rỡ khi nhìn thấy tôi.

Ngồi trên máy bay, sau khi cài dây an toàn, lúc ấy tôi mới thực sự thở phào nhẹ nhõm, và mặc kệ cho đứa con gái tôi ngồi cạnh tôi, đang lí nhí nói lời xin lỗi.

- Con xin lỗi ba.

Lâu lắm rồi, bây giờ tôi mới được đi máy bay, ngồi trong máy bay, đi trên mây, vượt trời biển, ở độ cao 12,000 mét với vận tốc của chiếc máy bay Boeing 737 trên 800km/ giờ. Cái cảm giác mà từ lâu tôi đã lo sợ đủ thứ, chuyện không tặc, chuyện trục trặc máy móc, chuyện say chóng mặt, ói mửa vì huyết áp máu thay đổi đột ngột. chuyện máu đông vì ngồi lâu làm tắc nghẽn các động mạch nhỏ. Bao nhiêu chuyện mà tôi lo sợ lúc chưa đi, giờ đây đã theo mây, tan biến hết. Qua khung cửa sổ của máy bay, cảnh đẹp của trời mây làm tôi quên hết mệt nhọc. Kìa quang cảnh của nhiều từng mây chồng chất lên nhau, tạo thành những khối bông trắng như tuyết bao phủ bầu trời. Ánh nắng mặt trời rực rỡ chiếu rọi xuyên qua những làn mây, giúp cho tôi nhìn rõ cảnh vật phía bên dưới mặt đất. Nhà cửa, đường xá, sông biển dưới đất như những bức tranh tuyệt đẹp in vào trí óc tôi. Khiến bao nhiêu mệt nhọc như tan biến trong thân xác tôi và cảm giác ấy cho tôi có được sự thanh thản, gần trời xa đất một cách thú vị.

 

Đến phi trường Bauerfied của Vanuatu

Đúng 1300 giờ trưa, thứ năm, ngày 20/11/08. Máy bay đã hạ cánh xuống phi trường Bauerfied của Vanuatu một cách an toàn. Chúng tôi lần lượt bước ra khỏi máy bay, lúc này tôi mới có dịp nhìn chiếc máy bay, trông có vẻ cũ kỹ, với hàng chữ Airline Vanuatu. Sân bay có vài chiếc máy bay nhỏ hơn đang đậu trên bãi đáp. Nhìn sân bay quốc tế Vanuatu sao mà giống sân bay Phú Quốc của Việt Nam đến thế, chỉ có một chiếc máy bay đáp xuống và rối lại chở khách mới bay đi, để lại sân bay trống không. Nhà chờ đợi của phi trường là một dãy nhà dài, hai tầng, tầng trên có một số người bản xứ đang đứng vẫy tay chờ đón người thân. Chúng tôi theo nhau, đi vào hàng một để vào trong cửa khẩu để trình vé và nhận hành lý. Tại đây đã có sẵn một ban nhạc của người bản xứ khoảng sáu, bảy người đang hát bài nhạc chào mừng khách đến Vanuatu, bản nhạc nghe vui tươi, tiếng đàn nhộn nhịp, nên khi ban nhạc vừa chấm dứt bài hát, mọi đã tặng lại cho ban nhạc một tràng pháo tay theo phép lịch sự của dân Úc, mặc dù chúng tôi chẳng hiểu họ hát cái gì.

Anh em chúng tôi thuộc loại “con trời”, và như đã tìm hiểu trước khi đi, thì bia ở đây bán giá rất mắc. Chúng tôi được quyền mua giá “duty free” mỗi người một thùng bia. Tôi cầm 6 cuốn sổ thông hành, mua ngay 6 thùng bia duty free. Hôm ấy chỉ có một loại bia của Nước Vanuatu. Chẳng thấy bia Úc đâu cả, đành phải nhắm mắt gật đầu mua bia Vanuatu, với lý do để uống thử xem mùi vị của nó ra sao.

Một trắc trở khác nữa lại xảy ra ngay tại phi trường Vanuatu. Anh Huyền bạn tôi tìm mãi chiếc Va-li đựng quần áo, thuốc men mà không thấy, và đành phải khai báo thất lạc. Khi nhân viên hỏi địa chỉ, thì tôi không có địa chỉ nhà của người cháu để mà khai. Tôi chỉ biết khai tên của người cháu và số điện thoại, thế mà họ cũng vui vẻ, không hỏi thêm gì nữa. Mãi về sau này, tôi mới khám phá ra ở Vanuatu, cái xứ thiên đàng này thì đường phố mớ hầu hết không có tên, nhà không cần số (ngoại trừ khu phố cổ, do người Pháp và người Anh thiết lập từ xưa thì có tên đường). Dân chúng cư ngụ tại đây chỉ có số hộp thư, tên vùng, và điện thoại mà thôi.

Còn về phần ẩm thực, xin qúy vị nhớ nếu muốn mang theo thịt heo, thịt Kangaroo thì cần phải đem theo tờ biên lai tính giá tiền, để phòng khi quan thuế bắt đóng thuế, họ sẽ tính theo giá tiền ấy mà họ bắt mình đóng thuế. Hôm ấy chúng tôi mang theo 10 kí lô thịt heo và vài ki-lô thịt Kangaroo. Nên bị giữ lại và cũng may, người cháu của chúng tôi đến kịp thời để đóng tiền nhập khẩu cho số thịt ấy.

Thật là đúng lẩm cẩm cho tuổi già, đi chơi mà nhà tôi đòi mang đủ các thức gia vị, gạo, mắm muối, vì nghe đồn rằng bên Vanuatu rất khan hiếm. Hơn nữa chúng tôi lại thích tự túc nấu ăn hơn là rủ nhau đi ăn tiệm. Càng già thì khẩu vị của mọi người đều trở nên khó khăn hơn, tránh mỡ, kiêng mặn và nhất là sợ bột ngọt. Phải không qúy vị. Chính nhờ vậy mà chúng tôi đã có những bữa ăn tuyệt ngon, đầy hương vị quê hương Úc-Việt trong 10 ngày sống tại đảo quốc Vanuatu này.

Trên đường từ phi trường Bauerfield về nhà người cháu ở vùng Second Lagoon. Hai bên vệ đường tráng nhựa có nhiều chỗ bị sạc lở vì nước mưa từ lâu, như không được sửa chữa, khiến con đường trở nên nham nhở như chuột gặm. Những cây soài, chuối, và bờ dậu trồng bằng cây Đinh Lăng, cảnh dân bản xứ đi bộ thành từng nhóm dọc theo vệ đường, thời tiết nóng oi ả, đã làm tôi chợt có cảm nghĩ, tôi đã được trở về quê hương Việt nam, trở về thời ấu thơ của thập niên 1955-1960. Xe chạy độ hơn 10 phút là đã vào trung tâm thành phố, và đi qua thành phố độ 5 phút nữa là tới nhà. Ngôi nhà được kiến trúc theo lối tây phương, nhà xây bằng gạch đúc, bê tông. Hai tầng lầu, mặt trước nhìn ra con đường chính, bên kia đường là ngọn đồi cao, có nhiều cây chuối, đu dủ mọc hoang. Ngay trước sân có một khúc thân gỗ cao khoảng 2 mét, được khắc 3 hình mặt người, ở đây người bản xứ cho rằng đó là những vị thần như thần Namagi, thần Tamtam. Càng nhiều mặt thần thì giá tiền càng mắc, họ tin rằng các vị thần này phù trợ cho công việc làm ăn phát tài. Mặt sau nhà là lan can giáp với biển, mắt nước yên tịnh khi không có mưa gió, trong veo có thể nhìn thấy từng đàn cá nhỏ bơi lội dưới nước, và ban đêm những con cá to, khoảng 2 kílô trở nên nhảy vọt lên trên mặt nước như chào mừng khách đến từ châu Úc, và cũng như thách thức chúng tôi, “đố mày bắt được tao”. Thật vậy, anh Huyền, anh Trường và tôi đã chịu thua sau khi câu cả tuần mà không bắt được một con cá lớn nào cả. Gió mát trăng thanh, cá nhảy lượn khỏi mặt nước cả đêm mà chúng không chịu cắn câu. Chúng tôi nhiều lần hỏi nhau, chúng ăn mồi gì nhỉ? Phải chăng cá sống ở vùng nhiệt đới ăn mồi khác với cá sống ở Úc.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net