android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Đất trời, non nước, Đảo quốc Vanuatu, kỳ cuối. Thuỵ Miên.
Đất trời, non nước, Đảo quốc Vanuatu, kỳ cuối. Thuỵ Miên.

Thứ ba 25/11/08

Tái dê. Chúng tôi đã dặn người tài xế xe buýt từ hôm qua, mua giùm chúng tôi một con dê đực độ một năm tuổi, với giá 5000 tiền Vatu. Sáng nay, anh ta đã mang con dê đến cho chúng tôi từ sáng sớm. Tôi và anh Trường, tắm rửa cho nó sạch sẽ trước khi đem đi hiến tế ngay phía bên kia vệ đường. Việc cắt tiết dê thì đó là nghề giải phẫu của tôi, tôi cột hai chân sau nó lại, treo nó lên cao, cắt sạch lông cổ phía bên trái. Tôi cẩn thận cắt da ngang cổ, vết cắt dài độ 5 centimét, dọc xuống theo chiều dài của cổ con dê 5 centimét. Dây động mạch cổ được nhìn thấy nằm song song với dây tĩnh mạch. Tôi lấy chiếc đũa tre đã được vót nhọn, xuyên qua và khều sợi động mạch ra phía bên ngoài. Một tay tôi nắm lấy nó và một tay cầm dao nhỏ để cắt đứt sợi động mạch. Trong khi đó anh Trường tay đã cầm sẵn ca đựng rượu mạnh để hứng lấy máu dê hòa lẫn với rượu, theo các cụ nói thì uống vào sẽ bổ khí huyết. Chả biết có đúng không, nhưng dân nhậu chúng tôi cứ thi nhau uống ừng - ực, mà chẳng thấy có phản ứng gì cả. Phần máu còn lại, được hứng vào tô đã có pha sẵn muối để hãm cho khỏi bị đông, dành để đánh tiết canh. Anh Huyền và anh Trường chịu trách nhiệm kiếm rơm cỏ, giấy về thui. Chỉ độ nửa tiếng sau thì con dê đã được thui vàng toàn thân. Chúng tôi đem về đằng sau nhà, tắm rửa và ra thịt. Thái tái là nghề của anh Trường, nhìn miếng thịt tái chưa được rắc thính, mà tôi đã thấy muốn rón ăn ngay, thì cũng biết nó tươi ngon cỡ nào rồi. Tôi bấm bụng, điệu này anh em tôi lại có dịp cưa đứt một chai Cognac XO. Ấy là chưa kể đến hai viên ngọc của nó, được hấp chưng cách thuỷ với hành nữa. Ngon ơi là ngon, tuyệt ơi là tuyệt. Về phía các bà thì làm món dê sào lăn, dê nấu rựa mận. Chiều hôm ấy chúng tôi cũng mời gia đình bác Đại, nhưng chỉ có ba bố con bác ấy tham dự tiệc vui, vỉ bác gái bận việc không đến được. Trong khi thưởng thức món tái dê mềm, thơm ngon, bác Đại hỏi chúng tôi có biết ăn thịt chó không. Tôi kể một hơi các món nhậu tuyệt hảo của thịt chó tại Hàng Xanh, Ngã ba Ông Tạ, Ngã ba Tam Hiệp. Bác ta nghe mà phục chúng tôi hết sức. Và bác Đại cho biết nhà có một chú cầy tơ, bác ấy sẽ làm thịt để đãi chúng tôi, thưởng thức món quê hương trước khi chúng tôi trở về lại Úc. Người con Út của bác cũng nói sẽ cho chúng tôi thưởng thức món thịt dơi, anh ta vừa mới săn bắn được vào tuần trước. Chúng tôi nghe thấy được ăn các món ăn quý hiếm tại Vanuatu. Lòng thầm vui khi gặp được những người, chan chứa tình người như gia đình bác Đại.

 

Thứ tư, ngày 26/11/08

Đi câu cá biển. Theo kinh nghiệm của anh Kông đã có dịp đi câu cá biển lần trước, thì chúng tôi chịu khó thuê xe đi xa thành phố một chút thì giá tiền cho dịch vụ câu cá rất rẻ, và mình có quyền mang cá câu được về nhà. Nếu như chúng tôi xuống tàu ngay tại Port Vila thì giá mắc gấp ba lần và mình không được lấy cá mang về. Vì dân du lịch chỉ thích đi câu chơi mà thôi. Chúng tôi khởi hành lúc 0800 giờ sáng, đi qua thành phố về hướng thác nước nhiều tầng hôm nọ, tiếp tục chạy xe qua núi Mt. MacDonal, vượt qua những cánh rừng già độ khoảng một giờ lái xe, chúng tôi đã đến được bãi biển tuyệt đẹp. Người dân lo dịch vụ đi câu biển đã chờ sẵn chúng tôi trên chiếc thuyền canô sơn màu vàng. Anh Trường, tôi và người cháu bước vào chiếc ca nô để cùng người dân bản xứ đi ra khơi câu cá. Mặt biển phía trong bờ bằng phẳng và im lặng như tờ, tôi nghĩ thầm thế mà anh Huyền lại dặn dò mọi người kỹ lưỡng, phải uống 2 viên thuốc say sóng, tôi không tin và không uống, vì ngày xưa tôi đã lái tàu vượt biên suốt 5 ngày đêm mà nào có hề hấn gì. Chiếc canô càng ra xa, sóng càng nhiều và tôi thấy làm thích thú vì chuyến đi câu này làm tôi gợi nhớ chuyến hải hành vượt biển ngày xưa. Độ hơn một giờ sau, chúng tôi đã ra tới chỗ câu, nơi đây có một chiếc phao nổi. Người lái cho chiếc canô chạy một vòng quanh chiếc phao nổi, một vài con chim to bay nhởn nhơ và đậu lại trên chiếc phao. Bỗng người lá chiếc canô cho máy chạy chậm lại rồi ngưng hẳn tiếng kêu kèn kẹt của một cần câu phía sau tàu. Tôi chưa kịp hỏi lý do thì anh Kông người cháu của tôi quay về phía sau chiếc canô và chỉ về hướng một con cá to độ 10 ký, dài chừng 1 mét, màu vàng tuyền đang cố phóng theo chiếc canô. Người bản xứ gọi nó tên là cá Mahimahi. Loại cá này có thể ăn gỏi rất ngon, anh ta hỏi chúng tôi có mang theo máy chụp hình theo không, nhưng máy chụp ảnh chúng tôi để lại trên bờ. Thật là tiếc, vì con cá da màu vàng này sẽ biến áât màu khi nó chết. Lần đầu tiên tôi được cầm cần câu để quay con cá to như thế lên khoang thuyền. Có lẽ vì thế mà không biết mệt. Người dân bản xứ cho canô chạy thêm vài vòng nữa nhưng không bắt thêm được con nào nữa cả. Chiếc canô đổi hướng khác để tìm chỗ câu cá Ngừ. Ở đâu có chim trời bu lại thì đó có cá. Những người đánh cá giỏi, đều biết câu nói này của các cụ ngày xưa. Chúng tôi nhìn từ xa đã thấy từng đàn chim xà xuống biển, thế là chiếc canô cứ nhắm hướng ấy mà lao thẳng tới, chẳng mấy chốc tiếng canô nổ nhỏ dần và ngừng lại thay vào đó tiếng kêu bạc đạn của ổ líp cần câu vang lên. Hai con cá ngừ to độ trên 2 ký đã dính mồi giả. Chúng tôi quay kéo nó lên một cách khó khăn, vì loại cá này khi đã cắn câu thì tìm cách chui sâu xuống đáy biển. Chính vì vậy mà tôi mệt đừ, khi quay được con cá thứ sáu lên khoang thuyền. Sau khi chúng tôi hụt mất 2 con cá Ngừ khi kéo nó sát tới khoang thuyền. Chúng tôi quay trở về bến sau khi dã ở ngoài khơi gần 4 tiếng đồng hồ. Anh Trường và tôi đều mệt lả người, có lẽ vì sóng nhồi, tuổi đời không còn trai trẻ như xưa, và có lẽ vì bữa thịt dê ngày hôm qua, nên khi chúng tôi lên bờ là nằm lăn quay ra đánh một giấc cho tới lúc ra về. Chiều hôm ấy chúng tôi ăn một bữa cá hấp no nê.

 

Thứ năm 27/11/08

Thịt Dơi (Flying Fox) của xứ Vanuatu. Bác Đại mang đến cho chúng tôi bảy con dơi đã được lột da sẵn sàng, mỗi con cân nặng độ bảy lạng. Thịt dơi đỏ, chúng tôi làm món dơi rựa mận, kho nước dừa, mẻ, xả. Vì hãy còn món cá ngày hôm qua đầy trong tủ, món cháo cá có vẻ hấp dẫn cho chúng tôi, vì nó ngon tươi và giã rượu. Các bà có dịp ăn món thịt dơi để bồi bổ sức khỏe. Ngày hôm nay chúng tôi ở nhà nấu ăn, như chương trình đã hoạch định, cứ một ngày đi chơi ở ngoài, thì một ngày ở nhà nghỉ ngơi và bồi dưỡng. coi phim điệp viên, phim khoa học giả tưởng. Ban đêm cá vẫn nhẩy lên khỏi mặt nước, đùa giỡn với mặt nước biển, nhưng chẳng có con nào chịu cắn câu.

 

Thứ sáu 28/11/08

Đi thăm công viên, bảo tàng viện quốc gia. Ngày hôm nay, mọi người thuê xe đi thăm bảo tàng viện quốc gia và chụp hình cái máy chém, các thú vật, như rắn, kỳ nhông. Các bà lại có dịp đi sắm đồ. Riêng tôi vì mệt nên đành ở nhà mở máy luyện phim cho đến chiều, đợi các bà về làm đồ nhậu ăn tối. Anh em chúng tôi ăn uống cho đến khuya, cần cần câu ra ngồi lan can. Dù đã thay đổi đủ loại mồi từ mồi giả, đến mồi thật nhưng chẳng bắt được con cá nào lớn hơn 2 lạng. Thất vọng. Chúng tôi lắc đầu hỏi nhau, cá ở đây không biết chúng ăn gì để sống.

 

Thứ bảy 29/11/08

Thịt cầy. Khoảng giữa trưa, thì con trai bác Đại đến và mang cho chúng tôi 2 đùi thịt chó đã thui, như lời bác đã hứa hôm ăn thịt dê. Bác con dặn người con trai mang đủ các thứ gia vị như giềng, mẻ, xả, mắm tôm, để chúng tôi có thể nấu rựa mận, thịt luộc, thịt nướng. Món thịt này thì tôi với anh Trường và người cháu lại phải nhờ chai rượu Cognac để đưa cay. Ăn lá mơ, và canh rau ngót để phòng ngờ ăn thịt chó bị nóng người. Ôi! Một bữa nhậu thịt cầy để nhớ quê hương, chúng tôi nhớ đến những buổi ngồi quán thịt cầy ở Tân Mai, Tam Hiệp, hay ở Ngã ba Ông Tạ, Hàng Xanh, và Thị Nghè. Cứ một miếng thịt lại một lần nâng cốc. Quyết tâm phải chén một bữa cho đã, vì đúng nó rồi. Mai mốt về Úc biết có còn được gặp nó nữa hay không. Bữa cơm trưa hôm ấy giá mà không phải đi lễ thì khó mà đứng dậy nổi.

Sau thánh lễ sáu giờ chiều. Chúng tôi nhờ sơ Xinh dẫn đường đến thăm nhà thờ do giáo dân Việt Nam ở Vanuatu xây dựng, cách thành phố Vanuatu không xa lắm.

Nhà thờ Đức Bà là Cửa Thiên Đàng, hay còn gọi là nhà thờ Thiên Môn. Do công lao đóng góp của bà con Công Giáo cùng với cha Vịnh xây dựng lên. Con đường dẫn vào nhà thờ nay đã bị nước chảy soi mòn thành rãnh, không được sửa sang. Chúng tôi leo lên cầu thang xây ở hai bên cửa chính bên ngoài nhà thờ, để có thể đọc rõ hàng chữ viết trê gần đỉnh nóc nhà thờ: "Đức Bà là Cửa Thiên Đàng" vì trời đã tối. Chúng tôi bật đèn xe lên để có ánh sánh chụp vài tấm hình lưu niệm trước đài kỷ niệm có ghi con số năm 1954-2004, những bảng đá có khắc tên những người đóng góp xây dựng nên ngôi thánh đường này. Cái bóng tối cộng thêm cái vẻ hoang vu,..điêu tàn của khuôn viên thánh đường làm tôi có linh tính rằng nơi đây là vùng đất chết, hay ít người qua lại, viếng thăm. Tối hôm ấy, tôi nhớ lại những câu chuyện mà tôi nghe được khi hỏi về sự sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở đây. Trường dạy học tiếng Việt ở đây không có, mặc dù đã có sự hiện diện của dân ta từ những năm đầu thế kỳ XX. Ngày xưa, trước khi độc lập (1980), số dân cư người Việt còn đông, có đến tám đội banh bóng tròn, đá rất giỏi. Mọi người sống đoàn kết, kính trọng lẫn nhau, cùng nhau vui sống trong tình anh em. Thế nhưng ngày nay, số người Việt còn ở lại đảo này quá ít, vì đa số đã di dân qua Tân đảo (Noumea) để sinh sống vì đảo này hãy còn thuộc về của Pháp. Khổ một nỗi là càng ít người thì càng ít đoàn kết. Nên đành sống riêng rẽ riêng một góc trời nào đó mà thôi. Chuyện của ai thì nhà ấy lo, ai hơi đâu mà ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Còn một lý do khác nữa là con cháu của người Việt đều đi du học và sinh sống ở Úc, ở Pháp. Chúng đâu cần học nói tiếng Việt làm chi. Các ông bà già chết gần hết thì còn đâu tinh thần Việt Nam. Nghĩ đến đây tôi giật mình lo sợ cho tương lai con cháu người Việt nam đang sống ở Úc, tôi lo sợ những trung tâm Công Giáo Việt Nam tại Úc, có một ngày nào đó cũng bị bỏ hoang, không người sửa sang, không người lai vãng vì thiếu đoàn kết hay thiếu vị chủ chăn đạo đức và hy sinh phục vụ Chúa vì phần rỗi của tha nhân. Tôi miên man suy nghĩ và thiếp vào giấc ngủ say lúc nào không biết. Thoáng một cái là hết một đêm. Trời lại sáng.

Chúa Nhật 30/11/08

Ngày về. Hôm nay chúng tôi phải thức dậy sớm hơn mọi khi, để chuẩn bị hành trang trở về Úc, Khi đi thì các bà mang theo thực phẩm thức ăn, nhưng khi về thì các bà lo đóng gói mang về quần áo, tặng phẩm, những thứ đã mua sắm trong suốt 10 ngày qua. Chúng tôi ăn cơm sớm, để kịp giờ ghé thăm chào giã biệt và cám ơn tấm chân tình mà gia đình bác đã dành cho chúng tôi. Chỉ có mười ngày sống chung thôi, mà các con của người cháu chúng tôi đã thấy buồn, khi chúng tôi vẫy tay chào tạm biệt. Trên đường ra phi trường chúng tôi có ghé thăm lại nhà thờ Thiên Môn một lần nữa, để thấy rõ cảnh nhà thờ bỏ hoang như đang chờ một linh mục nào đó từ Úc, từ Noumea hay một nước nào đó qua du lịch và đến nơi đây dâng lể cho người Công Giáo Việt Nam bằng tiếng Việt. Tôi cũng tìm gặp được gia đình anh chị Xứng Vinh, chị Vinh người xứ Bùi Thái lấy chồng qua đây vào cuối năm 1974. Nhưng vì thời gian có hạn nên đành chia tay để kịp giờ chuyến máy bay lúc 1400 giờ. Chúng tôi đến Úc được bằng an, không gặp trở ngại như lúc đi. Chúng tôi mang về nỗi nhớ, niềm mong ước có ngày tái ngộ với người thân, người đồng hương và với đảo quốc Vanuatu mà chúng tôi chưa có đủ thời gian để đi hết những đảo lớn như đảo Santô, Tanna. Xin gởi lại niềm vui, tình thương yêu và nỗi nhớ đến với những người còn đang sống tại Vanuatu. Xin trả lại sự yên tĩnh và ngăn nắp cho gia đình người cháu, với tấm lòng biết ơn vì đã cho chúng tôi những ngày nghỉ holiday tuyệt vời tại đảo quốc Vanuatu này. Thôi nhé! Hẹn ngày tái ngộ.

Thụy Miên.

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net