android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Cùng con đi Tasmania học, Thuỵ Miên.
Cùng con đi Tasmania học, Thuỵ Miên.

Bỏ cảnh giàu, đi ở lều túp

 

Chúng tôi nghĩ đến cảnh tượng hôi hám ấy mà tội nghiệp cho đứa con. Chúng tôi nhìn nhau than thở: “Bỏ nhà to cửa rộng, để chui vào lều túp thế này. Không biết con bé có chịu nổi hay không ?”.

 

Đời du học sinh, sinh viên thật là vất vả. Nếu như không muốn nói thật là gian nan và khổ cực  học để lấy được tấm bằng, chứ chưa kể đến xin được việc ở xứ người. Đường đời ai có qua cầu mới hay.

Gia đình chúng tôi gồm ba người: bố mẹ và đứa con gái út. Chúng tôi bỏ mọi sự lại Melbourne. Từ nhà cao, cửa rộng, bạn bè, và nhất là bỏ cả việc làm, tiền lương hậu hỷ, để làm một cuộc phiêu lưu vô bờ, vô bến nơi xứ Tasmania. Khác với lần tôi đi vượt biên, lần này chúng tôi có tàu thật to chở qua biển, có phòng, giường ngủ, và nhất là không cảm thấy bị sóng làm cho ngất ngư. Chúng tôi đem theo cả chiếc xe mà bên trong nó phải chở đầy hành lý gồm: quần áo, giấy tờ cần thiết và một số lương khô, máy vi tính và một ít tiền mặt đủ cho việc chi phí trong tuần. Chúng tôi đến cảng Devenport vào lúc 0730 sáng ngày thứ hai 23/2/09. Sau khi đã được kiểm soát là không mang theo vũ khí, gas và thức ăn, trái cây tươi. Tôi lái xe theo bản đồ chỉ dẫn đi theo hướng về thành phố Hobart. Đúng 1100 giờ là chúng tôi có mặt tại sân trường Đại Học Tasmania. Sân trường tấp nập xe cộ ra vào, người đi kẻ lại. Các sinh viên già có, trẻ có. Tiếng cười nói ồn ào náo nhiệt, tiếng nhạc của các nhóm sinh viên tổ chức, khiến tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào sân của nơi tổ chức hội chợ tết. Chúng tôi chen lấn giữa đám đông người, để hỏi thăm tìm nơi ghi danh cho học sinh năm đầu tiên. Nhiều sinh viên Á Châu, tóc cũng đen, da cũng vàng nhưng khi hỏi thăm bằng tiếng Việt, chúng tôi mới biết ra là họ không phải người mình. Đã vậy mà khi hỏi bằng tiếng Anh, họ cũng chẳng biết nó ở đâu, tôi đoán họ cũng là học sinh cũng từ nơi xa đến như chúng tôi. Cũng nhờ tôi đã có kinh nghiệm 6 năm ngồi mòn đít trên đại học ở Melbourne trước đây, nên tôi tim ra thư viện để hỏi thăm chỗ ghi danh cho năm thứ nhất. Tôi cứ ngỡ là ở đâu cũng thế, Đại học nào cũng vậy. Ngày khai giảng sẽ rơi vào tuần sau tức là 2/3/09. Nào ngờ, ở Đại học này lại khai giảng sớm hơn một tuần. Sau khi ghi danh xong, con gái tôi cho biết là có lớp học ngay lúc ấy, nên nó phải vào lớp học ngay, và hẹn chúng tôi sáu giờ chiều trở lại đón nó tại sân trường.

Đường thì lạ, xe cộ thì đông. Chúng tôi tin tưởng vào máy chỉ đường và phó thác xác hồn trong tay Chúa, để đi tìm chỗ ở trọ.  

 

Cảnh mướn nhà

Trên con đường đến trường Đại học. Chúng tôi đã nhìn thấy dẫy phố của thành phố Sandy Bay, nơi đây có nhiều tiệm buôn bán, nhiều văn phòng mua bán và cho thuê nhà, bưu điện, nhà Bank, nhà hàng và motel. Chúng tôi lái xe quay trở về phố chính và tìm ra văn phòng cho thuê bán nhà. Hai vợ chồng hí hửng bước vào hỏi thăm nhân viên về nhà, unit có 2 phòng ngủ để thuê. Nơi nào cũng được cung cấp cho tờ giấy có ghi vài hình ảnh, địa chỉ nhà hay unit cho thuê. Chúng tôi tìm những nhà hiện sẵn sàng cho thuê, ở vùng Sandy Bay, Battery Point và làm cái hẹn để đi coi nhà. Nếu không chính tai tôi nghe thấy cô trực điện thoại trả lời từ chối với những người đi mướn nhà hay unit trước tôi, thì tôi cứ tưởng việc mướn nhà là dễ dàng. Tôi tưởng cứ có tiền mặt là mướn được ngay. Nào ngờ khi được nhân viên hẹn giờ đã mấy lần mới tới lượt cho chúng tôi đến coi nhà. Khi vào đến nhà thì căn nhà bên ngoài trông rất tươm tất, có vườn bông hồng đằng trước. Nhưng khi vào bên trong thì hỡi ôi, căn nhà được chia làm 3 căn unit để cho mướn, mỗi căn có 2 phòng ngủ, mỗi phòng độ 3 mét dài, ngang 2.5 mét ngang. Đã nhỏ thì chớ, nó còn phải chui xống hầm giống như hầm chống bom ngày xưa khi còn chiến tranh ở Việt Nam. Đã liều thì chúng tôi cũng đành nhắm mắt khen tố,t để hy vọng có thể mướn được trước những người khác vì mình đến xem nhà trước. bây giờ tôi mới hiểu cái mánh khoé của nhân viên cho thuê nhà. Họ chờ cho có một số người gọi điện thoại đến họ, rồi hẹn giờ cùng trong ngày để họ mở cửa cho vào xem nhà. Khi về đến văn phòng họ đưa cho vợ chồng chúng tôi 2 tờ đơn để điền vào. Và họ bảo chúng tôi khi nào có tờ sơ yếu lý lịch từ nơi cơ quan có giấy phép điều tra,thì đơn chúng tôi mới được duyệt xét đến. Thật là rắc rối quá sức. từ hồi tỵ nạn sang nước Úc đến giờ, chúng tôi cũng từng đi mướn nhà mà có bao giờ bị hỏi đủ loại giấy tờ như thế này bao giờ đâu. Chỉ mới cách nay 19 năm thôi mà mọi sự đều thay đổi cả, cái gì cũng đòi giấy tờ chứng minh. Chúng tôi lại tìm đến một văn phòng về nhà cửa khác. Lần này chúng tôi được mở cửa cho xem một căn unit 2 phòng ngủ. Tuy bên ngoài trông hoang tàn, đổ nát, cây cối um tùm bừa bãi, nhưng bên trong lại tươm tất, ngăn nắp. Nhà tôi vẫn còn tưởng dễ mướn như ngày mới đến Úc, nên cố chêm vào vài câu tiếng Việt: Cái màn cửa hư rồi, phòng tắm ngập nước, vườn tược gì mà trông như nhà bỏ hoang. Thật ra, chúng tôi đã 16 năm rồi thoát khỏi cảnh đi mướn nhà nên không biết chuyện đổi thay, hồi xưa chúng tôi có nhà cho người ta mướn, chúng tôi đâu có làm khó ai đâu, ai thuê cũng được miễn là trả tiền đầy đủ là được rồi. Thế mà bây giờ lại khác. Chúng tôi đi đến đâu cũng bị các văn phòng cho mướn nhà bắt chúng tôi điền đơn mướn nhà, đòi các giấy tờ chứng minh, có công ăn việc làm, tiền lương hằng tuần là bao nhiêu, 5 người giới thiệu. Cũng may tôi có đem theo cuốn sổ tay bỏ túi có ghi tên, số phôn và địa chỉ của bạn bè, nên việc điền tên không trở ngại. Thế mà vẫn có bị từ chối duyệt xét đơn vì chúng tôi chưa có tờ giấy điều tra lý lịch do cơ quan nhà nước điều tra, và phải tốn 30$ cho mỗi người, trả trước bằng Bpay, thì sau đó 24 giờ họ mới email cho mình tờ chứng chỉ về hồ sơ lý lịch của mình từ khi đến Úc. Thế mà họ làm vẫn sai, Lý lịch của tôi thì trong sạch về mọi mặt, còn của nhà tôi thì sai. Họ cho biết hiện nhà tôi đang cư ngụ ở North Melbourne. Chúng tôi lại tốn tiền điện thoại về Sydney để phàn nàn, và cuối cùng lại tốn tiền Fax giấy xin điều chỉnh. Những lúc thế này thì tôi mới thấy thông cảm cho những kẻ không tiền, không nhà, không ai quen biết. thế là mất toi đi 4 ngày chờ với đợi, để có đủ giấy tờ nộp đơn để mướn nhà, và phải chờ thêm 1 ngày nữa để Agent duyệt xét đơn xin thuê nhà của chúng tôi. Cái căn nhà chúng tôi mướn được sau này với giá 250$ một tuần, trông nó cũ kỹ như căn nhà hoang, màn cửa rách nát, cây cỏ um tùm nằm trên sườn dốc, sát bờ biển của thành phố Sandy Bay, cách trường Đại học độ 3 cây số. Cầu xin Chúa thêm sức cho chúng tôi đủ kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi mướn được nhà, vì có an cư mới lập nghiệp.

Người Việt Nam mà chúng tôi gặp đầu tiên ở thành phố Sandy Bay này là hai vợ chồng anh chị Tâm. Tại duyên số đưa đẩy chúng tôi biết họ hơi trễ, nên không trở thành người mướn nhà của họ. Anh chị Quang- Xuân, họ còn trẻ tuổi nên gọi chúng tôi bằng cô chú. Họ có căn nhà gỗ 3 phòng ngủ ở gần trường Đại học, vừa cho du học sinh mướn hôm thứ ba với giá 350$ một tuần, thời gian 1 năm. Chúng tôi đến Tasmania vào trưa thứ hai và mướn phòng trọ của Motel, ở phía trên gian tiệm bán thức ăn Việt Nam của anh chị Quang. Vợ tôi tiếc thầm, giá mà tối thứ hai, chúng tôi chịu xuống dưới lầu để ăn cơm tiệm Việt Nam và hỏi thăm, thì đã hỏi thuê được ngôi nhà ấy rồi.

Sáng thứ Tư chúng tôi phải trả phòng trọ lại cho Motel. Chúng tôi nhờ người quen của cháu Chi, con anh chị Hải tìm cho chúng tôi một địa chỉ muớn phòng khác trong thành phố Hobart. Với sự nhanh lẹ của máy vi tính, và vì cô bạn Úc này đã lớn lên ở Tasmania, cho nên chỉ chốc lát là tôi có địa chỉ và số phôn của nơi cho thuê phòng trọ. Tôi chưa hề bao giờ ngủ ở các nơi như thế này bao giờ trước đây, nên cứ tưởng mình tìm được một nơi mướn rẻ tiền, cho nên chúng tôi mừng rỡ quá sức. Chỉ tốn 23$ một đầu người cho một ngày, giá tiền tính ra 23$ x 3 = 69$ một ngày cho ba người chúng tôi, trong khi mướn một phòng trọ ở Motel là 149 $. Thế nhưng khi đến nơi, chúng tôi mới vỡ lẽ ra đây là nơi dành cho những khách Tây balô, ngủ qua đêm. Một căn phòng chật hẹp 8 cái giường nhỏ, xếp gần liền nhau. Không phải tôi sợ mất đồ trong phòng, nhưng vì giữa chỗ chung chạ thế này thì đủ mùi xú uế xông lên mũi tôi đến nhức đầu. Tôi đành chịu giá cao hơn là 26$ một người trong căn phòng có bốn giường ngủ. nếu tôi đồng ý trả tiền cho 4 giường thì chìa khóa phòng ngủ ấy thuộc về tôi. Tôi tính nhẩm 26$ x 4 = 104$, cũng còn rẻ chán so với giá tiền thuê phòng ở Motel. Tôi móc túi ra và trả tiền mướn 2 đêm, cộng với 5$ tiền chìa khóa, tất cả là 213$. Khi tôi hỏi có chỗ đậu xe không, thì được trả lời cho biết xe phải đậu ngoài đường, cách nhà trọ khoảng 100 mét. Tôi bắt đầu lo sợ vì cái cảnh của một nơi, người một nẻo. Tất cả giấy tờ quan trọng liên quan đến công ăn việc làm của tôi để lại trong xe lẫn với đám quần áo, nồi cơm, chén bát, máy vi tính xách tay, chất ngập tới mui, thì làm sao tôi dám bỏ xe vào phòng trọ mà ngủ cho yên. Đã thế khi chúng tôi lên tới phòng ngũ thì hỡi ôi, nó bẩn thỉu vả hôi hám quá sức, vì chỉ trong không gian nhỏ hẹp của cái phòng bé tí tẹo ấy, có đủ mọi mùi của khách thập phương. Lỡ trả tiền rồi thôi đành chịu vậy chứ biết làm sao bây giờ. Chúng tôi nghĩ đến cảnh tượng hôi hám ấy mà tội nghiệp cho đứa con. Chúng tôi nhìn nhau than thở: “Bỏ nhà to cửa rộng, để chui vào lều túp thế này. Không biết con bé có chịu nổi hay không?”.

Tôi ra tiệm bán sách báo, để sử dụng Internet với hy vọng cha Quảng email cho chúng tôi địa chỉ của nhà anh chị Nghi-Hoàng, một độc giả trung thành với báo Dân Chúa như lời cha đã hứa với tôi vào hôm thứ bảy tuần trước. May qúa, hôm nay tôi đã nhận được email của Ngài. Cha Quảng đã email cho tôi địa chỉ và số phôn, anh chị Nghi-Hoàng, nhưng cha lại viết sai số phôn. Tôi gọi mãi mà cứ bị trả lời là số phôn này đã bị cắt. Chúng tôi đành liều đi theo máy chỉ đường tìm đến được địa chỉ mà cha Quảng đã cho. Chúng tôi đã đến đúng nhà vào trưa ngày thứ Tư lễ Tro. Không có ai ở nhà, đành viết giấy và số phôn để lại vơi hy vọng là Cha Quảng cho đúng địa chỉ. Chúng tôi quay trở lại City, trên đường đi về để đúng hẹn với một agent khác mở cửa cho xem một căn Unit ở vùng Battery Point. Chúng tôi nhận được điện thoại của chị Hòang, cho biết lúc trưa anh chị ấy đi dự lễ Tro nên chúng tôi đã không gặp, chị mời chúng tôi quay xe trở lại để trò chuyện và tìm cách giúp chúng tôi. Nhưng vì đã có hẹn, nên tôi xin phép trở lại vào chiều nay để xin chị cho biết nhà thờ ở đâu để được tham dự lễ Tro. Việc ăn chay thì chúng tôi giữ miệng rất nghiêm chỉnh, vì hồn xác chỉ lo nghĩ đến chỗ trọ tối nay là đủ no rồi.

Chúng tôi lái xe về gần đến thành phố Sandy Bay thì tiếng chuông điện thoại lại reo. Tiếng nói của anh Trường ở bên Melbourne vang lên sang sảng, anh hỏi thăm chúng tôi tình hình chỗ ăn ở ra sao, và anh chúc vợ chồng chúng tôi được hưởng tuần trăng mật vui vẻ. Nghe anh ta chúc mà tôi muốn cải chính lại ngay, nhưng lại thôi, vì chúng tôi đang hưởng tuần lễ dập mật chứ không phải là tuần trăng mật. Trăm ngàn chuyện đổ dồn tới, nhà không có, việc làm cũng không. Tay lái xe mà mắt ngó láo liên tìm bảng nhà cho thuê, để xem nó thuộc về Agent nào, tìm bút ghi số điện thoại để mà gọi phôn. Không đụng xe là may lắm rồi. Khỏang 3 giờ chiều, chúng tôi đói bụng như cào cấu, nên đành ngừng xe vào lề đường để ăn lát bánh mì cho bao tử và ruột đỡ kêu. Tiếng điện thoại lại reo, bên kia đầu giây tiếng nói của người con rể của chúng tôi vang lên: “Con là Tuấn đây, con đã mướn cho ba mẹ một căn phòng có đầy đủ tiện nghi, có bao luôn bánh mì, trà, cà phê cho bữa ăn sáng. Ba mẹ đừng lo, con đã trả tiền xong hết rồi. Sau hai đêm ở đó chúng con tìm chỗ khác để mướn phòng cho ba mẹ”. Tôi nghe xong mà lòng thầm nghĩ đúng là mùa chay, mùa thử thách. Phải chi tôi biết sớm vào lúc sáng thì tôi đâu có thuê chỗ của Tây balô làm gì. Thế nhưng người con rể lại đã trả tiền rồi, nên tôi đành gọi phôn để hủy bỏ việc thuê ở chỗ Tây balô, và đành chịu mất một ngày tiền mướn, còn hơn phải giam mình vào căn phòng nhỏ hẹp ấy hai đêm. Đón con  sau giờ học về chỗ trọ mới, lòng tràn ngập sung sướng. Tạ ơn Chúa xong chúng tôi ra xe đi vê hướng thành phố Moonah, nhà của anh chị Nghi Hòang ở trên núi cao nhìn sông và thành phố dưới chân núi. Tôi nghĩ ngay đến cảnh ông thánh Phêrô nói với Chúa Giêsu, nơi này đẹp qúa, nếu có thể được chúng con xin được làm 3 lều, một cho Thầy, một cho ông Abraham, và một cho ông Môisen. Nhà anh chị Nghi-Hòang đẹp qúa, 4 phòng ngủ lớn, nhà gạch xây chắc chắn, vườn rộng mênh mông, ở vùng Moonah, cách thành phố Hobart về phía bắc độ 4 cây số, thế mà cách đây độ sáu, bảy năm anh chị ấy mua với giá chỉ có 150 nghìn đô Úc. Anh chị Nghi- Hòang là một trong những người tỵ nạn đầu tiên ở Mã Lai, đã được một đức cha ở Tasmania bảo trợ đi định cư tại Tasmania. Anh chị vẫn cứ chọn nơi này là quê hương, mặc dù các con lớn đã học xong và đi làm ở khắp nơi.

Chúng tôi đã đến và gặp được anh chị Nghi-Hoàng chiều hôm ấy, và được anh Nghi dẫn đi tới nhà thờ để tham dự Lễ Tro, sau thánh lễ chúng tôi cũng được giới thiệu quen biết với gia đình anh chị Dũng - Lan, và gia đình chú Chẩn. Sau khi ăn cơm tối với anh chị Nghi, chúng tôi xin phép ra về nhà trọ vùng Lindisfarne. Tuy phải băng qua cây cầu Tasmania Bridge, nhưng chỉ mất độ 15 phút lái xe. Căn phòng tuy chỉ có 1 phòng, nhưng đã được biến chế để kê được hai giường ngủ, sạch sẽ, ấm cúng.

Tạ ơn Chúa, thời gian thử thách đã qua. Giống như đã xong hết 8 tuần lễ huấn nhục của quân trường sĩ quan ngày xưa vậy. Sáng hôm sau, chúng tôi được văn phòng cho mướn nhà gọi cho biết, chủ nhà đồng ý cho chúng tôi mướn nhà, hay đúng hơn là mướn căn unit số 1/702, tại đường Sandy Bay Road, vùng Sandy Bay. Tas. 7005. Sau khi lấy chìa khóa nhà và mang đồ trên xe vào nhà. Tiếng điện thọai mobile của tôi lại reo, không phải của người thân, nhưng là của Nursing agency báo cho tôi biết là tối Chúa nhật 1/3/09. tôi có việc làm tại trại chăm sóc đặc biệt (Intensive care unit) của nhà thương Calvary, cách chỗ tôi ở chừng 12 phút lái xe. Chúng tôi vội vàng liên hệ với công ty điện lực để xin nối điện, công ty điện thoại để xin nối đường dây điện thoại nhà và internet, số điện thoại là (03) 62203598.

Thế là hết một ngày. Đối với tôi thế là đã hết mùa chay, mùa của sự thử thách mặc dù mới vừa bước vào mùa chay năm 2009. Tạ ơn Chúa chúng tôi vẫn sống còn, nơi xứ lạ ngay trên đất Úc. Có sống xa cộng đồng người Việt, mới thấy thèm có được một cộng đồng người Việt ở nơi xứ lạ quê người. Nhà tôi hằng ngày đi shopping, đi lễ nhà thờ tây, nơi nào có tóc đen là đi đến gần, để may ra tìm được người Việt, du học sinh Việt để làm quen. Phương pháp ấy thế mà hiệu nghiệm, chỉ mới một tuần thôi, nhà tôi đi shopping đã quen biết được hai vợ chồng trẻ người Việt Nam, đi di dân theo diện tay nghề. Họ qua đây được 5 tháng không có xe chỉ biết đường đi xe buýt từ chỗ thuê nhà trọ tới shopping của vùng Sandy Bay, để mua thức ăn tại quán bán thức ăn Việt Nam duy nhất tại vùng này, chủ quán là anh chị Xuân- Quang. Còn đi mua đồ ăn ở Coles, nhà tôi gặp được 2 thanh niên gầy gò ốm yếu nói tiếng Việt với nhau, trong khi chúng trả tiền mua mấy gói mì khô và cây rau xà lách. Đi lễ nhà thờ tây ở Sandy Bay, nhà tôi gặp được hai thanh niên công giáo đi du học, và biết các cháu gồm 5 đứa, chung nhau mướn một phòng ngủ cho rẻ tiền. Nghĩ đến cảnh các cháu du học sinh phải vất vả tự túc, sống chen chúc để mà có chỗ trú ngụ và học hành, lòng tôi thấy thật cảm phục sức chịu đựng, cần mẫn của người Việt chúng ta. Tuy chưa có nhà để ở cho chính mình, thế mà nhà tôi mơ ước có ngày được mời tụ họp mọi người Việt, du học sinh Việt đến nơi chúng tôi ở, để làm một bữa liên hoan gặp mặt và nối kết thành một cộng đồng Việt Nam nơi xứ Tasmania này.

Xin các bậc cha mẹ có con em đi học xa nhà, hay phải xuyên tiểu bang khác như chúng tôi. Hãy thông cảm cảnh bơ vơ, thiếu thốn mà giúp đỡ con em của mình hết lòng về mọi phương diện, nếu có thể được. Vì chính tôi ‘có đau mắt mới thương kẻ mù’. Tình người, thèm qúa! tình người ơi. Cái lạnh của Tasmania có thấm vào đâu với cái lạnh của Âu Châu, của Cananda nếu như nó được sưởi ấm bởi tình người. Vì nếu Chúa Giêsu là Thầy mà còn rửa chân cho các môn đệ và khuyên họ hãy rửa chân cho nhau, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau, thì tại sao chúng ta là anh em đồng bào Việt nam, lại không biết cách tìm đến nhau mà chia cho nhau một chút hơi ấm tình người. Riêng chúng tôi thì may mắn hơn về vật chất, về công ăn việc làm và nhất là về tinh thần đã được anh chị Nghi- Hòang tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong các việc mua sắm, đi chợ mua thức ăn của người Á Châu, và nhất là đã xin giùm nhà anh chị Dũng-Lan cho chúng tôi ít cây giống như cây lá mơ, rau húng, rau răm, và cho chúng tôi ít cây giống hành hương về trồng. Hy vọng với tài chăm sóc vườn rau của nhà tôi, thì độ ít tháng là có các loại rau thơm để mà đãi mọi người đồng hương từ khắp nơi đến thăm viếng thành phố Hobart này.

Ước mong sự đi khai phá của chúng tôi về miền Tasmania này, cộng với sự cộng tác của quí vị thập phương sẽ làm tan đi giá băng lòng người của miền gần nam cực này. Cầu chúc các bậc cha mẹ của các em học sinh có được chút gì hiểu biết về nỗi vất vả của các em du học sinh tại các tiểu bang khác nơi đất Úc.

 

Nay kính .

Thầy Giáo Trường Dòng.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net