android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Học cách chăm sóc người già. Thuỵ Miên.

16-7-09.

Các em học sinh thân mến. Một trong những môn học của cuộc sống, mà các em cần phải học ngay từ bây giờ. Đó là các em học cách chăm sóc cho chính mình, và cho tha nhân. Qua sự học hỏi và tìm hiểu về chính mình, về nguồn gốc của gia đình mình như ông bà cha mẹ, anh em. Sau này các em có thể hiểu biết về tâm lý, tình cảm, tinh thần, và nhu cầu sống của con người. Các em sẽ hiểu biết về tiến trình tăng trưởng cơ thể của tuổi trẻ, và sự suy thoái về thể lực của tuổi già, hầu các em có thể giúp chính mình và giúp đời trong tương lai.

Ai trong các em lại không có ông bà, những người đã sinh ra cha mẹ các em. Họ là những người được sinh ra trước các em ít nhất cũng 40 năm về trước. Họ nay đã trở về già, cơ thể trở nên yếu đuối, gầy gò. Đi đứng chậm chạp, chân đi không vững, và hay bị té ngã. Tai nghe bị nghễnh ngãng, nhiều khi bị điếc hoặc nghe câu được câu không. Mắt mờ, răng rụng, và da nhăn nheo. Có người ăn thì ít nhưng nói thì nhiều, hay có người ăn thì ít mà ngủ lại nhiều. Đấy là những đặc tính về thể lực của tuổi già, mà các em cần hiểu biết, cảm thông khi gặp gỡ, và tiếp xúc với những người tuổi về già.

 

Tuổi già

Các em sẽ tự hỏi, như bao nhiêu người đã hỏi: Bao nhiêu tuổi mới gọi là già?

Điều này thì khó có thể trông mặt mà bắt hình dong, vì có nhiều người già mà trông cơ thể còn khỏe mạnh, tráng kiện như trai thanh niên, họ đi đứng còn nhanh nhẹn, mắt mũi còn tinh tường. Tùy theo cuộc sống của họ, mà có khi hỏi ra thì mới biết họ thuộc tuổi các cụ 70 cả rồi. Nhưng cũng có người, tuổi chỉ mới hơn 40 mà đã lụ khụ đi không vững, đứng không ngay, là vì các cụ ấy sáng xỉn, chiều say, tối thì lăn quay. Cũng có những người già trước tuổi vì cuộc sống lam lũ, như ở miền quê Việt Nam.

Theo như nước Úc, các ông bà đến tuổi 60, thì được chính phủ cấp cho cái thẻ công dân cao niên. Thế nhưng, để có thể gọi là hưởng tuổi già, thì các ông già ấy phải làm việc để kiếm tiền sinh nhai đến hết tuổi 65. Chính phủ đâu cần xét người dân ấy là thuộc sắc dân nào, to con, khoẻ mạnh như Tây hay nhỏ con, gầy yếu như các cụ Việt Nam chúng ta. Có lẽ vì thế mà các cụ Việt Nam ở Úc trông khoẻ mạnh như Tây là phải.

Lại có em cho rằng cứ thấy ai tóc bạc thì cho là già, vì tóc ông bạc trắng như bông. Đến khi hỏi ra mới biết vì đàn ông sang đất Úc này phải làm việc, lo lắng cho gia đình nhiều quá, mà tóc họ đã bạc từ tuổi 40, trông họ cũng ra vẻ giống cụ đáo để. Cũng có gia đình có những con em tuổi vừa mười mấy, thì đã được gọi là ‘cụ non’, vì cách ăn nói như những người dày dạn kinh nghiệm trường đời. Sau khi bàn về tuổi tác của người già một cách dễ hiểu. Bây giờ mời các em học sinh theo bước chân tôi đi phục vụ người già tại các bệnh viện dưỡng lão.

Lần đầu tiên, cách đây 41 năm, tôi được phân công theo các anh lớn tuổi trong đơn vị ‘Đức Bà phù hộ các giáo hữu’, thuộc hội đoàn Legio-Mariae đi thăm viếng viện dưỡng lão của quận Đức Tu, thuộc xã Tam Hiệp. Gọi là viện, nhưng chỉ có một căn nhà ngang dài, và hai phòng nhỏ dọc hai bên dành cho các cụ ốm liệt, nằm chờ chết. Ngoài sân cũng có nơi nấu bếp củi, có giếng nước sâu hơn 10 mét, có nhà tắm và nhà vệ sinh. Tôi chưa bao giờ gặp được đông người già như thế. Tổng cộng chỉ hơn 20 nguời, thế nhưng với con số ấy là quá nhiều đối với tôi, vì gia đình tôi lúc ấy có một mình bà nội là còn sống và đang ở với bố mẹ của tôi. Nhìn các cụ, với thân hình gầy gò, thiếu ăn, thiếu mặc. Họ thiếu người chăm sóc cho cái ăn, cái uống đã vậy mà có nhiều cụ không thể chăm sóc cho chính mình việc vệ sinh cá nhân hàng ngày, mùi hôi được tạo nên bởi mùi mồ hôi do cái nóng miền nhiệt đới gây ra, cộng lẫn với mùi xú uế do nước tiểu, phân thấm vào áo quần của các cụ. Lòng tôi chua xót cho thân phận con người. Họ là những chàng trai, thiếu nữ mới ngày nào còn khỏe mạnh, đầy sức sống như tôi lúc ấy, mà giờ đây họ không có người thân chăm sóc, không tiền, không của cải, hàng ngày nếu còn khoẻ thì chống gậy đi xin ăn, chiều tối về trú ngụ tại đây, trên một chiếc giường gỗ đơn côi và lẻ loi. Tôi thương cảm cho họ và chua xót cho chính tôi, vì mai đây tôi biết mình cũng phải đến lúc lực bất tòng tâm, lòng muốn mà không còn đủ sức làm gì được nữa. Tôi noi gương các anh chị hội viên Legio, đến đây để bổ củi, nấu cơm, đút cháo cho các cụ không thể tự ăn được, và nhất là giúp các anh chị để tắm rửa cho các cụ đang bị nằm liệt giường. Từ ấy hằng tuần, tôi thường xuyên đến thăm các cụ. Tôi làm bất cứ việc gì để có thể an ủi họ, để đọc kinh chung với họ. Tôi đã ngồi hằng giờ để lắng nghe họ, có khi chỉ là những câu chuyện họ đã lập đi lập lại nhiều lần. Tôi thường nhìn ngắm thật kỹ vào con mắt lờ đờ của họ, như muốn cố tìm ra trong những con mắt ấy, chất chứa những kinh nghiệm mà họ muốn trao cho tôi. Khi tắm rửa cho các cụ bị bệnh nằm liệt giường, tôi nhìn thấy những vết lở loét dưới mông, hai bên hông chỗ xương hông đè lên da, dưới gót chân. Cái mùi của thịt chết lẫn máu mủ như đã ảm vào mũi tôi từ dạo ấy đến giờ. Những con rệp, bụng căng phồng rơi lổm cổm, khi tôi lần cởi áo cho họ, vì họ không còn đủ  sức để giơ tay mà gãi. Những thanh giường đầy ắp các loại bọ chét, ve chó. Tôi chua xót cho thân phận con người. Thời ấy mọi người có gia đình đều có cơm ăn, áo mặc. Thế mà tại sao nơi viện dưỡng lão này, còn có những người già thiếu thốn đủ mọi thứ về tinh thần lẫn thể xác. Sau ngày 30/4/1975. Có lẽ các cụ ấy đã ra người thiên cổ, hay bị đuổi đi nơi khác nên viện dưỡng lão ấy biến thành một trạm xá của vùng Tam Hiệp.

 

Bệnh của người già

Tôi may mắn theo học về ngành điều dưỡng, nên có dịp tìm hiểu về môn bệnh học, những chứng bệnh thường có trong những người già. Không nhiều bệnh thì ít, có người may mắn chỉ bị nhức mình mẩy, sơ sài. Nhưng có người thì đủ loại bệnh, có thể nói là thuốc uống cả vốc tay, ngày ba bốn lần thuốc. Hiếm khi có người không bị một chứng bệnh nào.

Bệnh khó ngủ về đêm. Có người chỉ nhắm mắt vài tiếng, rồi thức giậy cả đêm. Bác sĩ cho uống thuốc an thần mà chỉ được ít lâu nhờn thuốc cũng không ngủ được đã giấc.

Bệnh nhức đầu kinh niên. Có người do cao huyết áp máu, có người do bướu não, có người do viêm xưng hàm mặt, soang mũi, nướu răng.

Bệnh đái đêm. Một đêm thức giậy hai ba lần đi tiểu, thành thử mất cả ngủ. Có người thì sợ phải thức giậy đi đái đêm nên nhịn không uống nước làm cho thận bị suy yếu, sạn thận, nước tiểu khai nồng, vàng sậm. Rồi từ đó sinh ra táo bón, gan suy.

Bệnh cao huyết áp. Đa số người già vì các động mạch bị sơ cứng không còn co giãn như lúc trẻ được nữa nên cùng với một số lượng máu trong cơ thể lúc tuổi trẻ mà giờ đây huyết áp lại gia tăng. Thuốc cao huyết áp hầu như không mấy người già là không có trong nhà. Cao máu vì các động mạch chai cứng đã vậy, mà do thành trong của các động mạch lớn nhỏ, bị nhỏ lại, vì các chất béo dư thừa gây nên chứng cao huyết áp. Từ bệnh này sẽ dẫn sang các bệnh khác như bệnh bị tắc nghẽn mạch máu tim, tắc nghẽn các mạch máu dẫn máu lên đầu và tay chân.

Bệnh bị liệt nửa người, bên phải hoặc bên trái. Do bị mạch máu nhỏ của óc bị bể nên gây ra chứng bệnh bại liệt nơi người già này. Phần lớn là do cao huyết áp máu làm bể, hay do cục máu đông làm tắc nghẽn.

Bệnh táo bón. Phần lớn các cụ lớn tuổi đều cần uống thuốc giúp dễ đi tiêu hóa. Có thể vì ít uống nước, ít ăn trái cây, và ít họat động, đi lại, ngồi nằm nhiều nên sinh ra chứng bệnh này.

Bệnh tắc nghẽn đường ruột. Phần lớn người bị bệnh này với triệu chứng buồn nôn, ói mửa khi ân vào, đau bụng, và bụng phình trướng càng lúc càng to. Cần phải đưa đi nhà thương cấp cứu.

Bệnh đau tim. Do tắc nghẽn mạch máu của tim, triệu chứng đau vùng ngực, đau như ai đè nên ngực, khiến khó thở, đau như ai bóp lồng ngực của mình lại. Cơn đau lan truyền từ trước ra đằng sau hay từ giữa ngực chạy lan đến cổ, hàm mặt, và lan sang cánh tay trái. Cơn đau này cần phải được chữa trị cấp tốc tại bệnh viện.

Bệnh đau nhức các khớp xương. Cái bệnh này, hầu hết các cụ đều bị nó đeo theo người từ thời 60 tuổi, cứ uống hết thuốc là lại đau.  Có người kêu đau đầu gối, có người kêu đau lưng, đau cổ tay, cổ chân, ngón tay, ngón chân. Nay chỗ này, mai chỗ khác. Các loại thuốc chống đau nhức chỉ làm giảm đau tạm một thời gian. Chính vì thế mà sự đi đứng của các cụ bị giới hạn, và chẳng còn muốn đi chơi xa nhà nữa.

Bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu. Phần lớn do sự vệ sinh cá nhân không chăm sóc được đầy đủ mà ra. Nước tiểu khai nồng, khi đi tiểu thấy nóng rát, và nước tiểu thì ít, nhưng lại đi nhiều lần, và dẫn đến tình trạng sốt cao, mê sảng, lẫn lộn.

Bệnh nhiễm trùng phổi, và đường hô hấp. Đa số vì thời tiết nóng lạnh thay đổi, không khí bị ô nhiễm bởi môi trường không trong sạch, hay cơ thể không còn sức đề kháng cao như lúc còn trẻ, và vì nằm yên một chỗ không đủ dưỡng khí hô hấp, vì lồng phổi ít giãn nở bởi hơi thở thoi thóp. Nên không đủ sức dẫn không khí vào tận đáy phổi. Có nhiều cụ bị chứng khó thở như suyễn chẳng hạn, họ hít vào thì được nhưng khi thở ra thì bị tắc nghẽn vì cuống phổi của họ bị teo hẹp. Có người vì tim suy yếu, nên khi uống nhiều nước qúa mức lượng của cơ thể cần, thì bị chứng phổi ngập nước.

Bệnh hay quên. Tri nhớ không còn nhạy bén vì ít phải suy nghĩ, tính toán rắc rối, nên họ thường hay quên chuyện mới xảy ra. Cũng may là có ít người bị bệnh này, đàn ông cũng như đàn bà. Họ có khi vừa đi ra khỏi cửa phòng là quên cả lối về, quên mình vừa nói gì, làm gì, ăn gì, uống gì. Họ đang mặc quần áo mà cứ kêu là bị ai lấy mất, hay là vừa ăn xong mà có ai hỏi tới thì kêu là cả ngày chẳng ai cho ăn sự gì cả.

Bệnh sợ. Họ sợ hãi người khác ám hại, sợ bóng đêm, sợ tiếng động ồn ào, sợ nằm gần cửa sổ vì họ sợ ma quỷ hiện ra trong phòng của họ. Sợ cửa phòng đóng lại vào ban đêm.

Ngoài các thứ bệnh thông thường. Người già còn rất dễ bị té ngã vì mắt kém, vì bóng tối nên họ không nhìn rõ các vật chung quanh. Cũng nhiều khi huyết áp cao làm bể một mạch máu nhỏ trong não bộ, làm cho họ đứng mất cân bằng nên té ngã. Cũng có người bị chứng tụt huyết áp, vì khi buồn tiểu, họ vội vàng chạy ra khỏi giường để đi tiểu. Sự thay đổi vị trí cách đột ngột, nên khi vừa kịp đứng dậy là bị té xỉu ngay tại chỗ.

Từ những cái rủi hay bị té ngã kể trên dẫn đến kết qủa là gẫy xương xườn, gẫy xương chân, xương tay, xương bả vai, xương hông. Da thịt bị nhẹ thì trầy trụa, còn nặng thì rách to, phải khâu lại. Mà các cụ đã bị thương thì lâu lành vì sức đề kháng bệnh không còn mạnh như xưa. Ấy là chưa kể hết các chứng bệnh đặc biệt khác như rung chân tay, teo bắp thịt, bệnh tiểu đường. Hay các chứng bệnh ung thư ruột, gan, bướu não, phổi, lá lách. Ôi con người ta sao mà lắm bệnh tật đến thế. Đời người có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, mà đoạn đường về với cội nguồn, về với lòng đất, để gặp gỡ Đấng họ tôn thờ, sao mà phải trải qua nhiều gian truân, khổ ải lắm thay.

Viện dưỡng lão tại Tasmania

Vào những ngày mới chuyển sang Tasmania.Tôi xin làm việc tại một viện dưỡng lão của thành phố Hobart này. Tôi gọi nó là viện theo đúng nghĩa, vì con số người già đang sống tại đây lên đến 110 người, lúc nào cũng giữ nguyên số người ấy trong bản báo cáo hàng ngày, vì người nọ chưa chết thì danh sách người khác chờ đợi xin vào viện đã dài cả trang rồi. Viện dưỡng lão này có hai tầng và được xây theo hình bán nguyệt trên một khu đất rộng ngay tại thành phố Hobart. Thật là khổ cho tôi khi làm việc tại đây, có lẽ vì không quen với cách chăm sóc thuốc men cho qúa nhiều người như thế. Từ 15 năm qua, sau khi được huấn luyện trở thành chuyên viên, tôi chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân bị bệnh về tim mạch. Hàng ngày tôi chỉ lo chăm sóc tối đa là 2 người bệnh mà thôi, và hơn 10 năm nay, tôi lo việc hành chính hơn là trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Khi tôi chuyển sang Tasmania này, vào những ngày cuối tháng 2, vì công việc của tôi đâu phải lúc nào cũng sẵn có tại các bệnh viện lớn. Tôi quyết định nạp đơn xin vào viện dưỡng lão này để làm việc, vừa có việc làm, vừa có dịp tìm hiểu thêm về người già và nhất là phục vụ Chúa trong họ. Viện gồm có ba trại, một trại tòan là người lẫn, trí nhớ kém, nên trại luôn luôn phải đóng cửa mỗi khi ra vào, vì sợ người trong trại đi lạc mất. Họ thuộc loại được chăm sóc tiêu chuẩn cao, vì hoàn toàn lệ thuộc vào các nhân viên chăm sóc cho họ, về mọi thứ từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân. Còn hai trại kia thì gồm những người còn có thể đi đứng tự do được. Tôi xin làm ca đêm, tưởng những không có việc gì nhưng thực ra thì với con số đông người như thế của viện dưỡng lão, thì nội việc phát thuốc cho họ vào lúc 0530 sáng, thật cả là một vấn đề. Người già thì chẳng mấy ai là không có thuốc uống, cứ cho rằng độ 1 phần 3 số người ấy cần uống thuốc vào buổi sáng sớm thì cũng đủ phát mệt rồi còn gì. Ấy là chưa kể phải nghiền nát thuốc viên và trộn với một tí mứt dâu, hay kem để rồi đút cho họ từng tí một thì thật là vất vả, đã thế lại còn có người cứ ngậm miệng không chụi há ra cho tôi đút, có người còn kêu la ỏm tỏi lên: “để cho tao yên”. Tôi chạy vòng quanh 3 trại suốt đêm, người đeo thêm vài chùm chìa khóa nặng của trại bệnh, đến sáng thì đã mệt nhoài, rồi còn phải viết tường trình những việc xảy ra ban đêm về những người già bị té ngã, hay đau nhức bất thường, kiểm tra nhân viên ca sáng xem họ có đủ số hay không, thật là cả một việc mệt nhọc đối với tôi.  Tôi thầm nghĩ, tại sao các bác sĩ lại cho người già uống nhiều thuốc và nhiều lần như thế? Ở Việt Nam và các nước nghèo khác, thì người già nào có mấy ai phải uống nhiều thuốc như thế đâu, thế mà các cụ vẫn sống hàng trăm tuổi. Phải chăng đây là vấn đề mà chính phủ Úc cần phải xem xét lại. Tôi mệt nhoài sau hơn một tháng làm việc tại viện dưỡng lão này, và cuối cùng tôi đành chào tạm biệt. Tôi khâm phục những nhân viên làm việc tòan thời ở đây từ lâu năm. Họ kiên nhẫn, vui vẻ và hình như là họ rất hạnh phúc với công việc. Chân tôi đau nhức cả tháng sau khi ngưng việc tại đây. Tôi nghĩ thầm thì ít ra mình cũng đã phục vụ Chúa qua các cụ già ở đây trong thời gian ngắn. Tôi hiểu được nỗi khổ đau của con người khi ở tuổi về già. Họ sống ở trần gian cho trọn kiếp làm người, chờ ngày Chúa gọi để ra đi về cõi trường sinh.

Hy vọng các em học sinh sau khi đọc xong bài viết này, sẽ có một chút gi khái niệm về những nhu cầu cần thiết, những bệnh tật, những mong ước của người già. Hầu các em có thể thông cảm lắng nghe, kính trọng, giúp đỡ và biết cách phụng dưỡng cha mẹ, ông bà của mình.

 

Thày Giáo trường Dòng.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net