android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Xin đừng khen chê con. Thuỵ Miên.

Cùng quí vị phụ huynh học sinh thân mến. Ai có con đi học mà lại chẳng mong cho con mình học giỏi. Nếu nó chịu học hành đàng hoàng, không chơi bời, lêu lỏng, thì đinh ninh chắc là con mình giỏi học vì sự cố gắng của nó. Một trong những điều thường xảy ra trong đời sống của các em học sinh, mỗi khi có khách đến chơi, phụ huynh hay đem việc học của con mình ra để nói, để hỏi han và để khen cho nở mặt nở mày một chút. Điều này thật sự thì vô hại, nhưng đôi khi có ảnh hưởng ngược lại với kết quả của lòng mong ước.

Chuyện xảy ra vào thời của tôi, ngày tôi còn học thi tú tài phần nhất, tức là cuối năm lớp mười một bây giờ. Tôi thuộc con nhà lính, mẹ tôi phải buôn bán thêm để kiếm sống. Hằng ngày sau giờ tan học. Tôi đành phải kiêm việc nhà, từ nấu ăn cho đến việc chăm sóc cho đàn heo mau lớn để bán thịt. Tôi cố gắng trau dồi việc học vào ban đêm. Ở cái thời điện lực chưa phát triển đến các làng xã ở thôn quê. Tôi đành thắp đèn dầu để học và làm bài. Phần vì mệt vì đi học ở nhà trường, về đến nhà buông cặp vở ra là lo việc nhà, mãi đến khi dọn dẹp xong xuôi thì mới được ngồi vào bàn, thức khuya để học và làm bài. Cho nên việc học hành của tôi chẳng đạt được là bao nhiêu.

Mẹ tôi đâu có biết về việc học hành của tôi ra sao. Mẹ tôi cứ thấy đèn dầu còn thắp sáng đến giữa khuya, thì tưởng tôi thế nào cũng học giỏi. Vì thức khuya để học như thế thì làm sao không học giỏi cho được. Cho nên mỗi lần có bạn bè đến thăm, và có ai hỏi thăm tới việc học hành của tôi, thì mẹ tôi như có dịp khen tôi trước mặt thiên hạ, mỗi khi tôi rót nước mời khách. Tôi xấu hổ đỏ cả mặt, phải chi tôi là thân con gái thì cũng đắt chồng nhờ lời khen của mẹ tôi.

Tôi cảm thấy khó chịu vì những lời khen qúa mức của mẹ tôi. Tôi học cũng chẳng tiến bộ gì, vì thời gian học đã không có đủ, và vì còn phải làm thêm việc nhà nữa. Đã thế khi thắp đèn dầu để học cũng còn phải tiết kiệm dầu hôi. Tôi nghĩ cái học của tôi kiểu con nhà nghèo ấy, thì có đậu được cũng là may mắn lắm rồi chứ cầu chi giỏi mà được điểm đậu cao.

Sức khoẻ là cần thiết cho tuổi học sinh. Thế mà cái ăn, cái ngủ của tôi nào có bao giờ gọi là đủ ăn, đủ ngủ đâu. Ở quê nhà, cứ bốn giờ rưỡi sáng thì tiếng chuông nhất báo hiệu giờ lễ của các nhà thờ đã inh ỏi vang lên. Tôi phải thức dậy, để đi lễ sáng. Sau lễ sáng, tôi phải lo cho đàn heo ăn rồi mới tới lượt mình ăn để kịp giờ đi học. Học kiểu như tôi thế mà mẹ tôi cứ cho là tôi giỏi.

Năm ấy, chẳng may tôi thi bị trượt. Tôi xấu hổ lắm vì những lời mẹ đã khen tôi với bạn bè của mẹ. Từ dạo ấy, hễ có ai hỏi thăm đến sự học hành của tôi thì mẹ tôi lại chép miệng chê đủ điều, chê tôi học thì dốt mà ngủ lại nhiều, và việc nhà trở nên lười biếng. Vì kể từ ngày tôi thi trượt năm ấy. Tôi xin mẹ tôi cho tôi được miễn làm việc nhà, để có giờ học thi. Tôi may mắn đã đậu tú tài phần nhất vào năm sau, và cứ thế tôi đã vào được Đại học vào những năm kế tiếp sau này.

Ngày nay, tình trạng các em học sinh cũng thường được khen hay chê như tôi ngày xưa vẫn còn. Tôi thu lượm những mẩu chuyện về sự ảnh hưởng của lời khen chê ấy, để viết chia sẻ kinh nghiệm với mọi người. Gia đình kia chỉ có một đứa con trai. Bố mẹ làm việc trong giai cấp lao động chân tay. Họ mong muốn cho con mình sau này có tí chữ, để cuộc đời nó khỏi vất vả như họ. Vợ chồng bàn tính cho con học ở trường tư thục từ thủa nhỏ. Để tiện việc đưa đón, họ đành làm công việc ngắn giờ, mua nhà ở vùng gần trường học tư ấy, để việc ghi danh xin nhập vào trường tư một cách dễ hơn. Đứa bé lớn lên và rất kiêu hãnh với bạn bè vì nhà mình ở trong khu vực nhà giàu, học trường mắc tiền. Nó thường được bạn bè của bố mẹ nói như thế, và chính nó cũng cảm thấy sự học của nó có hiểu biết nhiều hơn so sánh với những đứa trẻ cùng tuổi và học cùng năm học ở các trường khác. Thế nhưng, một ngày kia nó khám phá ra, nhà nó chẳng giàu tí nào cả, nếu so sánh với bạn bè của nó trong lớp. Bố mẹ của tụi nó tòan là những ông bác sĩ, bà nghị sĩ, hay là những thương gia. Còn phần bố mẹ của nó chỉ là những công nhân quèn. Nó cảm thấy thua bạn bè về đủ mọi thứ. Nó từ chối không muốn cho mẹ nó chở đi học, vì chiếc xe quá cũ kỹ và hôi hám của bố mẹ nó. Bố mẹ nó đúng là người ăn chắc mặc bền, chứ nào có phải ăn sang mặc đẹp gì đâu, nên quần áo mẹ nó mặc chỉ tươm tất che thân, chứ nào có đẹp gì như bố mẹ những đứa khác. Nó thấy tủi thân và thua bạn bè bắt đầu từ gia thế, cách ăn mặc, sự tiêu tiền và sau cùng là về sự học. Bố mẹ của nó làm cực nhọc vừa đủ tiền lo cho con vào học trường tư mắc tiền cũng là quá sức lắm rồi, chỉ hy vọng sau này nó học hành giỏi giang, vào học được những ngành nghề lao động bằng trí óc là bố mẹ nó mãn nguyện lắm rồi. Nào ngờ, khi nhập học vào các trường tư thục thì ngòai tiền lệ phí hằng năm, bố mẹ nó còn phải đóng thêm các khỏan tiền đi du ngoạn, tiền học kèm, học thêm.

Lại có trường hợp khác xảy ra. Có em đang học ở trường công lập, điểm hạng rất khá so với bạn bè trong lớp, vì thế bố mẹ muốn cho con theo học các trường tư thục, nên cố sức tìm kiếm trường giỏi, trường mắc tiền mà ghi danh cho nó học. Nào ngờ, khi nó được vào học ở các trường ấy, thì điểm xếp hạng của nó giữ ở mức độ thấp, và sau cùng lại phải ra học ở trường công.

Trong trường hợp của những em hoc sinh bị bố mẹ chê là học dốt, và lười biếng. Cũng có nhiều em, vì tự ái mà đâm ra cố gắng học hỏi cùng thầy cô, bạn bè, để trở nên có điểm khá hơn vào những kỳ thi trong tương lai. Thế nhưng, phần đông các em có thái độ tủi thân và đâm ra lười biếng thật. Cứ tưởng tượng thử xem một học sinh bị bố mẹ tối ngày nhìn thấy mặt là giận giữ, la mắng: “Mày không đáng xách dép cho thằng A, B con của ông bà này, bà nọ”. Những bậc bố mẹ ấy, nào có biết cái học khổ sở, mệt nhọc, và khó khăn biết chừng nào đâu. Tôi đã nhiều lần phụ giúp con cái trong việc in bài thi thử, thì mới biết nỗi vất vả của các em học sinh.

Chuyện khen chê về sự học của cha mẹ, nào có mấy em học sinh nào mà thóat khỏi. Cũng có nhiều em được khen, thì cũng có nhiều em bị bố mẹ chê, cho dù ở thời đại nào cũng thế. Chuyện ấy không bao giờ cũ cả. Thế nhưng khen chê thế nào, để các em nên người mới là chuyện đáng học, đáng bắt chước như câu chuyên sau đây.

Có hai em học sinh, có lẽ học phải giỏi lắm thì mới thi đậu vào trường tuyển công lập. Em học sinh trai thì học ở trường Melbourne High School, còn em gái thì học ở trường Mac Roberson.  Qua buổi giao lưu giữa hai trường, các em trở nên thành bạn hữu trong việc học hành, và lẽ dĩ nhiên tình yêu tuổi học trò bắt đầu chớm nở. Bố mẹ của em trai thì tức giận với con mình, và bắt đầu hằn học, la mắng, và cấm đoán con trai của mình không được giao du với bạn gái nữa. Họ sợ việc tình yêu tuổi trẻ dễ gây ảnh hưởng xẩy đến sự học của con họ là đúng, và đúng thật. Chính vì thế mà họ ngày càng theo dõi con của mình, từ những bước chân ra khỏi nhà, từ những lần gọi điện thoại, và đứa bé vô tình trở thành kẻ tù bị giam lỏng bằng. Cuối kỳ thi trung học, kết qủa đúng như lời cha mẹ đã tiên đoán. Cậu học sinh kia chỉ đạt được điểm 95. Không hiểu vì bị la mắng hay cấm đoán chuyện yêu đương, hay không được lời khuyên, sự trợ giúp của mẹ cha, hoặc vì sức học chỉ có thế, mà em học sinh trai đành chấp nhận số trời đã định, nên không thể đạt được số điểm như bố mẹ của em ước mong là 99.95. Trong khi cha mẹ của em học sinh gái, khi được biết tin là con gái họ quen biết với con trai của người kia, và được cha mẹ của bạn trai nhắn lời trách móc. Cha mẹ của bé gái gọi con mình lại và nhắc nhở nó rằng hãy cố gắng học cho giỏi, để người ta khỏi coi thường gia đình. Chuyện trai gái quen biết bố không cấm, nhưng đừng vì nó mà sao lãng việc học, và làm mất danh dự gia đình. Chính vì thế mà em gái đã đạt được số điểm mà em ước mong.

Cũng có em tưởng mình học đã giỏi, vì làm bài được điểm tốt, đâm ra ỷ lại, kiêu căng, và dần dần trở nên lười biếng. Khi viết đến đây tôi chợt nhớ đến đoạn phúc âm của thánh Matthêu. Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thày là ai?”. Ông Phêrô đã trả lời Chúa Giêsu cách ngon lành. Thày là Đức Kitô, con Thiên Chúa hằng sống. Chúa khen ông Phêrô giỏi. Vì ông Phêrô là môn đệ được Chúa Giêsu luôn cho đi theo sát với Người. Ông từng chứng kiến cảnh Chúa Giêsu trừ qủy cho hai người ở Giêrasa, và ông đã nghe qủy kêu lên: “Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa, chúng tôi có can chi đến ông?. Rồi một lần khác khi Chúa Giêsu đi trên mặt biển, và cho ông Phêrô đi trên mặt nước, sau khi đã trở nên thuyền, mọi người ở trong thuyền đến lạy Người, mà rằng: Thật, Thầy là Con Thiên Chúa”. Thế nhưng chỉ ít lâu sau, ông đã ngăn cản Chúa Giêsu đừng đi lên thành Giêrusalem để chịu nạn. Ông đã bị Chúa Giêsu mắng là Satan.

Chuyện khen chê của đời học sinh cũng như thế. Khi bức tranh mà người hoạ sĩ đang vẽ dở dang, thì cũng lắm người khen kẻ chê. Thế nhưng khi hoàn tất, thì lắm người lại ái mộ và thưởng thức sự tài hoa của người họa sĩ.

Chính vì sự khổ cực của việc học, và tầm quan trọng của cuộc thi cử cuối năm của các học sinh lớp 12. Xin các bậc phụ huynh cầu nguyện thật nhiều cho các em được kiên gan, bền chí theo đuổi những ước mơ của đời mình, và nhất là ủng hộ các em bằng những tô mì, tô cháo ăn khuya, để có đủ sức mà học. Hãy âm thầm khuyến khích các em bằng những lời khích lệ nhẹ nhàng, và chấp nhận những gì em có thể đạt được.

 

Thày giáo trường Dòng.

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net