android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Người Bùi Chu viết văn, làm báo. Bài 6.

5: Trinhan.

Trinhan cũng là bút hiệu cuả một người Bùi Chu cầm bút đã khá lâu, anh viết trên các trang về tôn giáo, những bài suy niệm về tôn giáo mà chủ yếu là Công Giáo và y tế, anh thường xuyên cộng tác với các trang web như: www.simonhoadalat.comwww.ngonnennho.net Thăng hoa trên con đường trần thế. Những trang blog như Người thầy thuốc. Biên tập, Câu lạc bộ cười, Trầm tư, vv. Ngoài ra anh cũng cho in và xuất bản một số sách để gửi tặng bạn bè.

Đây là cây bút viết nhiều và viết rất khoẻ, rất tiếc là chúng tôi chỉ giới thiệu qua những cây bút nên không đi chuyên sâu vào những phần khác cuả các tác giả, xin mời bạn đọc qua một bài viết mới nhật mà Trinhan vưà gửi cho chúng tôi:

PHIẾM LUẬN NGƯỜI CẦM BÚT?

Ai mà chẳng biết cầm bút viết. Mấy chú nhí cũng còn… cầm bút nữa cơ mà. Ngày xửa ngày xưa mà có tí chữ viết, biết đọc i tờ là hạnh phúc lắm rồi. Còn ngày nảy ngày nay, cầm bút đã mang ý nghĩa khác.

Chả là sáng nay lên mạng và ghé BCMY, thấy ông Minh đưa ra cái tít rằng giới thiệu những cây viết gốc Bùi Chu. Thấy có một số tên quen quen và cũng có mấy người hổng quen hay quen mà quên vì xa quê lâu quá rồi. Và cũng có cả tên mình trong í nữa kìa. Xấu hổ quá nên vội vàng đính chính chứ không thì bể tổ, nhân loại cười cho!

Ơn giời, mình cũng được cho đi học có cái chữ từ bé. Thầy giáo Khánh là người thầy đầu tiên, vì lúc đó chưa có trường mẫu giáo, cũng chưa có ‘đại học chữ to’ của bà giáo Chuẩn. Thầy Khánh lúc đó ở nhà xứ cùng với thầy Đoan đang giúp xứ. Cha cố Điện nhờ thầy dạy chữ cho mấy đứa giúp lễ.

Tôi biết… cầm bút từ đây!

  1. VĂN LÀ NGƯỜI

Thế nên người ta mới gọi là người có văn hoá. Nét giáo dục của người Á Đông nói chung và của dân Bùi Chu nói riêng, đều nhắm thăng hoa con người trong các mối tương quan xã hội sao cho thật chững chạc và lễ giáo. Bé thì biết ‘gọi dạ, bảo vâng’; lớn tí thì ‘đi thưa, về trình’; lầng nhầng tí nữa thì ‘kính trên, nhường dưới’ và tới lúc thì phải tự hiểu sống sao cho rạng danh gia đình, thầy yêu bạn quý, làm ăn trung thực và thành đạt…

Nét văn hoá biểu lộ tính cách con người. Có người bẩm sinh đã có được những lối nói hấp dẫn, ngôn ngữ ngọt ngào khiến người đối diện hâm mộ với tình cảm chan chưá. Cũng có người tự bản chất đã có lối nói ‘dùi đục chấm mắm tôm’, người nghe muốn ‘sốc’ ngay từ chạm mặt buổi đầu. Ngôn ngữ thường phát xuất từ ý tưởng. Ý tưởng ‘trong lành’ thì ngôn ngữ trong sạch. Tâm tư mờ ám thì ngôn ngữ cũng nhiễm trùng là chuyện dĩ nhiên.

Ngôn ngữ thể hiện bằng chữ viết. Nó bộc lộ những suy tư, những ước vọng, những nét đẹp mà người viết muốn trao gửi tới người đọc những thông điệp thân thiết, yêu thương. Và cũng chính chữ viết tố cáo phẩm cách con người cũng như lột tẩy những đen tối trong tư tưởng. Thế nên ngôn ngữ được huấn luyện thì văn chương được gọt dũa. Có thế thì những ý tưởng trung thực, những thông điệp được truyền đi bằng chữ viết mới đáng tin, hấp dẫn và hiệu quả. Điều này hơi hiếm trong giới làm báo nếu như cá nhân người viết đã bán rẻ nhân cách để làm nô lệ cho hão danh và tiền bạc. Ở nước mình, giới làm báo thuộc thành phần này… hơi nhiều! 

  1.  MUỐN CON HAY CHỮ…

So với văn hoá các dân tộc khác trên hành tinh này, phải công nhận dân Việt có nguồn văn hoá phong phú. Tôi không có ý nói nét văn hoá đó mang nhiều màu sắc của cả đông lẫn tây phương, nhưng chỉ dừng lại ở một góc hẹp là những áng văn thơ, ca dao tục ngữ mà cả ngàn đời vẫn còn được nhắc lại. Hình như ở mọi lãnh vực, ca dao tục ngữ Việt Nam đều ảnh hưởng với những vần thơ phú nghe gần gũi thân thương. Chẳng hạn trong lãnh vực giáo dục con cái, việc học hành, nghĩa vợ chồng, phận làm con, tương quan xóm giềng, nghệ thuật ẩm thực… rồi đến cả thiên văn địa lý, vũ trụ xoay vần… đều có những vần thơ tóm gọn rút ra từ biết bao kinh nghiệm sống của bao đời.

Tuy nhiên, kho tàng văn hoá thiêng liêng đó lại không có người cầm bút ký tên. Bởi lẽ nó rất thật, rất cụ thể, rất phổ thông và mọi người công nhận. Và cũng vì cái mộc mạc chân thật của nó nên nét văn hoá còn sống mãi. Theo tôi, cái cốt làm cho nền văn hoá ca dao sống động là vì nó hoàn toàn vô vị lợi. Chẳng thiên vị ai, chẳng bênh vực quyền lợi cho một đảng phái chính trị hay cá nhân nào, không dập vùi những ai thấp cổ bé miệng, cũng không tâng bốc kẻ chức quyền…Thế nên phải nói bản chất của văn hoá là sự khôn ngoan nhân loại, công bình xã hội, trung thực và quả cảm, những điều mà cuộc sống vị vật chất ngày nay đang dần khan kiếm!

Thực vậy, một nền văn hoá không xứng đáng được gọi là văn hoá nếu không đặt căn bản trên sự tôn trọng con người. Con người là gì? Đó là một câu hỏi lớn và phức tạp mà mỗi nền văn hoá nhân bản phải tự đặt ra và tự trả lời cho thấu đáo. Câu trả lời này còn phải vượt mọi rào cản chính trị, đảng phái, thành kiến… để chỉ nhắm tới ‘con người trong sự thật của con người’, tỷ như quyền làm người: mỗi con người đều có quyền sinh ra. Nhiều nơi trên thế giới đã lạm dụng quyền hành trong văn hoá để làm lu mờ nhân cách con người, thông tin những điều không hợp với sự thật, thiếu khách quan… và từ đó cũng thiếu văn hoá! Nói đến quyền làm người thì không thể né tránh một ý thức hệ là quyền đó có căn cội trong sự tôn trọng sâu sa một con người toàn diện, từ lúc người đó sinh ra cho đến khi chết tự nhiên. Một nền văn hóa chỉ có thể tự coi là cao quý khi đặt căn bản vào khả năng hiểu biết con người trong sự thật của con người và công nhận những quyền liên hệ tới sự thật về sự tồn tại của nó.

Để có được nhận thức sâu sa đó, con người cần học hỏi và nghiền ngẫm giá trị làm người, và khi những ý thức đó sinh động, thì ngôn ngữ - hành động – tư tưởng đều lan toả chiều kích nhân sinh. Thầy chân lý luôn gieo rắc an bình, trò muốn hay chữ cũng phải yêu lấy chân lý vậy. Văn hóa được tìm thấy “nơi nào con người quan tâm đến sư thật và tìm kiếm sự thật.”

  1. LOẠN VĂN HOÁ

Một nền văn hóa chỉ có thể tự coi là cao quý khi đặt căn bản vào khả năng hiểu biết con người trong sự thật của con người và công nhận những quyền liên hệ tới sự thật về  sự tồn tại của nó. Văn hóa – đó là bước tiến của con người đi vào bản tính nhân loại hoàn toàn của mình – không phải là một thứ xa xỉ phẩm chỉ dành riêng cho những nền kinh tế phát đạt. Cũng cần biết, triết học phải là một thứ kỷ luật hữu ích và tối cần, bởi vì nó đặc biệt dùng để phục vụ con người và, do đó, phục vụ điều thiện hảo của toàn thể nhân loại.

Bất hạnh thay, văn hoá ngày nay ở VN thường quá nhiều lúc được coi như là những thứ kỷ luật vô dụng nhất, bởi vì là thứ tự do nhất trong các lợi ích riêng biệt và phe phái. Sự thật bị che dấu với những chiêu bài lật lọng làm cho niềm tin vào văn hoá thối rữa, xuyên tạc. Đó là vấn đề truyền thông một chiều, thiên vị và độc tài. Thí dụ  
 
trước hết là ngôn ngữ. Phải hiểu xem ngày nay người ta thông truyền như thế nào. Liên mạng là một ngôn ngữ, và bất cứ loại ngôn ngữ nào cũng có sứ điệp riêng của nó, như học gỉa McLuhan chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ đã nói: phương tiện là sứ điệp. Phải nhớ rằng ngôn ngữ liên mạng khác với ngôn ngữ viết tay. Nó là thứ ngôn ngữ lạnh lùng. Do đó phải đưa ra các hướng dẫn để tránh các nguy cơ cho giới trẻ. Chúng ta hãy nghĩ tới những người trẻ ngồi trước Internet và tán gẫu với nhau hết giờ này sang giờ khác. Họ quen với thứ ngôn ngữ lạnh lùng đó, nó không phải là một sự truyền thông trực tiếp mắt đối mắt, hay chạm vào da thịt nhau, mà là sự truyền thông ảo tưởng, đôi khi có thể đạt sự giả tạo tuyệt đối.

Xã hội ngày nay cô lập hóa con người, mặc dù có các hiện tượng đám đông. Mọi người đều dùng hệ thống liên mạng, một mình, trong cô đơn. Các địa chỉ riêng trên mạng các ‘blog’ là nhu cầu truyền thông chính mình trong một thế giới cô đơn, và đó cũng vẫn là sự truyền thông lạnh lùng. Tự nó, nó là dấu chỉ con người không thể tự đóng kín trong chính mình, không bao giờ là người du mục, không bao giờ đóng kín cửa đối với xã hội, mà không diễn tả nhu cầu sâu thẳm của mình. Và thế là nảy sinh ra các blog, các địa chỉ liên lạc đáp ứng nhu cầu nhìn thấy mặt nhau như Face Book. Nó diễn tả nỗi nhớ nhung của sự truyền thông liên bản vị. Đây có thể là một dịp giúp thông truyền các giá trị. Tuy vậy, giới teen hôm nay lại thích thông qua mạng để chia sẻ cùng thế giới ảo những ngôn ngữ, những văn hoá khó hiểu. Nó chỉ còn là những trò chơi vô bổ và làm lệch lạc cả ngôn ngữ, văn hoá. Chính tôi khi đọc những bản nhắn tin hay những lời văn của giới trẻ hôm nay, thì cứ ngẩn người ra như chú mán vào thành phố, chẳng hiểu mô tê gì với những ký tự không có trong tự điển! Mình lạc hậu chăng? Không. Mình chỉ sợ xúc phạm tới công trình tuyệt vời của một Alexandre de Rhode.

Nói vậy thôi, chứ mình còn chưa xứng danh một ‘người cầm bút’ theo đúng nghĩa của nó thì sao dám bình phẩm về các cái loạn văn hoá hôm nay. Dù biết rằng khi đọc các bài biết, những ý kiến của những vị học (thì) giả (mà bằng thì thật), mình thấy nó sáo rỗng và và thiếu tôn trọng sự thật về thực tế tại quê hương mình, tự nhiên mình cảm thấy tủi tủi sao ấy. Ôi văn hoá lại hoá ra … ‘dăng goá’ như một thời mình phải học tập môn ‘cuốc văng’ ở nhà trường hồi mới tiếp thu vậy! 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net