android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Mừng Gia đình Chuá Hài Đồng GX Bùi Chu.

Kỷ niệm 42 năm ngày truyền thống cuả Gia đình

Chuá Hài Đồng. (24-12-1967 - 24-12-2009)

 

 

Ở xứ người, hết tháng 11 là cảnh sinh hoạt Muà Giáng sinh nhộn nhịp thấy rõ. Các nhà thờ thì đơn giản hơn, một vòng cây xanh đặt nằm trên đó có 5 cây nến, 3 cây màu tím và một cây hồng lạt tượng trưng cho 4 Chúa nhật Muà Vọng và một cây mầu trắng cho ngày lễ chính.

Nhưng bên phiá thương mại mới rầm rộ hơn, ngoài đường phố gần trung tâm thương mại, người ta trưng đèn, kết hoa, còn trong khu thương mại thì trang trí mới đẹp làm sao, hàng nào cũng màu đỏ với những hoa lá xanh. Những cô tiếp viên trẻ đẹp nhí nhảnh với cái nón chóp đỏ. Và không thể thiếu nơi trung tâm trang trí cỗ xe tuần lộc cho ông già Noel chụp hình lưu niệm với trẻ em để thu hút khách hàng tới shop. Và cứ muà Giáng sinh đến lại nhắc nhở và lôi tôi về quá khứ để nhớ tới ngày truyền thống.

Tính đến Ngày 24 Tháng 12 Năm 2009. Ngày truyền thống cuả những người bạn trai trẻ Bùi Chu ngày ấy vưà tròn 42 năm. 42 năm tuy chưa thể gọi là dài nhưng cũng không thể coi là ngắn, nó cũng ngang với một đời người vắn số.

Mừng ngày Chuá Giáng Sinh năm nay. Gia đình Chuá Hài Đồng lại hân hoan kính mừng lễ bổn mạng, vì sau một số năm gặp nhau như một sự ngẫu hứng, nay nhóm bạn đã đi lên một bước, có lẽ đã có tuổi, nên tổ chức có quy củ để ngày họp bạn đông hơn, vui hơn và cũng mang nhiều ý nghiã tôn giáo hơn.

Năm nay theo như chương trình mới được công bố, tất cả hội viên cùng gia đình sẽ cùng tham dự Thánh lễ vào sáng 24 Tháng 12, để buổi lễ thêm phần long trọng, mọi thành viên sẽ mặc comple khi tham dự Thánh Lễ. Và tiệc mừng sẽ được tổ chức tại Nhà hàng Thanh Bình, cũng là nhà cuả hội viên Dũng.

Tôi, một thành viên kỳ cựu, tham gia ngay từ ngày đầu tiên cuả 42 năm trước, nhưng nay vì một cuộc sống xa quê, nên trong các kỳ sinh hoạt gần đây đã thiếu vắng tôi trong các ngày truyền thống ấy. Tưởng như mới hôm qua. Năm trước. Mà tính kỹ thì tôi đã vắng mặt đến 19 năm không có dịp cùng tham dự, dù cũng đã có mấy dịp về thăm nhà, nhưng tất cả các dịp đó đều không có lần nào trùng với dịp mừng Lễ Chuá Giáng sinh cả!

Năm nay nghe tin nhà khi ngồi chat với chú Chiến. Nghe Chiến thông báo chương trình cho ngày họp mặt truyền thống 24 Tháng 12. Nào là hội trưởng Khái nhắc anh em mặc Veston khi cùng gia đình đi dự lễ, và cũng đặc biệt hơn nưã là bưã tiệc mừng họp mặt năm nay được tổ chức ở Nhà hàng Thanh Bình. Nghe mà lòng cũng có chút nhơ nhớ cái không khí tương phùng cuả anh em sau một năm lăn lộn cùng công việc.

Thôi, cũng đành chịu là người ở xa vậy, và ngồi lóc cóc viết lại một chút kỷ niệm một thời lắc lơ xa vắng. Năm ấy, 24 Tháng 12 Năm 1967. Xứ Bùi Chu cũng như đời sống cuả cả vùng Hố Nai, nó cũng giông giống nhau về mọi sinh hoạt, tất cả đều là vùng quê, phương tiện đi lại còn ít ỏi và thô sơ với những chiếc xe đò chạy đường dài và xe Lambretta ba bánh chạy đường liên tỉnh, ai có việc riêng thì dùng xe đạp, hoạ hoằn mới có những chiếc xe gắn máy nhỏ như Mobilette, Gobel, Sach, Puck và lúc sau này mới có xe Nhật nhập như Honda, Suzuki, Kawasaki và Ducati để làm phương tiện di chuyển cá nhân.

Đường xá vắng vẻ, ngoài phần đường dành cho các loại xe chạy, dân hai bên đường còn có thể mang những thứ cần phơi ra đường đổ ra phơi thoải mái. Và xứ đạo cũng còn rất ít người nếu so với bây giờ, nên nhà cưả thưa thớt, quán xá lèo tèo, nói tới quán ăn nhỏ thì còn hiếm hơn nưã. Làm gì có nhà hàng mà nói!

Năm đó, chúng tôi đều đã lớn, phần nhiều đều tới tuổi đi lính và cũng đã lác đác có những người đi không về với nguyên vẹn hình hài. Nói chung, các sinh hoạt ngày đó so với bây giờ kể là buồn, rất buồn. Buổi tối, muốn coi truyền hình, chúng tôi phải đến nhà ông trưởng ấp mới có một máy truyền hình đen trắng, ông đóng cái thùng có mái che như cái chuồng nuôi bồ câu để trước cưả nhà, cho những ai đến coi ngồi ở trong hiên nhà ngó lên coi tin tức thời sự và ca nhạc giải trí.

Kể là kể vậy thôi, chứ lúc đó đối với chúng tôi cũng là vui rồi, vì có biết gì thêm nưã đâu để mà so sánh. Ngày tháng cứ âm thầm trôi qua với ngày đi làm tối về gặp nhau ở sân banh xứ đạo, hay những buổi lễ hay đọc kinh chiều ở nhà thờ. Thế là qua một ngày trong an bình hạnh phúc.

Nhớ lại, ở quê mình dạo đó, cuối Tháng 12 trời chỉ hơi se se lạnh một chút vào buổi sáng, và trưa đến ánh nắng mặt trời chói chang, trời cứ trong xanh thăm thẳm, không khí trong lành nhưng nóng, cây cối như đứng im trong cái nóng oi ả, đến như gió vốn tung tăng là vậy mà cũng sợ không dám tới nên nóng lại càng có cớ nóng hơn!

Năm đó cũng là năm đầu tiên chúng tôi có ý họp mặt ăn bưã nưả đêm mừng Chuá sinh ra đời. Nhưng để có bưã ăn đêm, chúng tôi phải nấu nướng ban ngày. Gom góp tiền, mỗi anh một ít, chúng tôi mua một con cầy, vài con gà, một ít gia vị. Thức uống thì một két bia Lave Larua con cọp và bình 4 lít rượu. Nên nhớ, lúc đó chúng tôi chưa biết uống rượu nhiều đâu nhé.

Mọi thứ được chuẩn bị xong đâu vào đó lúc trời còn nhá nhem tối, vì lúc đó ở quê sau sáu giờ, có cơ nhỡ thiếu thốn gì cũng khó mà ra hàng, ra quán để mua được. Xong thì thắp lên sẵn sàng trên bàn, trên giường, trên mâm nhà anh Ngọ. Rồi ai đi lễ, đi chơi nhưng hẹn nhau về ăn lúc lễ xong, cứ như Tây ăn Réveillon.

Ngày đó chúng tôi chưa có một, hai, ba..dô như bây giờ. mỗi người một ly cối bia với đá, mời nhau cụng ly 1 cái đủ một trăm phần trăm, và ăn vài ba miếng thịt, nồi xáo còn thơm phức với bún chưa kịp ăn đã coi mòi lảo đảo! Vì chưng, như đã nói ở trên, thời tuổi trẻ chúng tôi chưa quen với men bia, men rượu. Chẳng biết đi được mấy tua thì chúng tôi lăn quay ngay trên sàn nhà anh Ngọ. Chắc muỗi nhà anh đêm hôm đó cũng say. Một vài anh còn tỉnh táo lo dọn dẹp để cho chúng tôi nằm tại chỗ mà ngủ.

Năm đó, có lẽ là năm đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là say rượu, để rồi còn nhớ mãi cái say đó đến ngày hôm nay. Chưa hết, sáng Ngày 25, chúng tôi dậy hơi trễ nhìn nhau cười vì cái mặt nhọ nồi mà mấy người tỉnh táo tặng cho. Ra giếng múc nước lên rưả mặt, rồi ai về nhà nấy mà người vẫn còn ngầy ngật chút men thưà.

Rồi từ đó cho đến tận hôm nay, năm nào chúng tôi cũng rủ nhau góp gạo thổi cơm chung, 42 năm trôi qua, cũng đã có nhiều người trong chúng tôi không còn nưã, nhân ngày truyền thống, xin nhớ đến vài anh em cuả chúng ta đã qua đời như: Trần Tuất, Lê Văn Hợp, Tống Bá Đoài, Đinh Thành Tín, Trần Vọng Vân, Trần Quốc Bình, Trần Đình Yêng vv. Những người tuy không thường xuyên nhưng ít ra cũng có một vài năm sinh hoạt. Xin một lời nguyện cầu cho họ. Và nhiều người đi xa như tôi, như Đạt, như An, như Khả, như Huy vv. Và hội cũng có thêm những thế hệ trẻ hơn tham gia vào, hưá hẹn cái ngày truyền thống còn kéo dài ra. 50 hay 60 và cả 100 năm không chừng sẽ mãi mãi có một ngày truyền thống mà bây giờ được ưu ái gọi là Ngày Bổn mạng gia đình Chuá Hài Đồng.

Tôi lại không về vào dịp ngày truyền thống năm nay 2009, chỉ gửi lời thăm và chúc anh em trong gia đình Chuá Hài Đồng, luôn an vui trong tình yêu thương, đoàn kết để hưởng hồng ân cuả Chuá Hài Đồng, bổn mạng cuả gia đình ta.

Trần Văn Minh.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net