android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Xảy chữ. Thuỵ Miên.

8-3-10.

Kính gởi quý vị phụ huynh học sinh cùng các em học sinh. Thường thì người ta hay nghe nói rằng: Xảy chân, xảy thai chứ có mấy ai nghe đến hai chữ “xảy chữ”. Ấy vậy mà hai chữ ấy lại là cái nguyên nhân làm cho các em học sinh, đa số là các em thông minh, tháo vát, năng động lại có điểm thi cuối năm thấp hơn các em bình thường. Có lẽ vì các em thông minh ấy đã bị xảy chữ trong năm học, mà cha mẹ cũng như chính các em ấy không biết.

 

Tập giữ tính thành

Cái học chữ cũng giống như bất cứ cái học khác về thói đời. Một trong những cách học đó là nhắc đi nhắc lại mãi một vấn đề gì đó, cho đến khi nó nhập tâm và thành thói quen. Trong đời sống gia đình chúng ta, cũng có khi người vợ hay người chồng phải nghe thuộc những câu chuyện than phiền về người này, kè nọ do chính người bạn đời của mình lập đi lập lại nhiều lần. Họ phải nghe cho đến nỗi thuộc lòng, và yên chí có thể lập lại giống y chang người kể câu chuyện than phiền ấy. Ngày tôi mới học Anh văn cũng vậy, các thầy giáo bắt chúng tôi đọc nhắc lại, và đọc lớn tiếng những câu Anh văn mà ông thày vừa phát âm cho chúng tôi nghe xong. À thì ra là thế, học nói tiếng Anh là cách bắt chước người tây phát âm cho chuẩn. Bắt chước cách uốn lưỡi, mở miệng nói, và giọng nói là một cách học nhanh nhất, và cứ thế học viên lập đi, lập lại cho đến khi thành thói quen. Chính vì thế mà người đời có câu: “Văn ôn, võ luyện”

 

Hãy bảo vệ và chăm sóc những điều mình đã học

Cũng có người cho rằng cái học bây giờ đã khác xa ngày xưa. Học không còn là học từ chương nữa, cho nên học sinh không cần học thuộc lòng. Vâng tôi cũng đồng ý ngay với mọi người là đúng như vậy, nhưng nếu không còn cần học thuộc lòng để nhớ tất cả những gì mình đã học, thì ít ra các em học sinh cũng biết cách gìn giữ những gì mình đã học trong trí nhớ của mình. Giống như bà mẹ vừa biết mình có thai nhi, thì cần phải biết cách tránh tay xách, nách mang, tránh té ngã để thai nhi được an toàn và nhất là tránh tình trạng xảy thai vì thiếu dinh dưỡng, làm việc quá sức.

Có nhiều em học thì ít mà chơi thì nhiều cho nên chữ nghĩa đâu có đủ thời giờ mà in vào trong trí nhớ. Có nhiều em mua sách vở thật nhiều mà chẳng bao giờ để tâm mà đọc sách, thì lấy gì gọi là hiểu biết để có thể làm bài được. Có em làm một bài tập phải mất cả ngày, thì khi đi thi với số giờ ấn định trong vòng vài giờ, thì làm sao có đủ thời gian để trả lời xong tất cả những câu hỏi của bài thi. Có em học chăm chỉ được ít bữa, rồi tự cho là mình biết đủ, nên không còn siêng năng như trước nữa thì lấy đâu tình trạng “xảy chữ” không xảy ra. Tình trạng học mà không tập trung thường xảy ra với các em vừa học, vừa nghe nhạc kích động và ồn ào, vặn máy to hết cỡ để cho mọi người trong nhà và hàng xóm đều phải nghe. Các người già trong nhà nghe nhạc của các em mở mà thấy lồng ngực bị tức, trống tim đập thình-thịch, thì chữ ở trong óc của các em cũng phải nhẩy ra ngòai mất thôi.

Cũng có em vào những năm cuối của bậc trung học mà còn dành quá nhiều thì giờ cho việc huấn luyện về võ thuật, thể thao, hay các môn không cần thiết phải thi cử. Chính vì thế mà trí óc của các em không còn chỗ chứa bài vở của nhà trường trong một thời gian rất ngắn hạn và eo hẹp. Tình trạng “xảy chữ” thường đưa các em đến tình trạng không còn thích thú học, vì bài vở ngày càng nhiều và khó hiểu, khó nhớ. Chính vì thế mà các em đâm ra thích môn học này và ghét môn học kia. Hay khen thầy này dạy dễ hiểu và chê thày, cô nọ dạy khó hiểu, dạy không hết chương trình.

 

Hãy xem xét lại cách học của chính mình

Làm cách nào để có thể tránh được tình trạng xảy chữ. Các em hãy tự xét lại cách học của chính mình, và so sánh với các cách học của các bậc cha mẹ ngày xưa. Cũng có em ngoan cố cho rằng cách học xưa nay đã khác hẳn. Tôi xin mời các em cùng tôi vào thư viện của nhà trường để cùng quan sát mọi người đang ngồi học trong thư viện nhé. Không khí trong thư viện, nơi các ghế ngồi đọc sách các em sẽ thấy yên lặng như tờ, mặc dù người ta ngồi kín hết các chỗ, thậm chí chúng ta còn phải đứng chờ cho có người đi ra thì mới có chỗ ngồi mà học. Không gian im lặng chính là liều thuốc bổ dưỡng cho các chữ nghĩa mà các em đã có trong đầu, và để chúng có được cơ hội nảy nở và phát triển. Nó cũng là điều kiện để các em có thể tuyển chọn các chữ nghĩa cần thiết để ghi nhớ trong đầu. Trong phúc âm, Chúa Giêsu cũng dạy các môn đệ hãy vào phòng đóng cửa lại, hay vào nơi trống vắng, thinh lặng mà cầu nguyện. Vì cầu nguyện là chúng ta nói chuyện và lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa qua cách thinh lặng. Cũng thế khi các em học bài có nghĩa là các em đang tìm tòi và lắng nghe tác giả qua những dòng chữ viết trong cuốn sách của họ. Nếu không tập trung, hay bị chi phối ngọai cảnh, bởi những tiếng động ồn ào thì việc đọc sách, việc học của các em khó có thể thu lượm được kết qủa như mong ước.

Tôi lại mời các em đến thăm quan một tu viện để quan sát cách học của các tu sinh. Họ luôn học và làm việc một cách đúng giờ giấc, chỉ trừ khi ốm đau. Từng môn học đã được chia theo số giờ nhất định, không sớm không trễ, vì có người trông coi, kiểm soát giờ giấc thật chặt chẽ. Các loại công tác, học hành, thể thao, giải trí được phân chia theo nhu cầu của từng lớp. Nhà trường giúp cho các tu sinh tránh hoạt động thái quá, và cũng tránh học chữ cả ngày lẫn đêm. Nhờ thế mà đa số các em chủng sinh đều đạt điểm cao trong các kỳ thi. Kỷ luật chính là liều thuốc bổ dưỡng giúp cho họ không bị xảy chữ.

Tôi lại mời các em nghe thêm vài câu chuyện nữa mà tôi thu thập được qua các cuộc tiếp xúc với các phụ huynh. Có bậc cha mẹ ước muốn con em mình theo học ngành y, ngành luật nên đã không quản ngại cho tiền con mình mua bất cứ loại sách học nào có thể giúp cho con mình trong việc học, kể cả các loại sách để tham khảo. Thế nhưng, em A vào kỳ thi cuối năm lớp 12. Cha mẹ thất vọng vì điểm của con mình chỉ dư sức vào được ngành y-tế mà thôi. Khi hỏi ra thì mới biết là con của họ chỉ muốn vào học ngành y tế, nên em đã không cần phải cố học để đạt điểm cao cho nó mệt người. Cũng có trường hợp trái lại, có em B dù biết mình thích học về ngành giáo chức, điểm đòi hỏi không cần cao, thế nhưng em đã cố gắng học hết sức mình và đạt được điểm gần như tối đa.

Các em thấy hai trường kể trên đã cho chúng ta một hình ảnh “xảy chữ” trong trường hợp của em A. Còn em B chính là hình ảnh chúng ta cần noi theo. Tôi khâm phục cha mẹ của em B đã tôn trọng ý kiến chọn lựa nghề nghiệp của con em mình. Họ đã không chạy theo xu hướng của xã hội, để buộc con mình phải vào học ngành y-khoa với số điểm mà em đạt được, thật đáng khâm phục thay. Tôi ước ao, dù là sau này các em theo học ngành nghề gì, hay sau này các em sẽ theo nghề nghiệp gì, thì việc đạt được điểm tối đa vẫn là mục đích của sự học. Tôi ước gì các em có thể hãnh diện mình là người Việt, và vì các điểm cao mà các em đạt được trong các môn học. Cho dù là sau này các em trở thành chuyên viên trong các loại ngành nghề, dù đó là nghề gì, xét vào loại thấp hay cao trong xã hội.

Việc xảy chữ cũng có thể được giải thích như thí dụ trong trường hợp của tôi như sau. Một hôm tôi quét nhà, với chiếc chổi lúa mà nhà tôi mới mua về từ Melbourne. Tôi chắc thế nào cũng sạch nhà hơn các chiếc chổi làm bằng sợi ny-lông của Úc sản xuất. Sau khi quét xong, tôi đi từ nhà trên xuống nhà dưới để kiểm soát xem có sạch thật hay không. Thế nhưng tôi đã nhìn thấy một sợi tóc dài, tôi lầm bầm vì chỉ có tóc của vợ con tôi mà thôi, có lẽ mẹ con nó dùng nhiều xà bông quá nên rụng tóc. Tôi cúi xuống nhón sợi tóc ấy lên bằng hai ngón tay trỏ và ngón cái. Tôi tiếp tục đi xuống nhà bếp, lại một cọng tóc dài nữa, tôi lại nhặt nó lên với sự khó khăn hơn. Tôi tiếp tục đi và lại nhìn thấy rác ở nền nhà, lần này lại chính là một cọng nhánh lúa làm chổi. Tôi cúi xuống để nhặt nó lên, cũng bằng chính hai ngón tay trỏ và cái ấy. Sau vài phút trôi qua, tôi không thể nào nhặt được cả cọng nhánh lúa và hai hợi tóc ấy được vì khi tôi mở hai ngón tay ra thì hai sợi tóc rớt xuống nền nhà, và kết quả tôi chỉ còn nhặt được cọng lúa của chiếc chổi, vì nó to hơn mà thôi. Thế là tôi đã để xảy mất hai sợi tóc, mà tôi đã nhặt được từ trước khi nhìn thấy cọng nhánh lúa.

Xảy chữ cũng giống như  trường hợp có em học sinh kia vừa học được tí chữ ở nhà trường, và sau lớp học, em đi tập luyện võ thuật. Khi em học võ thì máu trong cơ thể dồn vào chân tay, để em có thể tập các thế đấm, tập các thế đá bằng chân. Chữ nghĩa chưa kịp ngấm vào đầu đã bị tiêu tan mất. Cũng như khi vừa ăn cơm xong, cha mẹ thường khuyên con không nên ngồi ngay vào bàn để mà học. Vì máu cần dồn cho bao tử nhiều hơn, để nó làm việc tiêu hóa thức ăn. Chính vì thế, các em ngồi vào bàn học ngay sau khi ăn no, thì thường thấy bị hoa mắt, buồn ngủ, và nhất là bị đầy hơi, đau bụng vì các em đã làm yếu hoạt động của bao tử.

 

Hãy khôn ngoan bàn bàn hỏi với mẹ cha

Ôi! Việc học thật khó khăn thay. Trông thấy thì đễ nhưng bước vào việc học thì còn lắm nhiều gian nan, cho nên cần phải bàn hỏi. Cũng có người nhờ tôi giúp ý kiến. Con của họ đã đạt được số điểm cao, và được nhận vào các ngành như: Dược, ngành về mắt, tại nhiều tiểu bang, nên họ phân vân không biết chọn ngành nào, tiểu bang nào cho con theo học. Tôi không ngần ngại để trả lời cho những người bạn ấy ngay, là tuỳ theo sở thich của con họ, vì các em khi thích môn học nào, thì đã đạt được một nửa sự học rồi.

Cũng có trường hợp mà các em cần phải bàn hỏi với các đấng bậc khôn ngoan, thân thiết. Vì có nhiều em đã không bàn hỏi ý kiến với cha mẹ là những người từng hiểu biết, và có học vấn cao, nên đã tự chọn cho mình những ngành học sau này không tìm được việc làm, thành thử đành đem mảnh bằng ra mà “lộng kiếng”. Uổng cả thời gian mà lại tốn tiền.

 

Hãy cảm tạ Thiên Chúa

Cùng quý vị phụ huynh, và các em học sinh thân mến. Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa, đã cho chúng ta được may mắn sống trong một đất nước thanh bình, trong cuộc sống tiện nghi và đầy đủ sự trợ giúp của mọi người thân quen. Học không còn là sự bó buộc để thoát cảnh nghèo như cha ông chúng ta ngày xưa, học không còn là điều kiện để làm giàu, nhưng học là để nâng cao đời sống của chúng ta, để theo kịp đà văn minh tiến hóa của nhân loại, và học để chúng ta khám phá ra chính Thiên Chúa đang sống trong chúng ta, và ở giữa chúng ta. Nhìn các em du học sinh tại vùng Sandy Bay, nơi có trường Đại học U-Tas. Lòng tôi cảm thấy bồi hồi và cảm thương thay cho các em. Các em đã đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trai có, gái có, Á châu cũng có mà Phi châu cũng có. Nhìn những bóng hình gầy gò và nét da xanh mét vì thiếu dinh dưỡng trên những khuôn mặt trẻ hồn nhiên, và đầy phấn đấu trong cuộc sống tha hương. Tôi chạnh lòng thương các em học sinh, sinh viên du học ấy. Ngòai việc học hành, các em còn tranh thủ đi làm công rẻ mạt cho các tiệm ăn, shop bán hàng của những nhà hàng Ấn Độ. Đã thế, các em còn phải trải qua những ngày tháng tập việc không lương, nếu vừa ý chủ thì mới cho làm việc có lương. Ấy vậy mà các em vẫn học được, vẫn cố gắng học xong cử nhân, cao học. Có nhiều em đã học xong văn bằng tiến sỹ, có công ăn việc làm, có gia đình và được định cư tại Úc. Thật đáng khâm phục thay. Phải chăng, vì các em ấy phải phấn đấu với thời gian để có tiền tự mưu sinh, và cũng chính vì thế mà thì giờ học tập rất eo hẹp. Các em đã cảm thấy rằng sự học cần thiết như hơi thở cho cuộc sống và vì các em muốn thóat khỏ cảnh sống chật vật hiện tại, nên các em quyết tâm dành hết mọi thì giờ còn lại cho việc học tập. Đấy chính là yếu tố mà các em ấy học đâu thì nhớ đấy, và đạt được kết qủa

Ước gì! Con em của chúng ta biết nhìn ra những gì Chúa ban cho chúng một cách quá ưu đãi, có gia đình chăm sóc, từ miếng cơm manh áo, tiền bạc và hỗ trợ hết lòng trong sự học. Các em có thể học, một cách xứng với tình yêu thương của cha mẹ, và nhất là tránh được tình trạng “xảy chữ”, xảy ra trong những năm còn đi học.

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net