android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

24/6/10. Trần Minh Trinh. Bùi Chu đấy.

24/6/10. Trần Minh Trinh. Bùi Chu đấy.

 

Bùi Chu đấy,

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn…

Chẳng ai không một lần có một quê hương. Có thể đó là nơi cất tiếng khóc chào đời trong nghĩa mẹ tình cha, có thể là nơi tình cờ đặt chân đến và mắc nợ tương giao để không còn rời xa được nữa…và quê hương đã thấm vào máu thịt con người đến độ đi đến đâu, người ta vẫn nhận diện ra anh xuất thân từ đâu với tiếng nói, phong tục, tập quán.

Người Bùi Chu cũng minh nhiên mang trong mình cái máu của quê hương ấy. Từ Bùi Chu Bắc Việt với những địa danh Quần Cống, Thức Hóa, Liễu Đề…cho đến Bùi Chu Hố Nai đã hợp lạc hòa bình một nhóm đồng bào di cư ngày ấy để thành Bắc Hợp – Tây Lạc – Nam Hòa – Đông Bình của Bùi Chu hôm nay. Những cái tên mang đầy nét văn hóa và nhân bản, hiếm thấy một quê hương nào có được. Những cái tên này sống vinh quang hơn ba chục năm nay và hình như giờ đã thế vào bởi những tên khác có vẻ ‘đạo đức’ hơn như Thánh Tâm, Kytô Vua, Đức Mẹ lên trời, Giuse. Cái tên có thay đổi, nhưng người Bùi Chu không thay đổi như địa hình xứ Bùi cũng chưa xoay ngược. Có thể người thế hệ sau thông thái hơn thế hệ trước như bức phướng chữ Hán, treo ngay cửa phòng khách nhà xứ của cha cố Điện, do cha già cố Thức tặng lại. Có ba chữ thôi, đọc theo nôm là “Hoa Tỳ Kế”. Tôi tạm dịch là những tinh hoa của tiền bối được truyền lại cho thế hệ sau. Ai có dịp vào nhà xứ xưa, khi đi qua cái cổng sắt thì dòng chữ này đập vào mắt ngay. Ai tổ chức cưới hỏi và có chụp hình tại cửa nhà xứ cũ chắc còn ghi được hình ảnh bức tranh chữ này.

Ngày ấy tôi không cảm thấy những ý tứ trong vài chữ nghệch ngoạc này, hơn nữa có biết gì vế chiết tự tiếng Hán đâu. Ngày nay đầu bạc mới hiểu sâu được ba cái chữ ấy nó thâm thúy chừng nào. Mỗi lần có dịp về lại quê nhà, vào nhà xứ để tìm xem lại bức phướng này thì không thấy nữa. Hình như người thời nay đã hóa kiếp cho cái bảng, như đã xóa mờ hình ảnh ngôi thánh đường xoắn ốc đã một thời là nét đặc trưng của Bùi chu. Thì Hoa Tỳ Kế mà lị!

Bùi Chu mình nay đã khác xưa nhiều. Hoa Tỳ Kế đã trổ bông và tỏa hương ngào ngạt. Mình không còn hình dung được con đường đất đỏ mù bụi của những năm đoàn người lũ lượt đi bộ vài chục cây số vào đồng Sông Mây. Những chiếc xe bò lệch kệch từ canh hai để vào Sông Lạnh đèo về những lẵng be treo lủng lẳng dưới gầm xe đã đi vào chuyện cổ tích. Những tấm áo vá đụp trăm mảnh, cái quần rách đít và chiếc xe đạp ống nước, bánh xe độn bằng vải áo giáp Mỹ một thời ‘làm giàu thủ công’ của anh Quy, anh Khóa, ông Khảm…đã trở thành chuyện vui cho mấy anh nhậu bàn chuyện ngày xửa ngày xưa. Trong tâm trí của tuổi trẻ hôm nay không có những hình ảnh nước sông Mây dâng cao và những giải lúa chin vàng ngập tỏm trong nước, phải gặt lúa mò rồi đưa lên xuồng đẩy tới gò cao tuốt vội, hoặc đập dối để đóng bao mà vác lội bì bỏm trong bùn cả cây số đưa vào gò cao. Con suối Cầu Hai nay đã tráng nhựa xóa đi cái cảnh đoàn người hì hụp nửa bơi nửa lặn khi cơn mưa kéo dài không thoát hết nước.

Lâu lâu về làng, tôi cứ phải ‘ôn cố tri tân’ mãi mới hình dung ra được những mái tranh ngày nao, hay những gốc cây bên đường để đoán chừng mình đang ở khu vực nào. Đường làng đã bê tông hóa cả và người xưa thì kẻ còn người mất. Đám trẻ ngày nào mình gõ đầu học kinh bổn nay đã là bà ngoại hay ông trùm nữa cũng nên. Vài ông râu ria xồm xoàm đáng kính, cúi đầu chào khi gặp mình ngoài đường làm mình cũng khoanh tay chào lại, hóa ra là "bé cái lầm" mấy cụ lại là cái thằng ngày trước đi trộm ổi nhà cha ở cái vườn phía trước nhà ông trương Đảm và ông cố Hiếu, bị mình bắt quỳ ăn hết chỗ ổi xanh đã hái mới cho về! Chúng nó còn mang ơn là vì mình không giao chúng nó cho bà bếp Huỳnh, thế nào cũng lãnh vài cái cán chổi hay bị cáo tội với bố mẹ.

Nhiều thân thương lắm những kỷ niệm còn vương vấn trong hồn. Những lúc nhớ nhà, tôi thường quay lại những khúc phim thời dĩ vãng để ngồi cười tủm tỉm một mình. Cả những trò nghịch ngợm của tuổi thơ cũng thi thoảng thoáng qua làm mái đầu muối tiêu bớt sám bạc đôi chút. Ấn tượng còn chưa phai với cú do ván cho ông nhang Sinh và bà cụ Tuất đấy. Không biết giờ này trên một góc nào đó của thiên đàng, các vị có tha tội nghịch dại cho cái đám ‘trẻ không tha già không thương’ đó không. Chả là các cụ mắt kém, nhưng thường đi nhà thờ từ hơn 3 giờ sáng. Biết được giờ giấc đó, đám giúp lễ cũng dậy sớm và đào mấy cái hố giữa đường, lót dưới cái sản phẩm của mấy con bò không biết giữ vệ sinh rồi phủ lá chuối lên, lấp đất như không có gì khác lạ. Xong đâu đó liền núp vào hàng dâm bụt chờ đợi. Các cụ cứ thản nhiên gậy chống mà bước vào cái bẫy ma quái đó mà ngã bổ chổng. Thấy các cụ té ngã lăn quay với cái mùi khó chịu vậy, lũ quỷ con hí hố cười vui khoái trá để nghe tiếng chửi rủa ‘cha tổ bố đứa nào…’

Cái đám qủy nhỏ ngày ấy, giờ thì đứa làm linh mục, đứa làm bác sĩ, đứa phiêu bạt quê người và có đứa đã thành người thiên cổ sau đợt pháo kích chợ Bùi Chu.

 Mừng trang web Bùi Chu Mến Yêu lên năm, tự nhiên mình lại cứ moi móc mấy cái chuyện của thế kỷ trước ra mà tám thế này thì làm ô nhiễm cho bầu khí tươi vui và khang trang của trang báo điện tử mất rồi! Nhưng chắc chẳng ai chấp nhặt làm gì vì nơi đây, qua trang báo này, người ta gặp lại những hoài niệm và cả những thăng tiến của dân Bùi Chu. Quê hương ấy hôm nay không còn biên giới vì nó đã tỏa đi khắp hành tinh, nơi nào cũng có bóng dáng người dân xứ Bùi với bao tâm trạng vui buồn lẫn lộn nhớ về quê nhà. Tôi không may mắn biết sự ra đời của Bùi Chu mến yêu. Chỉ nhờ một tình cờ là cách đây hơn một năm, khi tìm các từ khóa để vào những trang cần thiết thì bắt gặp trang Bùi Chu. Thế rồi lục lọi thêm mới yết kiến được ngài chủ tịch HSV Trần Văn Minh. Âu cũng là duyên nợ của trái đất tròn.

Nhân kỷ niệm 5 năm, tôi xin gửi tới Bùi Chu Mến Yêu một tràng pháo …bông ròn rã để chúc mừng. Cầu chúc ban biên tập và những nỗ lực của những người tha thiết với Bùi Chu Mến yêu sẽ ngày càng thăng tiến, hăng hái tô điểm cho món quà tinh thần này thêm hữu ích. Riêng chúc những người dầy công tốn của cho nhịp cầu thông cảm này, được sức khỏe dồi dào và thông thái tinh thần…mà thổi tù và cho thật to, thật điệu nghệ!

 

Nhớ về quê nhà, tháng 6-2010

Bác Sĩ  Jos.TRẦN MINH TRINH (jtrinhan)

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net