android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

23/3/11. Dạy con bài toán cộng trừ. Thuỵ Miên.

23/3/11. Dạy con bài toán cộng trừ. Thuỵ Miên.

Ngay từ thủa bắt đầu đi học mẫu giáo, hay có nhiều gia đình từ lúc còn nhỏ khi, hãy còn ở nhà thì con trẻ đã được dạy làm các bài tính cộng và tính trừ. Các bài toán đơn giản như: 1+1= 2; 2+2= 4.

 

Lúc ban đầu đứa bé có vẻ được dạy như học thuộc lòng. Dần dần với sự phát triển của trí thông minh. Các em sẽ làm được những bài tính cộng, tính trừ một cách cần có sự suy nghĩ nhiều hơn, bài toán có vẻ khó khăn hơn. Thí dụ như cộng có nhớ số: 16+15 = 31. Các em cũng được thày cô, cha mẹ giải thích trong tính cộng có tính trừ. Thí dụ như: 2+4= 6, và 6 - 4= 2, hoặc 6 - 2= 4. Những bài toán cộng và trử ấy đã được dạy cho con trẻ ở trường học. Còn về phần trường đời, các bậc phụ huynh dạy các em làm bài tính cộng , tính trừ như thế nào? Hay nói khác đi, chúng ta đã dạy con của chúng ta đem áp dụng những bài tính ấy vào cuộc sống ra sao. Đó là chủ tâm người viết muốn hầu chuyện cùng qúi vị phụ huynh học sinh trong trang Học sinh của báo Dân Chúa tháng Tư năm nay.

 

Định nghĩa tính cộng, tính trừ

Ai lại không biết tính cộng là cộng giữa hai con số hay nhiều con số lại với nhau, để tìm ra kết quả của tổng số. Như thế ta có thể nói, cộng là được thưởng, được cho thêm, nêm thêm, bỏ vào thêm, ban cho thêm, giúp đỡ thêm, hay kẻ có lại được cho thêm. Ngược lại tính trừ là lấy bớt ra, loại trừ ra, bị mất đi, bị phạt, bị tước đoạt, người ta thường than: đã nghèo mà còn gặp cái eo.

 

Áp dụng tính cộng, tính trừ vào cách sử dụng thời gian

Có người hiểu về tính cộng một cách qúa đơn giản, như khi còn học ở lớp mẫu giáo trường làng. 1+1= 2. Trong đời quân ngũ, chúng tôi học được cách giữ bí mật vể giờ hành quân bẳng phép tính công. Thí dụ như đoạn mật văn như sau: “Ngày mai + X, đến địa điểm hẹn vào lúc giờ N + 2”. Thật là một bài tính cộng khó đoán được kết qủa chính xác, vì hai chữ X và N chưa được thay thế bằng con số.

Câu chuyện kể trên đem áp dụng vào đời sống học trò. Qúy vị chắc hẳn đã gặp nhiều lần sự đi học trễ giờ của các em. Đó có lẽ vì các em chưa biết làm bài tính cộng, và tính trừ cho đúng. Xin kể cho quí vị nghe một câu chuyện như sau. Người mẹ hỏi người con gái của mình về giờ đi học.

- Ngày mai mấy giờ con có lớp học.

- Lúc 9 giờ, mẹ ạ. Đứa bé trả lời.

Thế rồi, bà yên chí để đồng hồ báo thức lúc 9 giờ. Sáng hôm sau, khi đồng hồ báo thức lúc 9 giờ, bà ta gọi đứa con gái dậy đi học. Con bé miệng lụng bụng nói: “Thế là trễ lớp học của con rồi, bây giờ đã là 9 giờ rồi còn gì nữa”.

Quí vị thử nghĩ xem, bà mẹ đã làm sai điều gì ư. Phải bà ta đã quên. Bà đã không làm bài tính cộng thêm cho thời gian đi đến trường mất 30 phút lái xe, cộng thêm giờ cho việc làm vệ sinh cá nhân của đứa con gái, và cộng thêm giờ ăn điểm tâm sáng nữa. Ấy là chưa kể trên đường đi, lái xe đôi khi phải chờ đợi lâu hơn vì sự giao thông tắc nghẽn, hay khi có tai nạn xe cộ xảy ra. Thoạt mới nghe tôi kể chuyện, thì qúi vị cứ tưởng như là đứa bé không biết làm tính cộng. Nhưng thật ra, là tại bà mẹ quên hay chưa biết làm bài tính cộng, trừ về thời gian.

Trong đời sống gia đình. Tôi chắc hẳn quí vị cũng thường gặp những câu chuyện tương tự như thế xảy ra. Trễ hẹn, lỡ chuyến bay, không đúng giờ… Hai chữ: “lề mề” thường được  người đời dùng để tặng cho những người không biết làm bài tính cộng, trừ đơn giản ấy.

 

Áp dụng tính cộng, trừ vào đời sống gia đình và học đường

Muốn làm bài tính cộng thì ta phải có sẵn một thứ gì và phải được cho thêm, hay ta phải tìm kiếm thêm được. Lúc đó, chúng ta mới có thể làm bài tính cộng được. Còn bài tính trừ thì ngược lại, chúng ta đã có sẵn trước một thứ gì đó, rồi bị lấy mất đi, bị trừ đi cái mình đang có. Nếu như chúng ta không có, thì lấy gì để mà mất. Thí dụ như bài tính: 0 – 5 = 0.

Có người cho rằng tôi không biết làm tính trừ. Nhưng thực tế, nếu người ta không có thì lấy đâu mà trừ. Còn theo toán học thì ai mà chẳng biết là -5 hay là nợ 5. Chính vào cái nguyên lý ấy, mà sau này các em hay bị mắc lừa. Hai chữ “Bank- rupt” là lời tuyên bố của con nợ trả lời cho những ngân hàng hay chủ nợ, khi họ bị đòi nợ. Họ làm ăn thất bại, lỗ và không có tiền trả cho ngân hàng hay chủ nợ, thì có nước huề cả làng.

Đem áp dụng tính cộng, tính trừ vào trong đời sống gia đình và học đường. Nếu như sự thưởng là sự  được thày cô cho thêm một số điểm, một số tiền, một món quà, hay được cho một quyền lợi nào đó. Cha mẹ nên giải thích cho các em học sinh hiểu biết là các em cần phải cố gắng siêng năng học tập, các em cần phải bỏ thì giờ để đọc sách, làm bài tập, thì các em mới có được, đạt được sự hiểu biết về những môn học mà mình đã học. Đó là phần thưởng mà các em có được cho iêng mình, không thể ai có thể lấy cắp được. Cha mẹ cũng cần giải thích cho các em hiểu biết về việc gia đình cũng cần sự cộng tác của các em trong các công việc nhà hay vệ sinh phòng ốc của các em.  Để cha mẹ có thì giờ đi làm thêm giờ, và có thêm tiền nuôi sống gia đình, để sắm sửa các thứ cần thiết cho mọi người trong nhà. Thí dụ như tiền dùng để mua thức ăn, để trang trải, chi phí cho những thứ cần thiết cho cuộc sống như: tiền điện, tiền nước, tiền gas đun bếp, hay lò sưởi, tiền xăng chạy xe, tiền thuốc men, quần áo, tiền đóng lệ phí cho nhà trường, và còn bao nhiêu thứ chi tiêu khác nữa. Tất cả những thứ chi tiêu kể trên. Nếu các bậc phụ huynh biết giúp các em làm những bài tính cộng, tính trừ ấy. Tôi chắc chắn các em sẽ ngoan hơn chịu khó học hành hơn, và biết yêu cha mẹ nhiều hơn.

Có nhiều gia đình. Cha mẹ vì yêu con, nên đã không dạy cho các con biết các bài tính cộng ấy. Hay có nhiều bà mẹ dạy con bằng cách chửi rủa, để sau này đành than thân, chép miệng: “Dạy con nhà, mà con hàng xóm khôn”. Chúng ta hãy dành thì giờ để ngồi xuống giúp con cái chúng ta biết làm các bài toán cộng về sự cần thiết trong việc học hành của các em, và về sự cần thiết phải làm việc của cha mẹ để có tiền.

Cũng có người quên không dạy con biết làm bài tính trừ. Cho nên  các con của họ đã tiêu xài một cách hoang phí, vì chúng tưởng nhà mình giàu. Bố mẹ chúng làm ra tiền mà sao lại kẹo quá vậy. Ngay cả người lớn cũng có khi không biết làm bài tính trừ. Thí dụ như câu chuyện sau đây. Người chồng khoe với người vợ về tiền lương của anh ta: “Em ơi, năm nay anh đi làm thêm giờ, nên kiếm được hơn một trăm ngàn”. Vô tình đứa con nhỏ nghe được, và nó nghĩ: “Úi chà, sao ông già mình làm lương cao đến thế, tôi tìm cách xin ổng ít tiền xài cho hơn bạn bè”. Nó đã tinh ranh đến xin tiền vào lúc ba nó đang ngủ mê mệt, và nó được toại ý. Người chồng ấy đã quên không nói cho vợ ông ta biết là số tiền ấy chưa trừ thuế. Nếu trừ thuế, tiền chi phí sinh hoạt của gia đình, tiền giao tế, thì chẳng dư được bao nhiêu vì gia đình chỉ có một mình ông ta đi làm. Cái số tiền còn dư ấy, mới chính là số tiền ông ta nên đem khoe với người vợ. Dầu óc con trẻ còn non nớt thì không đáng trách, nhưng ông bố thì cần phải học lại bài toán trừ. Kẻo sau này biến các con của ông ta thành kẻ tiêu xài hoang phí, thì đành chép miệng than thân: “Con nhà lính mà tính lại nhà quan”.

 

Áp dụng tính cộng, tính trừ trong đời sống giáo dân

 

Lời nói thêm vào để làm hại kẻ khác cũng bị giáo hội ngăn cấm như một trọng tội. Chúa Giêsu dạy chúng ta: “Có thì nói có; Không thì nói không, còn mọi sự nói thêm vào, đều do sự dữ mà ra cả”. Cũng có người hay nói thêm cho quan trọng hoá vấn đề, hay cho người nghe nể vì sự hiểu biết của mình, và họ được người đời tặng cho chữ: “nổ” kèm theo sau tên gọi của họ.

Chúng ta là người Công Giáo. Xin quý vị phụ huynh dạy cho con cái của chúng ta những bài toán cộng về việc làm bác ái, và những hy sinh mà các em có thể thực hiện được. Cũng xin dạy cho các em những bài tính trừ về sự chia sẻ, và cho đi những cái gì mình đang có cho tha nhân, những kẻ khốn nghèo, những người đang gặp thiên tai.

Hy vọng với những phép tính cộng trừ căn bản của lớp học mẫu giáo. Quí vị phụ huynh có thể dạy cho con em của mình những kinh nghiệm sống ở đời, và nhất là giúp các em trở nên con dân của Chúa một cách xứng đáng. Sống với một trái tim quảng đại và đầy lòng tin yêu.

Thuỵ Miên.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net