android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

13/3/12. Bí quyết học để đạt điểm tốt nhất. Thụy Miên.

13/3/12. Bí quyết học để đạt điểm tốt nhất. Thụy Miên.

Các em học sinh thân mến. Khi đi học, các em với tinh thần tranh đua, ai nấy cũng ước, muốn mình sẽ học giỏi hơn bạn của mình hay ít nhất là bằng với các bạn giỏi trong lớp, hay như các bạn học ở trường tư nổi tiếng khác. Thế nhưng, Chúa ban cho mỗi em một trí thông minh, trí nhớ khác nhau. Đã thế, cách dạy của các thầy cô lại khác nhau, tùy theo từng trường, từng nơi. Chính vì thế mà các em đều mong mình sẽ gặp được thày cô tốt, bạn tốt. Họ sẽ giúp chỉ cho mình cách học tốt nhất, để các em có thể ghi nhớ được tất cả những gì mình học.

 

Thực sự ra thì không hẳn đã đúng như vậy, vì nếu các em muốn giỏi thì yếu tố trước nhất phải là sự ước muốn học, muốn biết của các em. Người ta thường nói: “Khi chúng ta muốn thì đã đạt được một nửa”, còn một nửa kia sẽ đạt được, khi chúng ta bắt tay vào, và thực hiện công việc mà chúng ta ước muốn ấy. Các em cũng biết Chúa ban cho mỗi người chúng ta có sự thông minh, hiểu biết khác nhau. Thí dụ có em sẽ giỏi về ngoại ngữ, có em lại giỏi về khoa học, có em giỏi về toán, và có em giỏi về môn xã hội hay tâm lý.

Trước hết các em phải tự hiểu biết về khả năng của mình. Làm thế nào để biết khả năng của các em giỏi về phương diện nào. Các bậc làm cha mẹ thường nói là họ sẽ biết rõ ràng về con cái của họ: “Tao đẻ mày ra, mà lại không biết mày à”. Nhưng thực ra, chính các em phải trải qua những kỳ thi trắc nghiệm thì mới biết mình có khả năng về các môn học mà mình đang theo học. Các em hãy ngồi xuống, lấy giấy bút ra và viết những gì mà mình đang muốn, đang suy nghĩ trong đầu. Cái mà mình ước mơ sẽ trở thành sau khi đã học xong bậc đại học. Các em cũng viết ra những cách thức mà mình học, cách tìm ra những nguồn trợ giúp như sách vở, thày cô, cha mẹ, anh chị em, để có thể đạt được mục đích ấy cho đời mình.

Sự khác biệt nhau giữa các em học sinh thì rất là phức tạp. Các nhà tâm lý học thì phân chia làm hai loại chính: Loại trẻ em năng động, thích hoạt động, và loại trẻ em thụ động, không thích hoạt động. Còn theo các nhà chuyên về giáo dục, thì phân chia các em ra nhiều loại như sau. Trước hết lấy thí dụ của bài Phúc Âm về dụ ngôn người gieo giống (Mt 13. 4-9). Người nói: “Này đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên nó khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết qủa, có hạt được một trăm, có hạt được sáu mươi, hạt được ba mươi. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe”.

Sự dạy học cũng giống như thế. Tôi chia các em ra từng loại, tùy theo trí óc của các em. Óc của các em được ví như những thùng trống, dùng để chứa đựng những học thức và kiến thức. Có em thì thùng to nhưng không có đáy, dồn nén vào bao nhiêu sự học, nhưng kết cục cũng chẳng thâu lượm được gì cả. Các em học trước quên sau, nghe giảng đấy nhưng rồi lại chẳng nhớ gì cả. Có em thì như thùng chứa bị rò rỉ, nghe giảng 10 phần nhưng khi ôn lại, thì may ra còn nhớ chỉ 3 hay 4 phần, tùy theo thời gian lâu hay mau. Các lỗ rò rỉ ấy là những thứ các em bị các thứ khác hấp dẫn hơn, và chiếm mất cái đã học, hay rò rỉ tự nhiên vì các em không chịu ôn lại những gì mà mình đã học tập. Có những em thì học một hiểu mười, các em ấy ham thích tự tìm hiểu, tự tìm tòi, và khi các em nghe thầy cô giảng khai mở một vấn đề học gì đó, thì các em đã tự đi tìm lời giải đáp cho đến khi hiểu được mới thôi.

Thưa qúy vị phụ huynh học sinh. Qúy vị hãy để ý đến con em của mình nhiều hơn trong vấn đề trí thông minh của con em mình, và tìm cách giúp đỡ các em, tùy theo từng loại mẫu người. Không hẳn qúi vị gởi các em đến trường giỏi, trường tuyển hay trường nổi tiếng là các con em của chúng ta sẽ học giỏi đâu. Vì không có trường nào có đủ thầy cô, để huấn luyện cho từng em, tùy theo khả năng của chúng được. Chính vì thế mà nhiều em có khi đã vào được trường tuyển, mà rốt cục học chẳng đạt được như ý muốn, vì các em đã bị dồn nén qúa mức, do việc phải học ganh đua với bạn bè của các em.

Như đã nói ở trên, các em được chia ra nhiều loại: Loại các em tự học, tự khám phá để hiểu biết qua sách vở qua bạn bè, thày cô, máy vi tính… Có loại các em phải được thầy cô hay bạn bè hướng dẫn từ từ, từng bước một. Có loại các em phải ôn đi, nhắc lại nhiều lần cùng một vấn đề, thì may ra còn nhớ được đôi chút.

Tôi tin chắc là quý vị phụ huynh, cùng các em chẳng ai muốn bị liệt vào loại sau cùng này. Thế nhưng, chúng ta hãy noi gương cha Jean Marie Vianney là cha sở giáo xứ Ars. Cha Vianney lúc thời còn là học trò. Mặc dù chỉ là cậu học trò với trí thông minh có giới hạn. Ngài vẫn cố gắng học với tất cả sự cố gắng hết sức của mình. Thế mà sau khi được cử đi coi xứ đạo, nơi mà giáo dân sống đạo rất khô khan. Trong vòng 14 năm, cha với lòng nhiệt thành và quyết tâm, đã làm cho giáo dân trở lại sống đạo cách sốt sắng. Ngài đã thành công trong công việc thăm viếng, giảng thuyết, thu phục được lòng mọi người ăn năn, thống hối, và họ đã quay trở về với Chúa. Hội thánh đã chọn ngài làm quan thầy cho các xứ truyền giáo.

Sau khi chúng ta đã phân chia các em ra từng loại trí thông minh, để biết cách dạy dỗ và giúp đỡ các em. Kế đến chúng ta cũng nên tìm hiểu đến các yếu tố khác cũng không kém phần ảnh hưởng đến việc học giỏi của các em như sau:

Các yếu tố thuộc về tình cảm

Các yếu tố thuộc về tình cảm bao gồm: sự thúc đẩy, trách nhiệm và lòng kiên trì vững chí trong việc học hành. Cha mẹ hãy giúp con cái của mình, hiểu được những khó khăn phải trải qua của sự học, để các em có thể gặt hái được kết quả tốt. Xin đừng để tính lười biếng, sự chán nản làm ảnh hưởng đến việc học của con em mình. Trách nhiệm của các em là người học sinh cần phải chu toàn bổn phận của mình: Đi học đúng giờ, làm các bài thực tập, ôn nhớ bài đã học, nộp bài cho đúng thời gian hạn định, cùng giữ gìn kỷ luật của nhà trường. Và sau cùng là sự kiên trì trong việc học tập. Các em quyết theo đuổi việc học cho đến khi tốt nghiệp, đạt được với kết qủa mà các em mong muốn.

Các yếu tố thuộc về môi trường

Các yếu tố này bao gồm như âm thanh, nhiệt độ của thời tiết, ánh sáng của phòng học, và cách ngồi học. Chúng có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng học và tiếp thu của các em. Mặc dù có em thích vặn lớn nhạc trong khi ngồi học, nhưng rất nhiều em khác lại thích tìm nơi vắng vẻ, để khỏi bị chia trí vì những tiếng ồn ào. Cũng có em thích ngồi trong phòng bật lò sưởi cho thật nóng, nhưng nhiều em lại thích tìm nơi mát mẻ để ngồi học. Có nhiều em thích vặn đèn cho có ánh sáng vừa đủ để đọc sách, thế nhưng lại có những em thích vặn sáng rực cả văn phòng, hay ngồi giữa sân nắng để ngồi học. Có em thích ngồi ghế ở bàn học để học bài, thế nhưng cũng có em lại thích nằm cuộn tròn ở trên giường để học. Tóm lại, yếu tố thuộc về môi trường cũng ảnh hưởng quan trọng đến việc học hành của các em, mà qúi vị phụ huynh cũng nên để ý đến.

Yếu tố về sự phát triển của bộ não

Yếu tố này ảnh hưởng riêng đến từng cá nhân của các em. Về sự phát triển của trí óc của các em. Vào năm 1960. Ông Roger Sperry, đã được giải thưởng Nobel, cho công việc của ông ta đã khám phá ra sự khác biệt nhiệm vụ giữa hai bên bán cầu của bộ óc con người. Ông ta tìm thấy rằng nửa bán cầu bên trái của não thì lo nhiệm vụ chính về sự phát triển về lý luận lý, về đường thẳng, về lời nói, về ngôn ngữ học. Còn nửa bán cầu não bên phải thì có nhiệm vụ giúp con người phát triển về mỹ thuật, sự tưởng tượng, tình cảm, âm nhạc. Điều này giúp chúng ta hiểu biết về tỉ số thông minh (Intellectual quotient =IQ) của các em học sinh. Ngày xưa các em giỏi về điền kinh, nghệ thuật, hay âm nhạc, thì chúng ta bảo các em là có tài năng về những bộ môn đó, nhưng khi các em giỏi trong các môn Khoa học hay môn Toán, thì được mọi người công nhận là có óc thông minh. Ngày nay, tất cả các em có năng khiếu về một bộ môn nào đó, đều được mọi người công nhận là có óc thông minh cả.

Yếu tố về xã hội

Phần lớn các em ít để ý đến yếu tố xã hội, đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng học và việc học đạt hiệu qủa tốt của các em. Có em thích học một mình, có em thích học với bạn, có em thich học chung với nhóm. Và cũng vậy có em thích ngồi ở nơi có ánh sáng chan hòa, thế nhưng cũng có em lại thích ngồi nơi góc tối. Cũng có em lại cảm thấy học tốt hơn trong lúc vừa ăn uống vừa học, hoặc học với tiếng nhạc mở lớn từ máy hát. Chính vì thế, mà tùy theo các em biết sử dụng đúng những yếu tố kể trên để có thể đạt được kết qủa cho việc học của mình.

Yếu tố về thuộc về thân thể

Những yếu tố thuộc về thân thể, cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của các em. Trong đó sự học tùy thuộc vào những năng khiếu về giác quan của các em học sinh: Thính giác; Thị giác; Xúc giác; Khứu giác; Vị giác. Chúng ta thường chia các em học sinh ra làm 3 loại:

 Loại có năng khiếu thiên về Thị giác. Các em sẽ học tốt hơn nếu các em được nhìn thấy cách làm hay được đọc những tài liệu chỉ dẫn về môn học.

Loại có năng khiếu về Thính giác, các em sẽ học tốt hơn khi được nghe thày cô giảng trong lớp học, thảo luận những gì đã nghe biết với các bạn, rồi các em ghi chép lại những gì đã nghe biết và cần ghi nhớ.

Loại học sinh có khả năng học bằng cách nhận biết vấn đề do hành động qua việc chính các em tham dự vào các hoạt động, đụng chạm đến những vật hư hỏng để tìm ra nguyên nhân và sửa chữa. Thí dụ như khi các em học về nghề cơ khí. Các em phải tìm ra nguyên nhân chiếc xe bị hư hỏng: Không có điện, không có xăng hay do một bộ phận nào đó của máy xe bị hỏng. Loại học sinh này sẽ thu lượm được kết qủa học tốt nhất, khi chính các em được đụng chạm đến những gì mình đang học, và suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Ngoài ra còn các em có năng khiếu về khứu giác, vị giác thì các em sẽ học tốt trong các bộ môn học để điều tra, phân biệt các mùi vị. Chúng ta còn thấy có nhiều em vừa đi bộ vừa học, các em này sẽ đạt được kết qủa tốt hơn khi bị bắt ngồi học ở bàn học. Tùy theo các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của các em, mà chúng ta sẽ linh động trong việc trợ giúp cho con cái chúng ta đạt được kết qủa tốt nhất.

Ngoài việc học ở nhà trường, xin qúi vị phụ huynh cũng nên để ý đến việc “tiên học lễ, hậu học văn”. Gia đình là trường học đầu tiên, và là trường học quan trọng nhất, trong đời sống của các em. Từ lời ăn tiếng nói, từ cách giao tế tiếp xúc với mọi người, từ cách đi đứng, trang phục, và nhất là những tính tình hiền lành, ngay thẳng, chính trực công minh, đều do các bậc ông bà, cha mẹ đã tốn biết bao nhiếu công sức thời gian huấn luyện cho các em tập giữ để thành tính nết: nhu mì, đoan trang hiền hậu của con gái, và hùng dũng, can đảm, ngay thẳng, giúp người của con trai. Hơn thế nữa, chúng ta là người Công Giáo, cho nên con cái của chúng ta cần biết cách kính thờ Thiên Chúa, phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, và biết kính nhường, đùm bọc anh chị em trong gia đình. Đó là những điều cần thiết, mà các em luôn cần được cha mẹ hướng dẫn và giúp đỡ trong đời sống học sinh.

Hy vọng các bậc phụ huynh đã từng tự hào là: “Không ai biết con hơn cha mẹ” sẽ biết thật rõ về các khả năng của con cái mình, hầu chúng ta có thể giúp chúng học được bằng anh, bằng em.

Còn về phần các em học sinh. Các em nên nhớ, không ai có thể giúp các em học giỏi được. Nếu như các em không biết tự học, tự giúp chính mình trong việc học hành của các em. Các em hãy tự hỏi mình:

- Các em có đặt mục đích cho việc học chưa, và có luôn cố gắng theo đuổi mục đích ấy hay không.

- Các em có biết phân chia giờ học, ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí, thể dục, để thân xác các em được luôn khỏe mạnh và tinh thần không bị dồn ép và lo lắng quá hay không.

- Các em có biết tìm cha mẹ, thày, cô, anh chị và bạn bè để được giúp đỡ trong mỗi khi cần đến hay không.

- Các em có biết tận dụng những khả năng của chính mình, để phát triển về các môn học mà mình có năng khiếu hay không.

- Các em có biết tiên liệu, và kiểm điểm mỗi ngày về các việc mình đã học và sẽ phải học hay không.

- Đặc biệt là các em học sinh Công Giáo, các em có còn biết dâng lên Chúa lời kinh tạ ơn và xin ơn Chúa Thánh Thần ban xuống cho các em mỗi ngày hay không.

Hy vọng với tất cả những tâm tình kể trên, sẽ giúp các em học sinh được luôn luôn vui, khỏe, và vững bước trên con đường học vấn. Vì ngày nay các em học tập, ngày mai các em sẽ giúp đời.

Thụy Miên.
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net