android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Song Qúy.
16:03 GMT+7, ngày 7 tháng 8 năm 2005

Chuyện viết về một chút kỷ niệm với hai linh mục tên Qúy.
Trần Văn Minh.

Có hai linh mục tên Qúy người gốc Bùi Chu. Đinh Tất Qúy và Ngô Quang Qúy. Có một sự tình cờ thích thú là cả hai gia đình của các ngài đều ở trước cửa nhà tôi, cùng cách một con đường cái. Một điểm thích thú nữa là tôi chẳng quen biết tí gì về các ngài cả, nhưng lại là bạn học của anh em cả hai người và điều đặc biệt thứ ba là khi còn ở Việt Nam, chưa bao giờ chúng tôi gặp mặt hay trò chuyện với nhau, rõ là ‘vô duyên đối diện bất tương phùng’. Thế mà chúng tôi đều gặp nhau ở Úc.

Linh mục Đinh Tất Qúy lớn tuổi hơn tôi, tôi học chung với Đinh Văn Phong hay còn gọi là Tây, Phong là em trai của linh mục Qúy. Những ngày ở quê, bà cố mẹ của linh mục vẫn thường sang nhà tôi xay xát lúa gạo, chúng tôi vẫn coi nhau như hàng xóm láng giềng. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy từ xa, linh mục Qúy về thăm mẹ bằng chiếc xe Honda nữ màu xanh, ông có về thì cũng chỉ quanh quẩn trong nhà chứ ít thấy ra ngoài, rồi cỡ 3 hay 4 giờ chiều là ông lại trở về thành phố.

Vào khoảng Năm 1993 hay 94 gì đó, tôi nghe tin từ những người đồng hương nói có cha Qúy sang Úc, nhưng ông còn đang ở mãi tận bên Queensland cách chỗ tôi mấy ngàn cây số lận, tôi cũng hẹn cầm chừng nếu cha xuống Melbourne nhớ cho tôi biết với. Rồi đến khoảng hơn tháng sau tôi mới nhận được tin cha Qúy đang ở Melbourne, tôi điện thoại hỏi thăm, sau đó tôi mời khi nào cha rảnh ghé nhà con ăm cơm. Chẳng chần chừ cha trả lời: thì ngay bây giờ được không? Tôi mừng rỡ nói, được; nhưng nhà con chưa chuẩn bị. Cha nói : thì có gì ăn nấy, chủ ý gặp nhau nói chuyện chơi thôi mà. Tôi trả lời vâng. Rồi vội cúp máy và hối bà xã sửa soạn đi chợ.

Trên đường ra chợ, bà xã tôi cứ cằn nhằn tôi mãi về sự vội vàng của tôi, khiến bà không chuẩn bị chu đáo được để tiếp cha, dù gì cũng là khách từ vạn dặm đến chứ ít gì, lại là đồng hương và nhất là khách lại là linh mục nữa chứ bộ. Tôi cứ phải thanh minh mãi là cha đâu có nhiều thì giờ đâu, chỉ ghé Melbourne chơi được có mấy ngày, lại còn phải đi thăm thú thắng cảnh, thăm những người thân quen khác nữa, ra đến chợ bà ấy mới thôi cằn nhằn tôi. Chúng tôi cũng vội vàng mua mấy thứ cần thiết rồi lại vội vàng chạy về để còn lo nấu nướng cho kịp bữa cơm chiều.

Thường nhà tôi ăn cơm hơi trễ, tuy mọi người ở nhà cả nhưng do làm nghề may, đôi khi bận hàng nên chẳng kịp nấu ăn cho đúng với giờ giấc nào cả. Cứ xong việc thì nấu ăn, có khi ăn xong thì dọn dẹp xong là chuẩn bị đi ngủ là vừa. Bữa nay đặc biệt có khách nên nhà nấu ăn sớm, bà xã tôi có biết nấu mấy món đặc sản, nhưng phải khi nào có thời gian rảnh, bà mới có thể bày ra nấu nướng, còn gấp rút lại không chuẩn bị trước, thì bà đành có sao nấu vậy.

Trước giờ hẹn, cha đã được người cháu gọi bằng cậu là Ninh con ông bà Đức chở đến, để cha có thời giờ nói chuyện với chúng tôi. Đây là lần đầu tiên tôi và cha có dịp ngồi nói chuyện với nhau, sau khi hỏi thăm sức khỏe, đời sống, chúng tôi ngồi nói chuyện vãn, cha kể về chuyến đi thăm Úc, và Mỹ, chuyện gia đình anh em và kể cả chuyện về bà cố, cha nói mẹ tôi vất vả cả đời chỉ cốt mong sao cho con học hành tới nơi tới chốn, để đáp lại chúng tôi cũng cố gắng học hành, nên nay những Phong, Minh, Tiến tức (Tây, Tàu, Nhật), những cái tên thân mến chỉ được gọi ở nhà nay đã thành danh, học xong và đã ra trường cùng đi làm có chức có phận, khiến bà cố cũng cảm thấy mãn nguyện về công lao mà mình đã bỏ ra. Cha chỉ đến nhà tôi chơi ăn với tôi bữa cơm đạm bạc rồi tối đến chúng tôi phải chia tay, kể từ đấy đến nay, cũng đã hơn mười năm, chúng tôi chẳng có dịp nào gặp nhau dù gặp lấy một lần. Khi tôi có dịp về lại Viêt Nam thăm nhà, thì nhà bà cố cha đã bán, bà cố đã dọn nhà về Sài Gòn sống với con cháu nên cũng chẳng gặp được ai trong gia đình bà cố nữa, và duyên hội ngộ của chúng tôi chắc chỉ có thế!

Cha Ngô Quang Qúy thì nhỏ tuổi hơn tôi, tôi học chung với cha Ngô Quang Tuyên là anh trai ruột của cha Qúy. Năm 1991, tôi sang sống ở Úc, lúc đầu chưa có bằng lái xe, nên chưa có xe, sự đi lại đều nhờ vào phương tiện chuyên chở công cộng, thỉnh thoảng trong những dịp đi lại đặc biệt, tôi phải nhờ cậy đến bà con đồng hương giúp đỡ. Trong các buổi sáng chúa nhật đi lễ, có chú Đoàn Trung nhận giúp đưa gia đình tôi đến nhà thờ dự lễ, chú giúp gia đình tôi đến mấy tháng trời.

Một sáng chủ nhật, xe chú Trung ghé đón chúng tôi như thường lệ, chúng tôi ra xe và thấy trên xe có một người lạ, tôi ngờ ngợ người lạ này trông sao quen quen, tôi buột miệng: ‘hình như là cha..’ vợ tôi nói chen vào: ‘cha cha cái gì, ông có quen đâu mà cha.’ Tôi cãi lại, hình như con cố.. Cha Qúy cười cười nhìn tôi khuyến khích: ‘anh thử cố nhớ xem nào..’ nhưng bà xã tôi cứ gạt ngang đi. Lúc này chú Trung mới chen vào giới thiệu đó là cha Qúy. Nhà tôi nói chữa nghe nói cha ở nước nào cơ mà, cha Qúy trả lời: ‘thì tôi ở Numea mới sang đây hôm qua, may gặp nhà ông bà Nhàn, nay gặp anh chị.’ Chúng tôi cùng nhau đi lễ và hẹn gặp nhau ở nhà ông bà Nhàn.

Khác với cha Qúy lớn, cha Qúy này do ngang ngang cỡ tuổi chúng tôi, cha lại sống ở nước ngoài nên lối sống có khác, chuyện trò rất tự nhiên, thân mật, cởi mở và thoải mái hơn. Nên sau mấy câu chuyện xã giao mở đầu, chúng tôi tán chuyện nổ như pháo rang, và những chuyện thuộc loại ‘ngày xưa còn bé’ được mang ra kể, đối với chúng tôi thì những chuyện kể thuộc vào đời thường xa xưa ấy thì coi rất là bình thường, nhưng với cha khi nói về những chuyện tương tự như vậy, thì phải được coi là đặc biệt và cha đã kể:
“Ngày còn bé tôi đâu đã có ý tưởng gì là về sau mình sẽ đi tu đâu, nên tôi nghịch lắm, đi giúp lễ, mỗi khi cho rước lễ, tôi cầm cái đĩa mà hễ muốn chọc ai tôi gí sát cạnh cái đĩa vào cổ người ấy, gí rất mạnh, có nốt ở cổ chứ không chơi đâu, người bị tôi gí có đau họ cũng không dám kêu, mà họ cũng cứ tưởng mình vô tình thôi. Rồi sau mỗi buổi lễ, tôi vẫn thường đi theo con gái nhà người ta, còn chọc ghẹo ra gì đấy chứ. Để có một lần, tôi theo cô Tuyết con ông bà Bút, khi về đến cửa nhà cô ấy thì bị bố cô ta vác dao rượt, tôi phải quăng cả xe đạp xuống hố mà chạy.” nói xong ông cười rất sảng khoái. Sau đó ông kể về một cái kỷ niệm nữa ở Bùi Chu:
“ Tôi nhớ có một lần đâu vào dịp bầu cử thì phải, tôi đi chầu, ngang qua chỗ nhà ông bà Nhàn thấy có mấy cái áp phích dán quảng cáo cho các ứng cử viên, tôi cũng đứng sát lại coi, một vài cái đã bị các ông nhô con xé rách chút đỉnh, hay lấy than bôi lên chơi, chắc chỉ là chơi nghịch chứ chưa có ai ý thức đến sự phá hoại gì đâu, tôi còn đang đứng đó thì chiếc xe lam thông tin lưu động đi đến, trên xe có ông trưởng ấp, xe ngừng lại ông trưởng ấp đi xuống, thấy tôi đứng đó với những tấm bích chương không toàn vẹn, tôi cố thanh minh nhưng ông không chịu, ông yêu cầu tôi leo lên xe lam ngồi. Ngồi một lúc lâu trên xe, tôi chẳng biết phải làm sao, cứ ngồi nhìn nhân viên thông tin dùng sơn vẽ khẩu hiệu, mà trốn thì tôi không dám. Chắc có ai đó thấy tôi bị ông trưởng ấp bắt phạt ngồi trên xe đã về báo với bố tôi sao đó, chỉ một lúc sau thấy bố tôi đi ra, như bất chợt thấy tôi còn ngồi đó, chẳng nói chẳng rằng, cứ làm như ông không biết rằng tôi bị bắt để xin xỏ, mà coi như tôi vì ham chơi, ham nghịch đã leo lên xe người ta mà ngồi, trốn vào nhà thờ chăng! Bố tôi chỉ vào tôi rồi cao giọng nẹt:
“ Thằng Qúy. Có vào ngay nhà thờ xem lễ không thì bảo.’’ Nghe thế tôi như vớ được phao cứu sinh bố tôi quăng cho, không còn sợ ai nữa mà chỉ còn sợ có bố mình, mừng húm, tôi nhảy vội xuống xe, ù chạy vội ngay vào nhà thờ, mặc kệ ông trưởng ấp phân bua kể tội tôi với bố tôi.”

Cha Qúy còn kể, khi nơi giáo xứ của nơi cha phụ trách có lễ hội, họ có tập tục tặng hoa cho nhau để cài trên khóe vành tai trong suốt ngày hội, cha cũng được tặng một bông hoa. Chiều đó trong thánh lễ, thấy mọi người nhìn cha mà cứ tủm tỉm cười, cha chẳng biết mình có làm điều gì sai không? Đến khi xong lễ, cha vào trong buồng áo soi gương, mới phát hiện bông hoa cài trên tai ngài vẫn còn đó. Lúc đó ngài mới hiểu được những nụ cười mà giáo dân ban cho ông trong suốt thánh lễ.

Ở thêm được mươi ngày, thì nghe tin bà cụ nhạc tôi mất, cha Qúy cũng đến trung tâm Công giáo Vinh Sơn Liêm đồng tế cầu nguyên cho bà cụ trong thánh lễ phát tang, sau đó cha về lại Numea. Rồi một lần khác, chú Trung nói tôi có rảnh không đi đón cha Qúy, nghe thế tôi cũng ra phi trường đón cha, chắc thấy cha vui tính và hay đùa sao đó mà hiền như chú Quang cũng làm một cái bảng tên, như hai người đi đón mà không biết mặt nhau, nên phải viết bảng tên để dễ nhận ra nhau, rồi cầm trên tay đưa ra phía trước, cho người ta dễ thấy mà tìm đến, mà ta vẫn thường thấy nhiều người làm ở ngoài các bến cảng, phi trường. Chữ ‘Qúy Ngô’ in trên máy in không có dấu nên chúng tôi có dịp tán hươu, tán vượn về ba cái chữ không dấu ấy, nào là Qúy Ngố, Qủy Ngố vv. Gặp cha Qúy ông nhìn tấm bảng rồi cũng cười vui vẻ để tán thêm về những cái tên ngày xưa bạn bè còn gọi tôi là Qúy Híp nữa chứ.

Sau này do công việc, cha Qúy nhỏ vẫn còn có nhiều dịp đi về trên đất Úc, nhưng chúng tôi không có dịp gặp nhau nữa, nên hôm nay tôi ngồi viết lại về những lần gặp nhau hi hữu khi xưa. Để nghiệm ra rằng, dù xa xôi chúng tôi vẫn có thể gặp nhau, và nhận ra nhau ở tí gốc gác cùng là người Bùi Chu, đúng với câu ‘hữu duyên thiên lý năng tương ngộ’.
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net