android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Mùa Xuân ngồi nhớ lại. Đinh Kim Đạt

Mùa xuân lại trở về trên bắc bán cầu, thời tiết nóng ẩm cộng với nắng đẹp nên người ta đi ra ngoài dạo chơi, du lịch,tham quan nhiều hơn. Nhìn cỏ cây đâm chồi nảy lộc với hàng đàn cừu, bò con (bê), khiến lòng tôi lại nhớ đến những người trong gia đình, dòng họ, quen biết, đã từng sống chung mà nay chỉ còn trong trí nhớ, ký ức, những kỷ niệm. Những người này chỉ còn lại là hình ảnh, ký ức, nấm mộ. 

 

Tôi có ba người một anh một em họ và một người cùng xứ mà ba người này đều lớn tuổi hơn tôi nhiều, nhưng qua thời gian cùng làm việc chung, tiếp xúc chúng tôi đã hiểu nhau hơn, cùng cộng tác thật tốt với nhau vì việc chung và đã trở thành thân thiết.

Ông Đa minh Trần văn Cư, (trùm Na) sinh năm 1928. Từ ngày vào Nam năm 1954 ông đã sống ở khu Bắc hợp ấp Bùi chu, Hố nai, Biên hòa. Gia đình ông sống bằng nghề nuôi heo, bò, trồng rau muống và sau năm 1972 ông là một trong những người đại diện cho dân Bùi chu vào khai thác đồng ruộng Sông mây mà trước đây đã phải bỏ hoang vì chiến tranh và ông là một trong những người có máy cày tay hiệu Yanmar đầu tiên và ông đã thành công trở thành người “có của ăn, của để.” Nhất là sau năm 1975 nhờ quen biết trong thời gian làm ruộng cộng với tính tình chân thật ông đã được một số cán bộ chính quyền mới kính nể, tin tưởng nên ông cũng đã giúp được nhiều cho công việc chung và người ta đã đưa ông ra làm những chức vụ như trưởng ấp, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Bùi chu mà ông cũng không thích hợp lắm. Vì có nhiều việc phải làm, họp hành mất nhiều thời gian riêng và có nhiều khi tốn đến cả tiền bạc của gia đình, và nhà ông đã trở thành văn phòng để họp hành, ăn uống. Điều này, làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt riêng của gia đình.

Ông sống rất đơn giản: ngày nào ông cũng đi lễ 4,30 giờ sáng, sau lễ về nhà ra thăm ao, ruộng, làm việc chút ít, sau đó, trở về nhà ăn cơm sáng nếu có lịch, và  nếu không tránh được phải đi họp, trưa lại về ăn cơm trưa nghỉ chút và chiều lại ra ruộng đến chiều tối về ăn và nghỉ ngày mai lại tiếp tục theo lịch cũ. Ăn cũng rất đơn giản chỉ cơm với thịt cá kho (rang,) rau luộc, không thích những món lạ như phở, bún. Nhiều lần chúng tôi cùng đi với ông đi Biên hoà sáng sớm để xin giấy tờ cho nhà thờ (lúc đó đang xây nên có nhiều vấn đề nhất là trong thể chế xin cho) khi trở về anh em ghé ăn sáng tại quán bún mọc đối diện chợ Sặt cũ, ông miễn cưỡng vào ngồi chung nhưng không ăn uống gì và chờ các em ăn xong về nhà ăn cơm.

Ông không hề uống một chút rượu bia nào, có khách mời ông chỉ cầm ly nhấm rồi bỏ xuống. Sự thành thật của ông thể hiện ngay ở cách cho quà: mùa nào thức ấy, nào là gạo, giò, bắp luộc nóng, của cho không tiếc, nhưng sau đó ông lấy lại bao đựng. Ông sống rất rất vui âm thầm, siêng năng làm việc nhưng có một điều làm ông đau lòng nhất là trong chuyến vượt biên năm 1979 ông đã mất đi hai đứa con trai và mất đi tất cả những dự tính trong tương lai nếu hai đứa con dến được bến bờ.

Khoảng sáu mươi tuổi ông bị vài lần khi chạy xe trên quốc lộ quẹo vào đường Văn côi thì xây xẩm và té nhưng may mắn sau đó lại bình thường, ông bị một cục u bên ngực trái, ông đã cho tôi nhìn và tôi cũng nói ông đi xét nghiệm nhưng ông nói không sao, sau đó, nghe tin ông mất năm 1994 khi tôi đang ở Âu châu. Tiếc là anh em không gặp nhau để nói lời giã từ. Tôi tin ông đã chuẩn bị cho cuộc hành trình trở về nơi xuất phát. Liên hệ gia đình: bố tôi với mẹ bà trùm Na là chị em cô cậu, đều là cháu ông cựu Quyết.

Ông Giuse Đinh viết Khải sinh năm 1933, trước năm 1975 ông đi lính và sống ở Phan Rang, Nha trang sau năm 1975 về Bùi Chu mua nhà ông Thu, sau đó mua nhà ông trùm Dụng và sống ở đây, ông là người sống rất có kinh nghiệm trong giao tiếp, làm ăn, biết tổ chức vì thế chỉ thời gian ngắn ông đã quen biết rất nhiều người và có uy tín ông làm ăn cũng rất thành công từ cấy lúa đến buôn bán và gặp may khi cho các con đi vượt biên.

Khi giáo xứ xây nhà thờ ông được mời vào ban tổ chức, đốc công và ông cũng đã ủng hộ, dâng cúng rất nhiều công sức, tiền của. Tính tình rất cương trực, thẳng thắn vì thế cũng có nhiều người bất đồng nhưng lại thán phục vì cách làm việc, quyết đoán, không tiếc của nếu thấy việc đó đúng. Tôi với ông thời gian đầu cũng có những hiều lầm đầu tiên vì tôi là vai anh (bố tôi với mẹ ông là anh em cô cậu, cùng dòng họ với bà trùm Na) vì thế ông trùm Na vẫn nói: “ba anh em mình, tôi với hai cậu cố gắng giúp cho xong nhà thờ nhá.” Mặc dù vai lớn, nhưng lại còn nhỏ tuổi nên việc xưng hô cũng khó hơn; ông vẫn gọi tôi bằng anh nhưng tôi gọi lại bằng ông, tôi và ông sau đó hiểu nhau hơn, ông gọi tôi bằng bác và nói: bé con bác, lớn con chú mấy đứa con nhà em láo nháo bác cứ bảo em.

Nhưng con ông rất tử tế vẫn kêu tôi là bác. Thứ nữa ông là người lớn tuổi, có kinh nghiệm còn tôi mới chập chững vào đời. Nhưng qua thời gian cùng làm việc, trò chuyện. Hiệu quả của công việc nên anh em đã hiểu nhau nhiều hơn và tiếc rằng không được sống gần nhau ông đã định cư ở Canada, trước khi đi anh em cũng có ít lần ngồi uống bia với nhau,ông uống rất tốt, và một lần về Việt nam ông cũng có đến thăm và mời tôi đi ăn, anh em cũng nói chuyện với nhau nhiều.

Ông mất ở quê nhà ngày 9-1-2009. Tiếc rằng anh em không gặp lại nhau nhưng tôi cũng tin rằng ông đã chuẩn bị để thanh thản ra đi vì đã lo cho con cháu “ra hàng, ra họ”.

Ông Phêrô Trần văn Đương (1930 – 3/9/2016) Ông là con trai út nên vai rất lớn, rất điềm đạm ít nói, chỉ cười trừ, hút thuốc nhiều đến vàng tay, làm gì cũng cẩn thận, có thời gian cùng lội mưa gió với chúng tôi đi quyên tiền xây trường tiểu học Diên hồng để đổi lại việc giải tỏa trong khuôn viên nhà thờ, rồi cùng làm việc trong ban đốc công, ban tổ chức xây nhà thờ nên cũng có nhiều thời gian với nhau.

Trước năm 1975 ông đã từng làm phó trương xứ, khi là trưởng ấp và cả sau này khi biết gia đình nào có tin buồn ông đều đến thăm hỏi vì thế có nhiều người qúy mến, ông không uống bia, rượu. Khi cùng anh em ăn uống ông đều uống coca hay trà đá. Ông đã qua Mỹ định cư theo diện con lai, sau ít năm sống ở Westminter California USA ông đã từ giã cuộc đời ở tuổi 86.

Vài hàng để nhớ về những người thân quen, nhớ về những nụ cười, câu nói, dáng đi, tính tình, những kỷ niệm…và hơn nữa theo giáo lý của giáo hội, tín điều hội thánh thông công, với con mắt đức tin: không chỉ người sống cầu cho người chết mà còn những người đã khuất khi được hưởng cùng Chúa cầu cho người còn sống. Xin cho chúng ta để biết dùng những ngày còn lại chuẩn bị tốt cho giây cuối cùng của cuộc đời. Xin luôn nhớ đến các linh hồn Đa minh và Giuse và Phêrô. Sau giờ chết thì sự sống chỉ thay đổi chứ không mất đi. (Thánh Phaolô).

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net