android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Những ngày làm ruộng.

8:30 GMT+7, ngày 17 tháng 8 năm 2005

Minh Trần

“Văn chương, phú lục chẳng hay.

     Trở về học cấy, học cầy cho xong.”

            Tôi biết đi làm nương từ những năm 60 lận, được bà con hàng xóm rủ, tôi cùng người anh cũng vào khu dốc Bà Đầm phá mấy sào nương. Chúng tôi dùng dao đốn cây rừng, đợi cho cây khô rồi đốt, sau đó, dọn sạch cây cối còn sót lại, rồi gieo cấy trên mảnh đất ấy theo kiểu người dân tộc, dùng cuốc cuốc lỗ nho nhỏ rồi bỏ hạt giống vào rồi lại dùng một lớp đất mỏng lấp đi, không lấp hay che đậy hạt giống, thì chim muông nó nhặt ăn hết hạt giống, lấp đi rồi thì vẫn còn bị con sóc, con chuột nó bới ra nó ăn mất giống, sau khi lúa mọc lên, thấy nơi nào thưa thớt, phải lo đi giặm lại. Giống bỏ rồi thì đợi mưa xuống lúa mọc lên, chỉ lo làm cỏ cho lúa tốt và đợi mùa gặt, một năm mới có một vụ mùa như thế, lúc đấy chúng tôi còn nhỏ, còn đang đi học, văn chương phú lục chưa ngã ngũ nên chưa biết sẽ làm gì. Nên cũng chưa phải học cấy, học cầy.

          Năm 1973, lúc này tôi đã có gia đình, văn chương phú lục của tôi nhất định là chẳng hay rồi, và quan trọng là đời sống của cả cái gia đình nhỏ của tôi nữa, tôi mà cứ lông bông mãi thì đói là cái cầm chắc, nên ông cụ nhạc của tôi mới bảo: “ông Năm Hảo có năm sào ruộng ở lô 9 muốn bán, nó nằm sát với ruộng tôi, anh có làm thì tôi mua cho.” Tôi nói “vâng,” và cụ nhạc tôi mua cho tôi năm sào ruộng, để tôi học cấy học cầy cho xong chuyện.

          Tôi vào nhận ruộng, một phía ruộng tôi sát với ruộng của ông cụ nhạc tôi thật, còn một phía thì lại giáp với người anh vợ, phía nữa giáp với người bác họ cũng bên vợ, phía cuối cùng thì giáp với con sông nhỏ qua phía bờ kia thì là lô 12 bên phía ruộng của anh Khán, coi như ruộng của tôi nằm giữa cả cánh đồng. Muốn vào ruộng, chúng tôi phải đi nhờ qua ruộng của lô 12, như qua ruộng anh Khán, anh Tong, ông Miên. Đây là khu ruộng trũng, ruộng của tôi bị ngăn đôi ra vì giữa ruộng có một dòng suối nhỏ tự nhiên như cái mương để tháo nước của cả cánh đồng. Ruộng đất chưa thuộc, nên còn cả tre cùng cây cối nhỏ, có chỗ cao, chỗ thấp, nên có chỗ thì đất khô như đá, còn chỗ thì lại bùn lầy quanh năm.

          Năm đầu tiên, chúng tôi cấy lúa tám tháng, ngày đó còn chiến tranh, chưa có Đông Xuân, Hè Thu gì. Cấy luá xong, khi lúa bén rễ rồi nước có lên, lúa cũng ngoi theo nước, đến mùa lúa chín vào gặt hái mang về, những mùa lúa nặng trĩu bông mang lại cho dân Bùi Chu nhiều lúa gạo. Cấy cầy còn mang nặng tính làm chơi ăn thật.

          Sau Năm 75, đất nước thanh bình, đi làm ruộng hầu như cả ấp. Con đường đi ruộng tấp nập người, xe, trâu, bò, máy xới, máy cày đi làm. Một năm hai vụ rõ ràng, Đông Xuân rồi Hè Thu, không những mình phải tự làm, tự chủ động từ việc gieo cấy theo thời vụ, mà còn được sự hổ trợ chỉ đạo của phía nhà nước nữa. Chúng tôi bỏ cả công sức, từ sức người, sức của để mong đạt những vụ mùa với năng suất cao. Do ruộng tôi nằm ở địa thế không thuận lợi, tôi phải nhờ chú Lộc, em của linh mục Lãm (lúc đó mới rời nhà dòng về cũng đi làm ruộng như chúng tôi)  phụ giúp tôi để cùng san bằng mặt ruộng, phía trên ruộng tôi là ruộng bà trung tá Thuận, có anh em của Ân, Ái cũng mới rời ghế nhà trường, dù là dân học trò cũng phấn đấu hết mực, cũng dùng vai người kéo cầy thay trâu thật, cũng là để san bằng mặt ruộng như chúng tôi. Chúng tôi đắp bờ, san đất, phá tre, đắp đập khi lấy nước, khi tháo nước, như một nông dân thật sự.

Mùa Đông Xuân còn chủ động được nước tưới, nước tiêu, nhưng vào vụ Hè Thu thì chịu. Đầu mùa thì nước khan vô cùng, đây là thời kỳ hạn cuối, trời nắng khủng khiếp, cái nắng gay mưa, nắng hoa cả mắt, lội ruộng mà nước ấm như được hâm nóng trên bếp. Năm ấy, ruộng thì tôi dọn đã xong, mạ tôi gieo đến ngày cấy mà ruộng cứ khô rang đợi chờ mưa, vì qúa sốt ruột với ruộng đồng, nước non, tôi mượn được cái máy bơm F6 của bác Ba Sén ở Tân Thành mang vào để bơm nước vào ruộng, rồi cho máy bừa đến đâu, thợ cấy đến đó. Hì hụi chúng tôi khiêng máy từ ngoài hơn 200 mét qua cánh đồng lầy lội vào ruộng, rồi lại hì hụi đào đắp đập ngăn nước ở dòng sông nhỏ cho nước dâng lên để có tí nước mà bơm, cuối cùng chúng tôi cũng bơm được nước vào ruộng đủ cho thợ cầy, thợ cấy. Xong được khâu cấy, chúng tôi lại hì hụi khiêng máy ra mang về trả cho chủ máy.

Đưa được máy về đến nhà sau một ngày vất vả với ruộng đồng, thật là may, (chứ chưa đưa được máy về thì có lẽ mang họa) vì lẽ, chúng tôi chưa hưởng được nỗi vui là cấy xong mấy sào ruộng, thì nghe ‘trời đất nổi cơn gió bụi’ sấm chớp nổi lên, cùng vần vũ mây đen kịt bầu trời, báo hiệu cơn mưa đầu mùa rất lớn, và mưa thật, cơn mưa như trút hết cả nước trời đổ xuống sau bao ngày nắng hạn, những chủ của những thửa ruộng đang khô hạn mừng khôn tả, mừng như vớ được vàng. Còn riêng tôi thì lại tiu nghỉu tiếc công toi một ngày vất vả vì nước, chả là sau cơn mưa đầu mùa mở màn, kể từ ngày đó về sau trở đi, ngày nào trời cũng mưa, sáng cũng mưa, chiều mưa, rồi tối cũng mưa, mưa như người ốm ăn trả bữa, bao nhiêu mưa cũng còn chưa vừa.

Mưa nhiều nên nước cũng phải nhiều, ruộng đồng no nê nước, nên chẳng còn chỗ nào cho nước thoát đi. Ruộng tôi trũng nên chìm trong biển nước ngay trong đợt mưa đầu, do thế, nên những cây mạ non héo hắt tôi mới cấy, chưa kịp hồi sinh đã úng thối, lại bị nhận chìm trong mênh mông của làn phù sa từ dòng sông Trầu đưa về bồi đắp. Ruộng ai lúa đã bén rễ rồi, lúa sẽ sống được và rồi cũng cho bông, nhưng những bông lúa nở ra cũng bị ngập, đến khi gặt về hạt lúa không vàng mà có mầu nâu đen do bởi phù sa bám vào, lúa cân thì nặng đấy mà cho gạo thì ít, những hạt gạo sam sám, cám cũng chẳng hơn gì, nhưng những năm thất bát ấy, hạt gạo qúy vô cùng, đen trắng gì cũng mừng cả.

Tôi còn nhớ một năm thu hoạch vụ Đông Xuân trễ, lúa cắt còn nằm trên ruộng, tôi huy động hết thảy bạn bè, Hải, Yến, Toán, Liêm, còn ai nữa không? Tôi không nhớ hết những ai đã vào giúp tôi hôm ấy, tôi gom lúa bó vào, giây dài bao nhiêu, tôi bó bấy nhiêu, chẳng tính gồi tính ôm gì cả. Ngày hôm trước trời đã mưa ở đâu đó trên đầu nguồn nước, mà chúng tôi không biết, nên khi  vào ruộng, vốn anh em chưa quen việc đồng áng, tác phong vẫn còn tà tà, ra đồng, chúng tôi gom lúa lên gò cao chuẩn bị đập lúa thì nước đổ về, nên chúng tôi phải bỏ chương trình đập lúa, để lo chuyển lúa dưới ruộng lên gò, lên đến gò thì nước lại ngập gò, anh em lại chuyển lúa lên bờ cho cao hơn, những bó lúa qúa khổ của tôi khi khô thì còn dễ mang vác, khi có nước vào thì thật nặng mà khó có ai mang vác nổi, nên ngày hôm đó tính là làm xong phần lúa, ai dè mấy anh em chỉ lo chuyển lúa chạy nước, lội bì bõm suốt ngày mà vẫn chưa xong! Vừa mệt ngất ngư, vừa cười như mếu của những anh nông dân bất đắc dĩ như chúng tôi. Khiến lúa rơi rụng thất thoát cũng bộn.

Có hột thóc mang về cũng cả là một vấn đề, đóng bao vác chuyển ra nơi nào mà xe có thể tới được, ruộng nào khô thì dùng xe đạp thồ đẩy ra. Ruộng xình thì phải mướn những thanh niên lực lưỡng vác lúa từ ruộng ra, vì lúa vừa nặng, vừa phải lội qua cầu, qua ruộng xình, đến nơi bãi, lại dồn bao, đóng cho đầy cho chặt, bao còn phải đội thêm mũ để chứa cho được nhiều lúa, vì xe chở họ tính bao, nhiều ít gì thôi kệ, cứ bao tính tiền, nên ai cũng tốn nhiều công cho việc đóng bao, nào phải nèn, rồi dùng cây chọc nén lúa xuống, đưa được hạt lúa về đến nhà cũng thật vất vả, có khi chín, mười giờ đêm mới xong, lo bồi dưỡng cho thợ thuyền bữa ăn hay chiêu đãi một buổi video theo yêu cầu, dọn bữa lên thì mời anh em cứ tự nhiên ăn uống, còn mình thì lo đổ lúa ra nhà, phanh phui cho lúa không nóng qúa, nóng qúa lúa sẽ nảy mầm thì lại hư lúa. Sáng sớm đã ra đường ra sân nhà thờ, dành chỗ phơi lúa, hay phơi nhờ nhà ai có sân xi măng, rồi vợ chồng con cái ra sân, ra đường vừa quét đường mà cứ ngửa mặt lên trời ngắm nghía như người ngố làm thơ, để rồi dự báo thời tiết xem mưa hay nắng để còn kéo lúa ra phơi. Suốt ngày đội nón đi cào trở lúa, thay nhau về ăn uống, cho đến chiều thu được lúa về nhà mới an tâm. Được bát cơm ăn sao mà vất vả làm vậy!

Vậy mà năm nào cũng vẫn như thế, gía cứ quên luôn đi cái vụ lỡ này thì đỡ đủ mọi thứ, từ công cán đến giống má, cấy cầy, nhưng nhìn ruộng người họ cấy, mà ruộng mình để không, thì không ai nỡ lòng để ngồi nhìn ruộng mình hoang hóa, mà trồng thì đấy, thường lại mất toi cả công lẫn cả của, cứ thế mà lập đi lập lại nhiều năm trời. Còn những người khác thì sao, tôi thấy họ cũng thật là vất vả, cơm nắm cơm gói, cứ sáng tờ mờ rời khỏi nhà đi bộ sáu cây số trên con đường như đã kể trong chuyện “lối đi xưa”, bất kể là ngày nắng cháy da, hay tháng mưa lạnh tím tái cả người, đủ tuần bảy ngày chẳng còn biết đến những thú vui nỗi buồn, từ gìa tới trẻ, có cả những cô gái hơ hớ xuân thì, hay những chàng trai mặt rạng rỡ, tuấn tú, khôi ngô, học hành xong mà không có chỗ cho họ thi thố tài năng với đời, chỉ có một con đường duy nhất cho họ hướng tới là đi làm ruộng! Mang cả sức trai tráng đầu tư vào ngành nông nghiệp, nơi mà họ chưa từng biết qua, làm ăn vất vả mà như đi đánh bạc, trông chờ vào sự may rủi, may thì trúng mùa, còn rủi thì thất mùa, chứ không thể tự tin vào sức mình bỏ ra bao nhiêu thì hưởng thành qủa bấy nhiêu! Để chỉ còn lo sao được cho cái bao tử đầy cơm là được.

 Cứ vậy suốt bao tháng ngày qua, chưa kể đến những người về Bùi Chu sau năm 75, không có ruộng họ phải vượt dòng sông Trầu xâm canh bên đồng Tân Định, lội từ ngoài vào qua lô 7, rồi đến lều vó ai đó nhờ họ cho một chuyến mảng sang sông, tới bờ bên kia lại đi tiếp vào nơi ruộng mình canh tác. Để có những trận mưa lớn bất chợt đổ về, nước ngập cao không còn nhìn ra đâu là bến, ra bờ, không kịp rời ruộng sớm, nên sau cơn mưa, muốn đi về thì không về được, mà ở lại thì không những bị đói, cùng mang những nỗi lo toan bất trắc, rình rập đe dọa. Đi làm đã khổ, có hột thóc, hạt ngô mang về còn bao cơ cực. Chưa kể còn phải chiến đấu với chuột bọ, sâu rầy, phân thuốc dổm.

Giờ ngồi kể lại mà nghe với nhau chơi thôi, bởi vì giá có ai bây giờ vào lại đồng Sông Mây mà xem họ cầy cấy, thu hoạch sao mà dễ dàng, nhàn nhã thế, nhờ có máy móc hổ trợ, rồi thủy lợi với hệ thống tưới tiêu giăng mắc đầy khắp cánh đồng, nhìn tận mắt như vậy, có khi họ không tin vào những điều tôi kể, chẳng gì ruộng đồng cũng đã được cải tạo mấy chục năm qua rồi, với những cây cầu lớn bắc qua sông cả đến xe tải lớn cũng dễ dàng qua lại và những người cũ như tôi còn ít lắm những người đi làm ruộng, chẳng bù cho ngày ấy, ra đường gặp nhau thấy bạn mình ăn mặc tươm tất, còn đang tà tà ở nhà, cũng là một sự ngạc nhiên nên cũng rất ư tự nhiên hỏi: “ê hôm nay mày không đi ruộng à?” Ai đó được hỏi nhăn nhở nhe hàm răng cười cười, nhân ngày theo lịch trình cắt điện luân phiên mà  đùa lại rồi nheo mắt trả lời cụt ngủn có một câu như phán: “Cúp điện!” Rồi cùng phì cười với nhau. Chứ làm ruộng thì ai cần đến điện!

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net