Lời chào luôn luôn là cần thiết vì nó không những thể hiện nét văn hóa (như quý vị đã viết ) mà còn thể hiện sự lịch thiệp ,tử tế ,có giáo dục của người biết sử dụng nó ,và cũng biểu lộ ra sự tôn trọng đối với người được chào hỏi . Ở Việt nam chúng ta trong các xưng hô có rất nhiều từ ngữ : Ông bà ,cha mẹ cô ,dì ,chú bác, cậu mợ, thím, anh chị em…và từ đó thường đi kèm theo lời chào và chúng ta chỉ có một lời chào là :Chào (thưa)…. ạ ,trước đây do quá ảnh hưởng phong kiến khi muốn chào người có học vị hay các vị lãnh đạo tinh thần …còn phải : ….xin phép lạy ….ạ .Vây lời chào thể hiện sự tôn trọng của ngừời dưới với người trên và ngược lại sự thương mến đối với người dưới (người Việt thường chỉ người có vai vế nhỏ, hay ít tuổi hơn…chào người trên mà ít khi được người trên chào lại ...)cũng vì có nhiều cách chào hỏi, xưng hô trong tiếng Việt nên cũng có khi gặp trở ngại khi trong trường hợp “lớn xác con nhà chú ,bé xác con nhà bác “(vì trước đây gia đình đông con tới 10 hay 12 người )khi phải gọi người đáng tuổi em ,con. ...là anh chị cô dì ,chú bác…. Ở Âu tây người ta có nhiều lời chào : Chào buổi sáng ,trưa ,chiều ,ban đêm (mặc dù có rất ít từ ngữ để xưng hô) . Việc chào hỏi bằng tiếng Việt cũng nhiều khi gây trở ngại cho các em nhỏ Việt nam sống ở ngoại quốc trong những vùng ít người Việt sinh sống . Nhân câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” cũng xin viết đôi chút về cách mời của người Việt chúng ta ,khi ai có đám tiệc thường mời rất đông người từ thân đến sơ để như thông báo và khoản đãi (khi có tiệc vui ) và để đáp lễ (khi có chuyện không vui ), nhưng có những người khi được mời thay vì “hãnh diện “ lại nói ‘chẳng lẽ mời lại không đi..” nhưng nếu không được mời lại “họ chẳng thèm mời đến mình …” thế nào họ cũng nói được ,do đó mới có câu “ma chê ,cưới trách “ ,bên tây phương do có cuộc sống cao nên con người nhiều khi vì đầy đủ nên đã phần nào lạnh nhạt trong lãnh vực tình cảm ,ví dụ gần như không có “tam ,tứ đại đồng đường “ :Sống đại gia đình trong một mái nhà từ đời cụ, ông bà đến con cái cháu chắt …)nên họ chỉ giữ liên hệ giữa con cháu ,chắt với cụ ông bà ,con cái cha mẹ ,anh chị em và cô dì ,chú bác và anh chị em con chu ,con bác ….còn đời thứ ba trở đi thì gần như không còn liên hệ, khác với người Việt chúng ta họ hàng ba bốn đời vẫn thường đi lại với nhau vì “một giọt máu đào hơn ao nước lã “ lại còn “tứ hải giai huynh đệ “ vì thế người Việt chúng ta trong khi tiếp xúc vơi người khác rất là tình cảm ,chân tình, đây cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt làm cho người ngoại quốc ưu ái . Đinh kim Đạt
|