android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Những ngày đi làm nghề tiều phu!!

8:15 GMT+7, ngày 14 tháng 9 năm 2005

Trần Văn Minh.

            “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá.” Hay “tiền rừng bạc biển” hai câu nói của người xa xưa để lại, chỉ về nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận, thủa mà phương tiện khai thác còn thô sơ, mà con người ta còn ít, nên rừng và biển theo các cụ xưa đã nghĩ: “rừng có khai thác đến muôn đời cũng không thể hết, và rừng đưa lại cho ai biết khai thác những nguồn lợi khổng lồ.” Nay thì khác xa, nhưng thôi, tôi không dám lạm bàn sang lãnh vực khác, mà chỉ xin kể lại những ngày mà người Bùi Chu cùng nhau đi phá sơn lâm!!

            Năm 1954, khi đến định cư tại Bùi Chu, Hố Nai. Đây là khu rừng nguyên sinh, rừng còn phong phú với đủ mọi chủng loại cây, chim muông, cầm thú. Bước ra khỏi cửa là ta đã gặp rừng, rừng xanh bạt ngàn hoang dã, với cây cao bóng cả, thân có đến vài người ôm mới xuể. Vốn những người dân mới đến đây, trước kia họ sống ở vùng đồng bằng bắc bộ, chưa có ai biết rừng ra làm sao, cây cối cũng còn chưa biết mặt, đặt tên nên rất ngỡ ngàng, hoang mang như bị đi đến vùng hoang dã, rừng thiêng nước độc chăng? Làm gì để sống bây giờ? Khi đời sống chính của họ là đã quen với nghề làm ruộng từ bao nhiêu đời rồi. Họ đâu có biết rằng là họ đang sống ngay bên rừng tiền!

            Thật may mắn cho dân Bùi Chu, là họ được sống với những người dân địa phương sống ở đây từ trước. Những người dân địa phương này, họ có rất nhiều kinh nghiệm về rừng, sống với rừng, và sống nhờ rừng. Do đó, họ đã hướng dẫn những người mới đến định cư và truyền lại những kinh nghiệm qúy báu của họ, nào là tên cây, thứ nào là cây Dầu cây thẳng lá to, Dầu lông lá nhiều lông, cây nào là Sao, cây nào là Dên Dên, Uỷnh, Bằng Lăng (Thao lao), Dâu, qúy hiếm như Gõ đỏ, Cẩm lai, Giáng hương hay những loại cây thường như Trâm đẻn, Trâm khoanh, Trường quánh, Trường chua, Bình ninh, Gáo vàng, Soài múc, Giấp, Lào táo, Mít nài, Cầy, Cám, Chò chỉ, Thập lục vv. đúng là: “cây trên rừng 36 thứ.”

Phân biệt được chúng cũng đâu phải dễ, nào phải coi lá, coi da. Coi thì coi vậy chứ đôi khi cũng vẫn bị lầm, vì lá giống lá, da giống da, nên cũng chẳng thể biết hết tên của cây được. Chẳng thế mà đã có câu chuyện về tên cây như sau: “ một người không biết nhiều về cây, thấy hai người thợ rừng ngồi cưa cây, anh ta thấy cây hơi lạ, không biết là cây gì, mới bèn phải hỏi hai người thợ cưa, cây mà họ đang cưa gọi là cây gì? Hai anh thợ rừng biết là người hỏi là dân mơ, không những họ không nói tên cây, mà họ còn chơi khăm nên nói đó là cây ‘mày nòi’, người hỏi tưởng thật khi về kể lại với bạn bè mới biết là mình bị chơi khăm, (mày nòi là mày mù đó) họ chơi xỏ.

            Trở lại chuyện cây. Khi biết được tên cây rồi thì mới phân loại, thứ nào qúy dùng cho ngành mộc đóng đồ dùng, trang trí. Cây nào cho xây dựng, cây nào làm củi lựa, củi tạp, củi đốt lấy than vv. Sau Năm 1975 lâm sản mới phân loại theo nhóm 1,2,3 vv. để khai thác. Chỉ trừ có loại củi nhỏ như cườm tay gọi là ‘ba gết’ là cứ việc chặt bừa, cây gì cũng chặt được, còn cây lớn thì phải khai thác bằng cưa. Cứ từ từ, tôi xin kể hết về cách khai thác cây từ đầu, đến cuối nhưng trước hết là chuyện khai thác củi.

            Củi thì ngắn và cây nào cũng có thể làm củi được, nhưng cái khó là chặt củi rồi thì làm sao đưa về, để giải quyết vấn đề này, nên khi có tí vốn, người ta bắt đầu đi mua bò, mua xe, bò thì phải nhờ người biết họ mua cho, những con bò bô to lớn, được tuyển xem tướng, xem soáy. Kinh nghiệm của những người chuyên nghiệp truyền lại nếu con nào soáy nghịch mua về chúng chứng phá chủ khó mà đi làm, bò lỳ đánh thế nào nó cũng cứ đứng ỳ ra, hay không đi mà chui ra ngoài ách xe, khiến càng xe xập xuống, cản đường cả một đoàn xe trên đường, lúc đi làm xe còn nhẹ thì còn có lối thoát, chứ lúc về, xe nào cũng nặng, đường chật, thì mới thật khổ, xe kẹt cả một đoàn dài, người này lên giúp, người kia lên phụ mà bò vẫn chẳng nhúc nhích, những cây đinh trên đầu cây đót đâm muốn nát đít bò, mà bò vẫn không đi. Đôi khi họ phải mượn bò khác để mắc vào xe, kéo xe tránh ra chỗ khác để dành đường cho đoàn xe đi. Nên có cặp bò ngoan, ưng ý người ta qúy lắm, bồi dưỡng bò tối đa, phải mua cỏ non cho bò ăn, còn cho bò ăn cám, uống bia và cả hột gà nữa đó.

Có xe rồi, cái cần thiết của người đi làm củi là con dao, dao phải là dao quắm, dao quắm nổi tiếng được mọi người ưa dùng là dao quắm được sản xuất ở bên Tân Vạn, Chợ Đồn đi qua Cầu Ghềnh Biên Hoà, đến lò rèn số 1, số 2 gì đó đặt, những con dao nặng 2 hay 3 ký lô, sắc, chém xông mà ngọt, cây bằng cổ chân cũng chỉ mỗi bên một nhát là đã đứt lìa. Được những thanh niên lực lưỡng với bàn tay chai sần chỉ chặt một lúc là đã có xe bò củi, trưa đã kéo xe bò về đổ củi, để bò nằm nghỉ còn mình thì ra đề bô chất củi thành giây đo bán cho lái, những năm đó, dọc hai bên ven lề đường quốc lộ của ấp, chẳng có chỗ nào là chỗ không có củi, hễ thấy chỗ nào đất trống là đổ củi xuống đấy, chất xếp, giây trong giây ngoài, nhìn chỗ nào cũng thấy ba gết.

            Những thứ cây nhỏ trở thành củi và chúng nhanh chóng lìa rừng để thành chất đốt, thứ cây trung trung thì thành cột, thành cừ, còn trơ ra những cây lớn hơn nên người ta lại phải chuyển hướng khai thác củi lớn. Thế là lại phải sắm cưa, cây lớn phải có cưa dứt, cây nhỏ cắt cưa rường thì nhanh hơn. Thường những cái cưa dứt hiệu Peugoet cá mập được thợ rừng thích nhất, cưa Tây mà! Cưa của Mỹ viện trợ răng vòng vèo dân không quen dùng nên phải hủy răng cũ làm răng mới. Còn cưa rường thì mua lưỡi về lên rường cưa, để cưa củi nhỏ. Có cưa rồi thì phải học cách rửa cưa, bẻ răng thừa, sửa mũi vv. Điều này rất quan trọng, vì nếu không biết rửa cưa, cưa không sắc kéo cưa mệt mà không đứt được mạch, cưa không ăn ngay thẳng đường thì nặng tay kéo, mạch khép thì rít đường cưa, nên rửa và sửa cưa đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn nhiều hơn.

Khi vào rừng học cách ngả cây, đầu tiên tìm cây xong phạt chung quanh gốc cho quang, xem tàng cây bên nào nhiều cành và nặng nhất, bởi vì thường tàng cây nặng bên nào sẽ đổ về bên ấy, hay cây nghiêng hướng nào, cây cũng sẽ đổ về hướng ấy, phía phải đứng để cưa, phía nào để chạy tránh cây đổ, được bàn bạc và phân công chỉ cho nhau, sau đó phía nào chọn cho cây ngả xuống thì cưa mở mạch, cưa sao cho vừa, chứ cưa sâu qúa cây khép mạch là kẹt cưa, không lấy được cưa ra thì khổ. Cưa mở mạch rất cần vì nhờ đã cắt đứt nên khi cây đổ, cây không bị xé. Sau khi cưa mở mạch rồi thì chuyển cưa sang phía đối diện cắt thấp hơn đường cưa mở mạch một chút để cây dễ ngả, khi cưa gần giáp với mạch đầu, cây bắt đầu chuyển nghiêng nghe xớ cây gẫy kêu rắc rắc, phải hú lên báo động cho bạn rừng làm gần biết, để nếu thấy cây đổ về hướng mình thì họ tránh. Cây đổ xuống rồi, một người lo phát quang hai bên sườn cây lấy chỗ để ngồi hoặc đứng nếu cây to để cưa, một người đi đo cây đánh ghi dấu để cắt những mạch ngang, để biến cây thành những khúc củi từ 3 tấc, 4 tấc, 8 tấc theo ý mình và loại cây cho củi. Nhưng thường họ cắt dài cho nhanh, dễ chất trên xe, gọi là củi đôi.

Trước khi ngả cây, người có kinh nghiệm thường vất vài ba khúc cây nhỏ bên hướng cây sẽ nằm xuống, để cho cây kênh trên mặt đất, điều này rất có lợi cho việc dứt đứt cây, vì thứ nhất, những đường cưa luôn mở mạch, khỏi phải dùng nêm để chêm mở mạch cho dễ cưa, thứ hai lưỡi cưa không xuống tới đất khiến lưỡi cưa bị đất mài, điều này rất hữu ích vì nó bảo vệ cho lưỡi cưa lâu cùn hơn. Sau đó cứ hai người hai bên lần lượt cưa từ gốc lên đến ngọn, dứt cây ra từng đoạn, hết cây này lại đi ngả cây khác, nhiều nhóm đi ngả một lần năm, ba cây trước rồi đi dứt sau, nếu nhóm làm ba người thì thay phiên nhau cưa, thay phiên nhau đi tìm cây, phát gốc, rửa cưa, sửa cưa vv.

Củi cắt xong chở về bán lại cho những người ở nhà, họ mua chẻ ra rồi đon lại bán cho lái thuê xe đò chở về thành phố bán, nhà ai có đông người thì mua củi đôi, tự dứt những khúc củi dài ra cho ngắn theo loại củi, còn ai không có người thì mướn ông bà Vịnh đến nhà cắt cho, hai ông bà là người chuyên đi cắt củi thuê, nên ông bà có sẵn cả đồ để gác củi lên dàn mà cưa cho dễ. Nghề đon củi hầu như cả xứ đều làm, nên sau lễ sang, ăn uống xong là khắp thôn ấp đã nghe tiếng bổ củi, nêm củi lếch kếch cùng khắp. Những người không có bò, không có xe, họ thường đi cắt củi bán cho các chủ xe hơi, để họ đưa xe vào rừng chở về bán cho lái vv. Ngày đầu, nhiều người cưa những lống củi tròn như những cái bánh xe rồi lăn kéo về nhà, làm như thế cũng được nhưng năng xuất thấp, nó chỉ phải làm vậy khi phương tiện chưa có, sau này xe hơi, xe bò kéo giúp họ trong việc vận chuyển.

Thấy những cây tốt, cắt làm củi phí qúa, người ta bắt đầu cắt cây dài làm be, xe bò được hạ thùng, họ chế càng để cẩu cây đeo tòng teng dưới gầm xe kéo về nhà bán cho lái cây được nhiều tiền hơn. Khi rừng Bùi Chu hết cây, những xe bò này họ rủ nhau đi lên rừng khác để làm cây, như vào sâu trong Cây Mít nài tại Tân Bình, Trà Cổ rồi đi sâu vào trong rừng, chắc nay là Giang Điền, Đồi 61, để cắt cây kéo về Bùi Chu bán cho lái. Những người không đủ phương tiện, như không có bò, không có xe thì họ thuê xe Lamberetta ba bánh, (loại mới chưa có buồng lái, trời mưa xe có miếng bạt che cho tài xế khỏi ướt.) Lên Trảng Bom vào sau rừng cao su hay đi xa hơn lên Bàu Xéo cắt củi, nhưng kẹt là nếu lên Bầu Xéo phải đi qua trạm kiểm lâm Trảng Bom, điều này cũng khó có ai dám đi qua vì dễ bị bắt. Sau thêm khu Quốc gia Lâm viên bị phát quang, dân Bùi Chu cũng đưa xe bò kéo lên làm chuyến vét cuối cùng, và vào tận Tân Cang chỗ cầu Thái Lan cưa củi. Hết rừng để khai thác bò và xe được bán dần, người Bùi Chu cũng còn khai thác rừng nhưng phải đi xa, họ mua xe phế thải, như xe đốt, xe Reo về lắp cần câu lên Long Khánh vào khai thác rừng, hàng tuần, hàng tháng mới về nhà một lần.

Sau cây, những cây rừng còn lại thường là những cây củi than, và những người có lò đốt than tha hồ vào cắt mang về đốt lấy than (coi trong bài xóm lò than). Ngoài khai thác củi, dân Bùi Chu cũng còn khai thác nhiều nguồn tài nguyên khác của rừng, như làm bẫy bắt thú, làm chổi lá cọ, khai thác lá buông làm nhà, đan lá, búp lá để đan lát, khai thác giây mây, cây mái, cuộng lá, tranh, tre lứa. Đến Năm 1975, Bùi Chu vẫn còn rừng, nhưng dù rừng vẫn còn xanh um, nhưng chỉ còn lại loại rừng lá thấp lè tè, loại rừng chồi cây nhỏ, chỉ còn được chặt làm củi để đun bếp. Và Bùi Chu coi như hết rừng, người tiều phu xưa nay đã đổi nghề tùy theo với khả năng của từng người. Rừng nay đã được trồng lại, chống sói mòn đất và bảo vệ sinh thái, nhưng rừng có chủ, những rừng cây thuần chủng bạch đàn làm nguyên liệu giấy. Chẳng còn tìm đâu ra những cây lớn, cây cao của thủa xa xưa nữa.

Viết tặng các thế hệ cha anh thủa đi khai phá.

TVM. 9/05.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net