android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Những ngành nghề ở Bùi Chu ( 1 )

Trần Văn Minh

Bài 1:- Nghề làm đàn (Thanh Cầm).

14:00 GMT+7 ngày 16 tháng 11 năm 2005

            Nhà làm đàn phong cầm với tên hiệu Thanh Cầm có rất sớm ở Bùi chu, hình như gia đình ông đã làm nghề này từ ngoài miền Bắc, khi di cư vào Nam ông vẫn tiếp tục hành nghề cũ, bởi vì các xứ đạo mới, xứ nào cũng cần đến một cây đàn để dùng cho các ca đoàn trong nhà thờ.

     Chủ nhân nhà làm đàn là ông bà Tống Bá Kiền, dân chúng ở đây hay gọi là ông phó Chín, gốc quê Ninh Cường, chẳng biết ông học nghề làm đàn ở đâu, chỉ biết ông và gia đình làm nghề này gần như là nghề gia truyền, bởi vì ngoài ông ra thì các anh Tống Bá Khảm, Tống Bá Chấn, Tống Bá Đoài ai cũng biết làm mới và sửa chữa được đàn. Từ những cây đàn từ ba cho tới bốn octaves, gia đình ông cung cấp cho khắp các xứ đạo ở mọi nơi có nhu cầu.

            Nhà ông tọa lạc ở thôn Bắc Hợp, đó là một trong những ngôi nhà lớn ba gian hai tầng ít ỏi của Bùi Chu dạo ấy. Ngoài đường lộ có cái bảng hiệu Thanh Cầm vẽ cái đàn, trước sân có cây hồng quân to cao. Ngoài hiên ông làm thêm một cái chái với một hàng tôn để có chỗ làm cơ sở sản xuất thêm, ông đặt dụng cụ phụ với trong nhà. Đồ nghề của gia đình là cái khoan bàn có cần nhấn bằng tay, lúc đó cũng được coi là nhất, vì thời ấy đâu đã có điện và những đồ nghề bằng điện, những loại cưa, bào, đục, những tấm ván ép ngoại nhập, những tấm mi ca trắng đen dùng bọc phím đàn, vải và da thuộc, những chiếc lò xo ghế xe cũ và keo dán đủ loại. Nhưng cái đặc biệt không được trưng bày là những đôi tai của người thợ làm đàn, vì nghề làm đàn cần đến những đôi tai biết thẩm âm chính xác.

            Mỗi người một công việc, dù việc gì ai cũng biết làm, nên được phân công người làm thân đàn, người làm bàn phím,  phím đàn, hộp chứa hơi, hệ thống bơm, bàn đạp, có rất nhiều chi tiết đòi hỏi kỹ thuật cao trong việc làm một cây đàn, hệ thống hơi phải kín và mạnh, phím hơi cũng phải chính xác và kín, lưỡi gà bào sao cho phát đúng với âm mà nó đứng note. Thứ nào cũng đòi hỏi một trình độ và kinh nghiệm điêu luyện và với bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của mọi thành viên trong gia đình, kết hợp thật nhuần nhuyễn. Người làm thân đàn tuy dễ, nhưng luôn phải có đầu óc sáng tạo, để tạo dáng, tạo kiểu luôn luôn mới và hợp với thị hiếu của khách hàng.

            Một trong những công việc khó nhất của cây đàn là bàn tạo âm, nó vừa đòi hỏi chính xác cao vừa tỉ mỉ, những mũi khoan đều đặn, những đường cắt thẳng, những đường dũa khe mịn màng, sắc cạnh. Rồi đến những cái lưỡi gà được gọt dũa sao cho khít khao, mỏng mềm đúng với cái âm nốt (note) nó đứng. Tất cả các công đoạn được làm bằng tay, cái vỏ đạn đồng được cắt ra rồi dùng búa tán mỏng, dũa đều, khi thành một cái lưỡi gà đúng kích thước, lúc đó mới tán đinh river vào cái khung đúc sẵn, rồi dùng miệng thổi lấy phím theo note chuẩn. Thử đi thử lại, bào gọt, dũa hay hàn thêm vào lưỡi gà. Khi xong mới ráp vào bàn tạo âm từ lớn đến nhỏ. Chắc chắn tôi không thể diễn tả được hết các công đoạn thao tác để làm thành một cây đàn, bởi vì do tôi quen thân với các anh Khảm và Chấn, thỉnh thoảng đến nhà các anh chơi nên cũng chỉ thấy sơ qua công việc mà các anh làm, nay ngồi nhớ lại nên ghi xuống để cho mọi người biết rằng ở quê mình ngày đầu mới lập ấp, có một gia đình làm nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao đó là nghề làm đàn gío (phong cầm) với bảng hiệu Thanh Cầm. Chắc những người lớn tuổi hãy còn nhớ như văng vẳng bên tai tiếng đàn phong cầm, mỗi khi có dịp đi qua nhà ông Thanh Cầm buổi xưa cũ ấy, đúng khi ông bà thử những cây đàn mới, hay sửa đàn cũ, cùng những người khách đến mua đàn muốn nghe thử. Hoặc một buổi đẹp trời, tâm hồn phơi phới lên hương, một thành viên nào đó trong gia đình ngồi chơi đàn, thì tiếng đàn vọng ra ngoài đường nên chúng ta nghe được.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net