android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Noel xứ người

Noel xứ người.

Tuấn Phương.

            Khi mới đặt chân đến cái đất nước xa lạ này, thấy những sinh hoạt của họ vào trước mùa Giáng sinh, mang ra so sánh thì hình như ở các nước phương Tây nói chung thì mùa giáng sinh đến rất sớm! Mới nghe chắc có vị nói liền “họ đạo gốc mà.” Không phải vậy đâu là không phải vậy, bởi vì những sinh hoạt trước muà Giáng sinh đến không phải vì lý do tôn giáo, (làm gì có chuyện họ sùng đạo dữ vậy! Lười bà cố thì có) họ dùng một tên khác Mùa thăm hỏi (seasons greetings) thay cho mùa Giáng sinh.

            Bắt đầu từ giữa Tháng 10. Trên phố, nhất là khu vui chơi và buôn bán, đèn hoa mang biểu tượng Giáng sinh giăng mắc khắp các cột đèn đường, băng ngang trên đường, trên các cao ốc vừa, trên các hàng cây ven đường hay những ngày đẹp trời, người ta còn dùng cả máy bay phun khói viết chữ trên không trung, để viết những chữ quảng cáo cho dịp lễ hội này. Trong các siêu thị lớn nhỏ, thoạt bước chân vào, một cây noel được trang hoàng đẹp mắt với nhiều màu sắc, đèn điện chớp tắt đủ mầu dựng ngay kế lối vào. Những chùm hoa giấy kết thành giây cũng với đủ mọi mầu sắc, cũng được giăng ngang, giăng dọc đủ mọi kiểu dáng óng ánh khắp trên trần nhà. Dìu dặt tiếng nhạc mà ta gọi là nhạc giáng sinh, với những bài ca bất hủ quen thuộc, thu sẵn được phát ra và hát bởi những danh ca, hay được hòa tấu nhè nhẹ vang qua hệ thống âm thanh đều khắp. Thế nhưng không phải cho mục đích tôn giáo, mà vẫn chỉ dành cho mục đích thương mại!

            Hàng tỷ cánh thiệp được gửi đi trong dịp này, đây cũng là một thương vụ rất lớn cho những nhà làm thiệp. Tại cửa hàng bưu điện. Người ta xếp hàng rồng rắn tay cầm một xấp thiệp đủ mọi mầu sắc xanh, đỏ, tím, vàng và trắng, hay khệ nệ ôm các hộp, gói quà để chờ đến phiên mình gửi thiệp và quà cho thân nhân bạn bè. Có đủ mọi sắc dân Âu, Á, Mỹ, Phi, Trung cận Đông, rồi lớn bé gìa trẻ, ai lại chả có một người thân, bạn bè cần gửi thiệp thăm nhau hay một chút quà mọn vào một dịp quan trọng này, nên nhân viên và cửa hàng bưu điện, nhân viên phát thư rất bận rộn, họ phải làm việc luôn Thứ Bẩy, Chúa Nhật vài tuần cuối của Tháng 12, để nhận và phát thơ cùng qùa cho khách hàng.

            Nói đến tôn giáo. Ở đây có rất nhiều tôn giáo chọn Chúa cứu thế Giê Su, thứ nhất là Công giáo, rồi Anh giáo, Tin lành các hệ phái, nhà thờ rất nhiều, cổ kính và bề thế nằm khắp trong thành phố, có nhiều ngôi nay đã bỏ hoang phế với lối kiến trúc cổ xưa giông giống nhau, nên muốn vào xem lễ phải coi đó là nhà thờ của tôn giáo nào nếu như bạn là người lạ, bởi vì trước mỗi nhà thờ có một tấm bảng nhỏ ghi rõ các chi tiết như: hội thánh, các vị linh mục, giờ lễ trong tuần.

Tuy nhà thờ nhiều như vậy, nhưng gần đến ngày lễ mà xem ra vẫn chẳng có gì mới lạ, nhiều xứ đạo có một vài trăm giáo dân, mà toàn là những người gìa cả. Rồi còn một cái kẹt thời đại, là khi các ngôi thánh đường cổ xưa được xây dựng hằng trăm năm trước, người ta không dự trù được là nhà thờ cũng cần phải có chỗ cho giáo dân đậu xe của trăm năm sau, điều này nay trở nên rất quan trọng, vì vào những ngày lễ lớn nếu được tổ chức, người giáo dân không có chỗ đậu xe, họ đậu quanh vùng gây phiền hà cho cư dân, hội đồng thành phố được mời đến để giải quyết bằng những giấy phạt. Nên những ngày lễ lớn ở những ngôi thánh đường này không có những thay đổi gì lớn ở bên ngoài nhà thờ. Bên trong cũng chỉ được bày biện một hang đá đơn sơ nhỏ xíu, vì thiếu những bàn tay đóng góp của giáo dân (ai cũng bận công việc mà).

Chỉ có những trung tâm Công giáo Việt Nam là xôm tụ và nổi đình, nổi đám hơn cả, nhờ sự tổ chức chu đáo, với đội ngũ trùm trưởng, các hội đoàn đông đảo, cùng với sự hy sinh đóng góp, với những công sức bỏ ra để trang trí bên ngoài khu nguyện đường cho nổi bật, có cả khán đài lớn dành cho thánh lễ ngoài trời. Trước giờ lễ với một lượng giáo dân rất lớn, số lượng lên đến hàng ngàn người, họ đến để nghe thánh ca và dự thánh lễ đêm, đông thì có đông, nhưng cũng không vui bằng ở quê nhà, vì chỉ có một số người quen, còn lại thì toàn là người lạ lẫm. Tuy cư dân chung quanh khu trung tâm công giáo VN. có bị phiền hà đôi chút, với những dịp lễ lớn này, nhưng họ cũng đã quen, mà dễ dàng bỏ qua đi cho những lỗi lầm của dân nhà ta thường phạm phải, như do quá vội vàng, mà lại đi trễ, hoặc bị kẹt đường, thấy trễ giờ lễ, nên hay đậu xe bừa bãi, có khi đậu xe lấp cả lối vào nhà người ta, chẳng thế mà buổi lễ nào cũng đôi lần bị ngắt quãng, để có một vài thông báo khẩn cho chủ của những chiếc xe đậu không đúng chỗ phải dời đi ngay, nếu không muốn bị phạt! Xe có thể sẽ bị kéo đi.

Sắp đến ngày lễ, người người cùng nhau đi mua xắm quà cáp, các cửa tiệm, nhân viên bán hàng xinh xắn trong bộ đồng phục, thêm chiếc mũ của ông gìa Noel màu đỏ, với viền và chỏm có bông trắng rũ xuống bên tai trông càng ngộ nghĩnh lạ. Một vài nơi thì lại cho nhân viên đội một cái băng làm thêm mấy cái ngà con tuần lộc ngo nghoe trên mái tóc vàng óng trông lại càng bắt mắt. Chẳng phải chỉ có các cửa hàng buôn bán mới làm như vậy, mà cả đến ngân hàng, bưu điện, quán ăn, nghĩa là các ngành có giao dịch với khách hàng, họ đều cho nhân viên ăn mặc đồng phục đặc biệt, lễ phép tươi cười chúc khách hàng một mùa giáng sinh vui vẻ. Nhiều siêu thị lớn, còn trang trí thêm các lâu đài nguy nga rất đẹp, lại còn thuê người đóng vai ông gìa Noel ngồi đợi để chụp hình lưu niệm với những ai thích có một tấm hình kỷ niệm trong dịp lễ hội này và họ có tính tiền cho dịch vụ riêng này, (ai rảnh rỗi, chịu khó nóng nực ngồi mặc áo, đeo râu, đội mũ đóng vai ông già tuyết mỗi muà cũng bộn bạc) ở các lối đi cũng trong siêu thị còn thêm một ông gìa Noel nữa tay rung chuông leng keng miệng nói câu quen thuộc “HÔ HÔ HÔ” để giúp mọi người vui vẻ. Gần đến ngày áp lễ, và sau lễ chính, người ta nô nức đón chào những ngày bán hàng đại hạ giá cuối năm của những đại siêu thị, có lẽ những ngày bán đại hạ giá này mới là ngày mong đợi chính của nhiều người. Cũng theo truyền thống ngày lễ, thể nào cũng phải có bữa ăn họp mặt gia đình lúc nửa đêm giáng sinh với một món ăn đặc biệt quen thuộc với gà tây hay ngỗng. Đây cũng là dịp dân Úc nghỉ Hè và họ chuẩn bị cho những chuyến đi nghỉ xa.

Ngày đó tôi mới rời Việt Nam lần đầu, thấy những điều trên tôi còn cảm thấy lạ, nhưng nay do thị trường mở cửa,  mọi hình thức buôn bán ở nhà bây giờ cũng đã được qúy vị tư bản nhập vào, có khi còn xôm tụ hơn, nên chắc chẳng còn ai phải xa lạ với những gì tôi kể ở trên nhỉ? Bên ta tuy có nóng, nhưng vẫn còn là mùa Đông. Xứ Úc này thì ngược lại Noel lại vào mùa Hè, nên câu hát “đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” ở đây coi bộ hát lên nghe không ổn rồi.

Có lẽ tôi hơi có tí tuổi, lòng lại luôn hoài niệm về quê hương chăng! Mà sao không cảm thấy được cái bầu khí vui tươi của ngày lễ hội này nơi xứ người, các em trẻ tuổi hơn thì thấy họ vui với những cuộc vui chơi thâu đêm ở những nơi dành cho họ, còn mình thì ngồi để nhớ lại những kỷ niệm xa xưa. Nên chắc chắn với cái nhìn hạn chế thiếu xót, chắc chẳng làm vừa lòng người đọc, xin lấy tí câu chuyện làm qùa gửi đến mọi người đồng hương trong dịp lễ hội lớn của thế giới, với lời chúc lành của Chúa cứu thế Giêsu: “Bình an dưới thế cho người lòng ngay.”

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net