android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Viết về Hòa lan

ImageHòa lan là một  miếng đất thấp hơn mặt biển 5 mét  vì thế tên gọi Holland (Hol :cái hố) và Nederland(neder: ở dưới) và the Netherlands vì thế ở Hòa lan chunbg quanh đều là đê điều .

Người Hòa lan cũng nổi tiếng về lãnh vực này và họ còn có kinh nghiệm về việc làm những đường hầm xe hơi đi dưới những con sông (họ cũng đã giúp Mỹ làm một đường hầm ở Newyork (Holland tunnel).Ha òlan theo chính thể quân chủ lập hiến (có nữ hòang nhuưg chỉ là hư vị) họ có thủ tướng và thường là chủ tịch đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện,có quốc hội với thượng viện 75 ghế và hạ viện với 150 ghế.Tôn giáo là Tin lành ,chỉ có 30% là Công giáo.

Hiện có tổng cộng khoảng 18.000 người Việt Nam (số liệu đầu năm 2005) đang sinh sống và làm việc trên xử sở của bông hoa Tulip, của những chiếc cối xay gió khổng lồ, của những đôi guốc gỗ  truyền thống và của…đất nước với số bò nhiều hơn đầu người dĩ nhiên sẽ có những sản phẩm từ bò như sữa (cô gái Hà lan bên VN),và phó mát (cheese).,trong đó c ó khoảng 3500 giaó dân công giáo ,từ năm 2000 chia thành hai giáo xứ :Các thánh tử dạo Vn và thánh mẫu Maria ,hai Giáo xứ sinh họat chia thành từng giáo khu v à cứ khỏang một hay hai tháng có một thánh lễ do mướn nhà thờ hay hội trường của người bản xứ và một năm  có mấy lễ chung cả giáo xứ như tết,Giáng sinh ,phục sinh ,lễ quan thày …hiện chưa giáo xứ nào có nhà thờ ,đã có sáu linh mục Việt nam được đào tạo và phong chức tại Hòa lan và đa số đang phục vụ các xứ đạo người bản xứ,hiện số linh mục tại Hòa lan rất thiếu v à số còn lại đều đã gìa nên họ cũng  đào tạo ngày càng nhiều thầy sáu vĩnh viễn và họ có cả nam lẫn nữ có gia đình  họ làm việc chung với linh mục cũng được trả lương ở mức thấp nhất ,họ làm nhiều tác vụ chỉ không được truyền phép  ,  số còn lại khỏang 5000 theo đạo Phật ,họ cũng đã xây được một ngôi chùa gần Utrecht nhóm người Việt đến Hòa lan đầu tiên đến Hòa lan  vào năm 1980(cũng có ít người ở đây từ trước năm 1975) Hòa lan là một quốc gia có diện tích khoảng 42 ngàn km vuông với dân số trên dưới 16 triệu dân ,trong đó có những sắc dân khác mà nhiều nhất là nguơì Marốc khỏang 150ngàn ) người Thổ nhĩ kỳ (khoảng 75 ngàn) trưóc đây là công nhân ,ngưòi Indonesia (khỏang 70 ngàn ) trước đây Indonesia là thuộc địa của Hòa lan , ngươì Hoa (khoảng 50ngàn )…còn người da đen Surinam vẫn là thuộc địa của Hòa lan nên họ đương nhiên có quốc tịch Hòa lan .Người Hòa lan trứơc đây vì là nưóc nhỏ nên họ đã dùng thuyền buồm đi khắp thế giới để buôn bán và tìm thuộc địa,họ cũng đã đến Hội an Việt nam vì thế nên trước vườn nhà họ hiện hay để cái neo để làm kỷ niệm một thời ngang dọc .Hòa Lan vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX là một trong những nước ở Âu châu phát triển mạnh mẽ về kinh tế và là một nước giàu tình thương . Với bản tính hiệp sĩ, nên người Hoà Lan thường hay giúp đỡ những cá nhân, những dân tộc nào kêu gọi đến sự trợ giúp của họ.Kinh tế Hoà Lan thập niên 80 tăng trưởng đều mỗi năm. Nạn thất nghiệp rất ít nên người Việt Nam hầu như không bị bắt buộc phải kiếm việc làm. Tiền trợ cấp xã hội vào thời đó với vật giá còn rất rẻ, người Việt Nam thường đón nhận bạn bè và người bản xứ đến nhà để cùng vui bên ly cà phê hoặc ly bia ,rượu,uống café rất nhiều nên khi mời nhau cũng  nói đến uống café.Sau một vài năm, nỗi buồn nhớ quê hương và người thân còn ở quê nhà tuy vẫn vậy, nhưng thực tế cuộc sống trong gia đình là thiết thực, nên người Việt đã bung ra tìm những công việc làm để tăng thêm ngân quỹ cho gia đình.Công việc làm ăn đầu tiên của một số nhỏ người Việt trên đất nước Hà Lan đã làm đó là nghề buôn bán thực phẩmlưuđộng.Trước tiên những người Việt này đã trang bị cho mình một chiếc xe chở hàng lớn, nhỏ, hoặc xe du lịch bốn chỗ ngồi tùy theo khả năng tài chính. Sau đó số người Việt này qua tận bên Paris mua thực phẩm khô, (mà thời đó chỉ có rất ít những tiệm của người Trung Hoa tập trung ở Amsterdam mới có bán) đem về bán lại cho các người Việt. Những người làm công việc buôn bán này đã mau chóng trở nên giàu có hơn vì biết mua bán thêm các loại thuốc tây bên Pháp để gởi về quê hương cho thân nhân.

Nhưng có ba công việc tiêu biểu mà người Việt đã làm khá lâu bền và rất nổi tiếng vào thuở đó là: lượm và lặt củ bông Tulips; Làm trong các hãng sản xuất cá tôm và may gia công.

Vùng Bắc Hoà Lan (North - Holland) với những cánh đồng trồng hoa tulips bát ngát với nhiều màu sắc mà vào những tháng của mùa xuân, người chủ nông trại cần thu hoạch những củ bông tulips để kịp bán ra các siêu thị trên toàn quốc và đóng gói để xuất cảng.

Người Việt Nam nhận thấy đây là một công việc không đòi hỏi chuyên môn. Công việc cũng không cần dùng đến sức lực nhiều nên đã rủ nhau tìm đến những nông trại trồng bông để xin việc.

Trên những cánh đồng trồng bông tulips, bông đã được cắt trước đó từ vài tuần. Ngày mà người chủ nông trại quyết định thu hoạch những củ bông thì sẽ cho một xe máy cày chạy trước để xới những củ bông lên. Người lượm củ bông sẽ theo sau các xe máy cày đó và lượm củ bông bỏ vào một cái thùng cây nhỏ đã được người của nông trại đặt sẵn một bên của luống bông.

Người lặt củ bông thì ngồi trong nhà bên cạnh một cái máy để lựa củ bông. Củ bông khi được thu hoạch từ ngoài đồng sẽ được để môt thời gian ngắn cho khô. Sau đó củ bông sẽ được đem vào một cái bồn lớn đặt sát bên cạnh cái máy. Từ bồn này củ bông sẽ được chuyển tự động ra một mặt phẳng bằng sắt dài khoảng ba mét để sàng. Mặt sàng này sẽ luôn luôn rung chuyển để củ bông tulips từ trong cái bồn sẽ di chuyển đến điểm cuối của mặt sàng. Vì sự rung chuyển đó mà củ bông tulips sẽ không còn bị dính đất. Đất và các củ bông quá nhỏ không đủ tiêu chuẩn sẽ được loại ra bởi những lổ nhỏ trên mặt sàng. Người lặt củ bông có nhiệm vụ lựa những củ bông còn lại theo kích cỡ và lặt bỏ những vỏ khô bao quanh củ bông. Những củ bông tốt được tuyển lựa kỹ và được giữ lại làm giống cho mùa vụ tiếp theo. Thường thì những người sau một thời gian luợm củ bông ngoài đồng sẽ tiếp nối công việc lặt củ bông.

Công việc lượm và lặt củ bông tulips khá dễ dàng và nhẹ nhàng đối với người Việt Nam nên tại một thị xã gần nơi có những cánh đồng trồng bông mà trước đó chỉ có khoảng ba mươi người Việt sinh sống, bỗng chốc đón nhận một số người Việt từ các nơi đổ về mà thời điễm đông nhất có đến gần 700 người.

Với bản tính cần cù chịu khó nên chủ các nông trại trồng bông thích mướn người Việt Nam làm việc hơn là mướn người bản xứ và những dân tộc khác.

Ở vùng Friesland thuộc miền Bắc Hoà Lan, nơi có những nhà máy chuyên thu mua cá biển và các loại hải sản để chế biến lại và xuất khẩu. Những nhà máy này có những công nhân người bản xứ và một vài dân tộc khác đã và đang làm trước khi có người Việt về sinh sống tại đó và những vùng lân cận.

Công việc làm là lóc những con cá để lấy thịt nạc (filet). Công việc này đòi hỏi sức chịu đựng cái lạnh. Nhà máy luôn luôn lạnh. Cá luôn luôn lạnh. Mùa đông thì khỏi phải bàn, nên cần những người có sức khỏe để chịu lạnh.

Từ khi có người Việt Nam vào làm ở những hãng chế biến cá thì năng xuất tăng hơn gấp đôi vì người Việt thường sẵn sàng làm luôn cả những ngày cuối tuần và ngày lễ. Hầu như không có một người Việt Nam nào sau một vài tháng thử việc mà không được các chủ hãng cá mời ký hợp đồng làm dài hạn. Với bản tính chăm chỉ và tính hiền hòa của người Việt đã được các báo chí Hà Lan đăng tải và ca ngợi. Một trong những tờ báo lớn nhất của Hoà Lan là tờ Algemeen Dagblad số ra ngày thứ năm 24/12/1992, có đăng lời phát biểu của một vị cảnh sát trưởng phụ trách an ninh của thành phố Amsterdam khi được một phóng viên của tờ báo này phỏng vấn: “Người Việt Nam hả? Chúng tôi không có một vấn đề gì với dân tộc đó cả. Nếu chính phủ có gửi thêm năm ngàn người Việt nữa về thành phố này thì cũng không có gì là trở ngại”.

Nghề may là một nghề đòi hỏi khéo tay và có kỹ thuật. Qua báo chí đã đăng tải, những người chủ hãng may hễ nghe nói người Việt Nam muốn nhận đồ về nhà may thì họ đều sẵn sàng giao đồ ngay với những ưu đãi hơn những dân tộc khác vì những người chủ này biết là nếu mướn người Việt thì không bao giờ lo việc giao hàng cho các công ty không đúng hẹn. Nếu những chủ đó cần phải nhận thêm hàng của các công ty thì người Việt sẵn sàng làm luôn cả ngày lẫn đêm và cả những ngày nghỉ để đủ số cho người chủ giao hàng. Muốn làm nghề may gia công, người Việt cần phải có một số vốn để đầu tư vào máy móc. Nếu ít vốn thì bước đầu chỉ cần đầu tư vào những máy may thường mà chúng ta đã biết qua từ những ngày còn ở quê nhà. Những gia đình có vốn nhiều thì đầu tư vào những máy may công nghiệp hiện đại. Nghề may gia công thường phải dành một diện tích rộng lớn trong nhà cho công việc. Thường thì vợ chồng con cái trong gia đình đều phụ giúp nhau vào công việc. Nghề may gia công đôi khi cũng lắm gian truân khi phải bị tháo chỉ ra và may lại tất cả vài ngàn sản phẩm đã hoàn thành bởi… may không đúng. Vì khi nhận đồ may, người may đã vì một lý do nào đó không nắm vững chi tiết mà sản phẩm phải hoàn thành. .

Đến hôm nay thì những công việc nói trên hầu như chẳng còn bao nhiêu người Việt Nam tham gia nữa. Những người lượm và lặt củ bông thời đó bây giờ đã chuyển qua những ngành nghề nhàn hạ hơn và nhiều lợi tức hơn. Đa phần trong số này, nay đã chuyển qua nghề bán chả giò ngoài chợ kể từ khi món ăn nổi tiếng của nước Việt Nam được truyền bá đến người bản xứ,thực ra món chả gìo không giống như bên nhà ,người bản xứ biết đến chả giò là do người Indonesia nhưng họ làm với khẩu vị khác ,khi người Việt đến đây thì thường có những gia đình tốt họ đến làm quen và nhận là bạn gia đình để giúp đỡ ,bản tính dân ta “thảo ăn “ nên khi đãi bạn bằng cơm thì họ không thấy ngon nên nhớ đến món chiên là chả giò mà ngoài tiệm Tàu bán bánh cuốn nhập cảng từ Singapore cứ mỗi xấp bánh 40 cái để đông đá ,và nhân chả giò làm bằng thịt heo hay gà trôn với cà rốt ,tỏi tây ,giá sống tất cả đều xay nhỏ và trộn đều thêm muối tiêu ,bột ngọt ,thế là cuốn tròn lại và lại bỏ vào tủ đá trước khi ăn lay ra bỏ vào nồi dầu 200 dộ C chiên 5-7 phút lấy ra chấm với nước sốt làm bằng cà chua với dầu hành phi và cho tí bột vì là xứ lạnh nên họ ăn vào thấy “ấm lòng “ ,những người bạn ăn thấy ngon nên khuyến khích mang ra chợ bán và nhiều người đã thành công , thực ra nghề làm và bán chả giò rất vất vả đầu tuần cứ tụ cuốn ,cuối tuần đi bán đứng ở chợ vời nhiệt đô 0-5-6 độ C ,khi cuốn thì huy động tất cả con cái trong nhà làm ,sở dĩ người bàn xứ không làm vì nếu tính giờ công thì lương quá thấp nhưng người Việt mình thì lấy công làm lời mà ,ở Hòa lan ngoài hệ thống siêu thị ra ở mỗi thị xã đều có chợ trời họp luân phiên thường họp ở sân nhà thờ (có rất nhiều nhà thờ phải đóng cửa và biến thành thư viện hay viện bảo tang vì vật chất quá đầy đủ nên ngày càng ít người đi lễ và đóng góp và chính phủ cũng không còn trợ cấp ...còn nhà thờ nào cũ quá thì phải phá bỏ để xây nhà ở ,chẳng bù cho bên nhà có bao nhiêu tiền cứ … xây nhà thờ ). Những người làm trong những hãng cá, hãng thịt nguội vì quá lạnh :làm việc trong môi trường 5-10đô C ,sau một thời gian tích góp được một số vốn cũng đổi qua mở nhà hàng, snach bar, hoặc những gian hàng buôn bán thực phẩm v.v…

Từ khi các nước Đông Ấu mở cửa thì các chủ hãng may đã qua các nước đó mướn nhân công may vì vừa rẻ hơn và không bị thuế nặng như tại Hà Lan. Những người thợ may gia công cho những hãng may đó, nay cũng đã chuyển ra mở tiệm bán quần áo. Mở tiệm sửa quần áo cũ, hoặc những ngành nghề khác nhẹ nhàng hơn.

Còn về các món ăn Việt nam thì chỉ có thủ đô Amsterdam là có ít tiệm ,dần dần cũng có vài thị xã có tiệm ăn Việt nhưng mãi đến 12giò trưa họ mới mở cửa và giá một tô phở là 10 euro,nên không có chuyện đi ăn sáng ở tiệm ,các món ăn khác thì đều bán ở các siêu thị do người Hoa làm chủ như lươn ,cá bông lau ,cá lóc ,vịt ,cá bống ,cua biển . ốc ….cứ mua về rồi tự nấu ,còn về rau á châu thì nay cũng khá nhiều do nhập từ Thái lan ,Tây ban nha ,Thổ ,Israel,Suriname… như rau muống ,rau  đay ,cà pháo .rau dền , đu đủ ,bắp chuối ,còn các món của dân nhậu như vtị nấu chao ,tiết canh vịt ,tiết canh heo .gà và cả dê ….nếu muốn thì chịu khó điện thọai hỏi và chạy khỏang 50 cây số mua về làm ,khi nhớ món “ngẩu pín” thì đến chỗ mổ bò của người Thổ đặt “dái bò “ nói là để làm thuốc sẽ có ngay mới đầu nó cho không nhưng bây giờ cũng lấy bằng giá thịt ,còn muốn ăn tái thì đặt mua miếng da về cạo lông , đốt than lên thui  đen sắt ra trộn với thịt bò . Bia rượu thì nhiều nhưng chẳng mấy khi dám uống vì nếu chạy xe mà cảnh sát bắt thổi nồng độ acohol trong máu trên 0,6ml là đã bị phạt còn nếu gấp đôi thì bị thu bằng lái xe  

Còn người Hòa lan thì họ cũng rất là dễ thương ,thân thiện ..Hòa lan(Dutch)một ngôn ngữ riêng có chút  tiếng anh ,pháp , đức …mẫu tự thì giống tiếng Việt nhưng thêm các chữ f,w,z,ij,họ cũ ng có  tiêế ng đ ị a phương củ a cá c miêề n bắc ,nam ,trung ( ở châu âu có hai nước không có tiếng nói riêng là Bỉ một nửa nói tiếng Hòa lan ,nửa khác nói tiếng Pháp ,Thuỵ sĩ nói tiếng Đức và Pháp )vì là nước nhỏ nên đa số dân Hòa lan nói được tiếng Anh và cả Pháp Đức nữa ,nếu tới Hòa lan cứ việc nói tiếng Anh ,chẳng bù cho người Đức hay Pháp họ cứ nói tiếng của họ ,(tôi đã bị lạc đường và hỏi họ cứ trả lời bằng tiếng của họ mình cứ phải nói tiếng bằng ..tay).Họ rất thực tế và họ quan niệm “sống cho mình “ nên có những việc làm của họ làm cho dân mình ngại :vợ chồng sống với nhau nhưng vẫn có thời gian riêng để giải trí ,hay tiền riêng ,hai bên đều phải “góp gạo nấu cơm chung” chứ họ không chịu đựng như người mình ,nên khi gia đình có chuyện xích mích họ thường nghĩ đến chuyện chia tay ,chứ không chịu cảnh hy sinh trong đau khổ kéo dài ,mặc cho con cái phải gánh những hậu quả do sự ly dị , đàn bà luôn được ưu tiên khi ly dị lập tức các ông phải ra khỏi nhà,người lớn đối xử với trẻ con như người đồng trang lứa , đối với con cái thì thường cha mẹ chỉ có lời khuyên chứ không quyết định thay ,họ đối xửvới lớp trẻ như những người bạn nhưữg ngươờ thân với nhau khi gặp thư2ơng hay xoa đầu , ôm hôn hai bên má ba lần ,còn người mình thì hay nói với lớp trẻ “con nít “ hay ‘tao bằng tuổi cha chú ..”ăn uống thì thích gì ăn nấy chứ không “e ngại “ như nhiều người Việt mình ,uống rượu bia cũng chừng mực gần như không thấy “con Ngọc hoàng “ngoài đường,còn chuyện tôn trọng thứ tự thì rất tốt , đi đâu gần như cũng phải xếp hàng ,kể cả lấy thức ăn cũng vậy ,kể cả tổng giám đốc đến sau cũng cứ phải theo thứ tự ,còn nghề xưa nhất thế gian (mãi dâm) thì công khai có nơi tập trung (khu đèn đỏ ) ai có nhu cầu cứ đến đó lựa vì các em tây, tàu, đen… ngồi trong cửa kiếng với bikini và nếu ưng ý thì gõ cửa bước vào đàng sau tấm màn là cái giường …cứ trả tiền sòng phẳng là xong dĩ nhiên là coi chừng có virus aid …..còn chuyện luật pháp thì rất nghiêm chẳng hạn nếu đậu xe không đúng chỗ thì cảnh sát đến sẽ viết cho một biên lai và kẹp một liên lên gạt nước xe ,còn gi ữlại một liên ,khỏang một tuần sau sẽ nhận được giấy báo nộp tiền khỏang 45 euro và phải nộp trong vòng một tuần ,nếu quá hạn sẽ phải ra tòa và phải nộp thêm lệ phí tòa ,chạy xe quá tốc độ hay vượt đèn đỏ cũng vây hệ thống máy chụp bằng rada đầy khắp ,cứ nhận được giấy là nộp phạt rồi khiếu nại sau và thường thì mình …thua vì họ có bằng chứng,còn chuyện làm ăn thì bên này thuế là số một :khi mới năm tuổi hay được phép ở lại là  sở thuế sẽ cho một con số thuế đó phải xài cả đời ,cán bộ thuế  không đến khai mà khi bắt đầu  kinh doanh phải tự khai  và họ sẽ kiểm soát khi tìm thấy trốn thuế họ sẽ đến kiểm tra và gởi giấy phạt có thời hạn và phải nộp tiền (hầu hết chi thu bên này đều qua ngân hàng,ai  cũng có môt hoặc hai tài khoản cũng phaả trả lệ phí hàng năm) nếu không sẽ bị ra tòa và phải trả thêm tiền lãi nhưng nếu bên thuế sai họ sẽ trả lại tiền và cả lãi theo hối xuất ngân hàng  .Về giao thông thì đường xá chằng chịt nhà ở thường cách xa đường xa lộ ,nếu muốn tìm địa chỉ nào cứ lật bản đồ hay vào internet  hoặc có máy chỉ đường (navigator) nó sẽ chỉ phải đi đường nào và bao nhiêu km…tốc độ xe :xa lộ 120/h, đường liên tỉnh 80km/h, đường trong phố 50km/h , đường trong khu nhà ở 30km/h.,( ởÂu châu nếu muốn chạy xe nhanh thì sang Đức ,tốc độ cho phép là 120km/h nhưng ít khi bị kiểm soát nên xa l ộcứ chạy khoảng 150km/h có nhiều người chạy tới 160km-200km/h, đặc biệt ở Hòa lan có đường riêng cho xe đạp đi khắp nước và thường đổ nhựa màu hồng ,số xe đạp nhiều gấp đôi đầu người ,dân họ rất thích thể thao ,họ đi làm 5-10 km thường bằng xe đạp và có người đi cả năm ,bất kể nhiệt độ dưới 0độ C,có rất nhiều công chức mặc veston thắt cà vạt với samsonite đi làm bằng xe đạp ….đối với họ nghề nào cũng quý hết nên có những người dọn dẹp ,lau chùi nhà ,cầu tiêu nhưng vẫn vui vẻ ,tự hào về công việc và gặp ai cũng kể về việc làm của mình..Hệ thống giáo dục thì riêng biệt ,các em nhỏ từ bốn tuổi bắt đầu vào lớp mẫu giáolớp 1 cho đến hết bậc tiểu học lớp 8 ,sau đó sẽ lên trung học nếu em nào khá sẽ học hệ khác trong vòng 6 năm sau đó sẽ học cao đãng hay đại học còn em nào yếu sẽ học hệ tám năm sau bốn năm học nếu còn yếu sẽ chuyển qua học ngh ề 3-4 năm  sau đó đi làm và nếu muốn học thêm thì học tại chức ,còn sau bậc tiểu học em nào quá yếu thì cho ra học hệ thấp để chuẩn bị học nghề..họ cưỡng bách giáo dục cho đến 16 tuổi và ngoài mùa hè ếu cha mẹ dẫn con ra phi trừơng sẽ bị giữ lại ,nếu con em không đến trường cha mẹ không gọi điện có lý do chính đáng họ sẽ báo chính quyền và sẽ bị phạt .,các em học từ cao đẳng trở lên sẽ được cấp một cạc và đuưọc đi lại trên các phương tiên giao thông công công trong cả nước miễn phí …

Còn về y tế thì ai cũng phải đóng bảo hiểm khỏang 120euro/tháng ,khi có bệnh tất cả bảo hiểm  phải lo kể cả việc đón đưa đi bệnh viện ,nhà ở thì hầu hết là nhà thuê ở những nhà dãy hay chung cư ,nếu thu nhập đủ thì phải trả hết tiền thuê còn nếu không đủ thì chính phủ họ sẽ trả cho một phần ,xe hơi ngay sau khi mua lập tức phải sang tên ,thủ tục rất đon giản :chỉ cần người mua và bán trình passport và trả khoảng 50 euro là họ làm cho giấy chủ quyền mới còn những thủ tục khác họ lo hết  vì thế nếu xe hơi vi phạm căn cứ theo biển số là họ có tên và địa chỉ của chủ xe ngay.Chuyện bảo lãnh người khác vào Hòa lan thì rất khó họ đòi người đứng ra phải có quốc tịch,không can án, có hợp đồng làm việc dài hạn và phải có mức lương 1300uero /tháng (mức lương kỹ sư hay những người làm việc lâu năm ,còn lương công nhân thường chỉ ở mức 1000-1100 euro/tháng)bên này từ năm 2000 đến nay kinh tế đi xuống nên họ cắt giảm đủ thứ và “làm khó “để không cho người ngoại quốc nhập cư,năm rồi họ thống kê “hôn nhân nhập cảng” đã giảm 70%,còn chuyện nhập tịch trước năm 1995 thì cứ 05năm  là được nhưng hiện nay thì phải đi học ít là 1-2 năm và phải thi ,họ nhắm đến những  người Maroc, Turkey ….vì họ có biên giới liền nên họ di dân sang bên này khá nhiều lại ít chịu đi học nên tiếng cũng chẳng nói được dĩ nhiên là kiếm việc rất khó,còn người Việt mình đa số chịu khó ,ham học nên cũng được người bản xứ yêu mến, tôn trọng .

Còn nhiều điều để viết nhưng dài quá sợ qúy vị không muốn đọc ,hẹn dịp khác .

 Nhân dịp năm mới kính chúc tất cả đồng hương Bùi chu một năm 2006 may mắn và vui khỏe .

                                                                                                                          Đinh kim Đạt

(30/12/2005 viết để kỷ niệm 10 năm sống ở Hòa lan)

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net