android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Nhớ về Bùi chu.

Ngày 9-01-2006.

Đã có nhiều bài viết về Bùi chu, nơi những  tác giả từng nhiều năm sinh sống nhưng mỗi người có những nhận xét, cái nhìn khác nhau …

 Bùi chu được thành lập từ năm 1954 khi những  đồng bào  từ miền bắc Việt nam có gốc tứ tỉnh Bùi chu, (tỉnh Bùi chu được tách ra từ tỉnh Nam định và vị tỉnh trưởng đầu tiên là người Thức hóa cụ Đinh viết Năm) với sự lãnh đạo tinh thần của cha già Đa minh Lương tri thức, ngài nguyên là cha xứ Thức hóa ngoài bắc, nên cách tổ chức cũng giống như xứ Thức hóa :giáo xứ chia ra làm bốn khu: Đông bình, Tây lạc, Nam hòa, Bắc hợp, có hội trống nam, bát âm…..mà nhiều gia đinh có gốc Thức hóa đã  cùng với những đồng hương có gốc ngoài bắc như Mộc đức, Liễu đề , Quần Lạc, Quần liêu, Quất lâm, Hạ trại, Cồn tròn…định cư. Và tất cả đều thuộc địa phận Bùi chu.

Khi lựa khu đất cây số mười năm tính từ thành phố Biên hòa hay cây số thứ bốn mươi năm tính từ Sàigòn chắc là cha ông chúng ta cũng có cái nhìn về thổ địa (phong thủy): đất Bùi chu là một con rồng, đầu rồng là khu ngã ba Trị an bây giờ mà trưóc đây gọi là khu lò than và xóm người nam, vì có những người gốc miền tây lên lập nghiệp, mà tiêu biểu là gia đình ông ba Xình, ông năm Mạnh, ông bảy Bịnh, ông năm Hảo, ông tư Dắt, ông sáu Đắng, ông tư Bân….còn miệng rồng  quay sang phía cánh đồng nách, cổ là khu chợ cũ, hai chân trưóc một bên là sông buông, còn chân kia là sông Mây hai chân sau một bên Phú sơn và bên kia là khu rau muống,  đuôi rồng là khu suối cúng, Tân thành ngày nay, long mạch bắt nguồn từ khu đất trũng sau nhà bà phó Khuê, nhà ông xã Am.

Tôi vẫn không tin phong thủy nhưng vì những “phép lạ” xảy ra từ năm 1954 đến nay cho mảnh đất Bùi chu đã làm cho tôi nghĩ đó là “miếng đất địa linh, “từ ngày lập xứ tất cả bà con đều lo làm ăn có cả nông, công, thương, nghệ thuật “có những người canh tác trong các miếng vườn sản xuất ra những rau trái mà tiêu biểu như gia đình ông trùm Tạm, ông trùm Tâm, ông xã Am, ông trương Khươm vv… Những người ở khu rau muống như ông Bốn, ông Tình, ông Hiệt, ông Kính, ông xã Tường, bà Tuật, ông Tạo vv. Còn những người buôn bán như ông Giáo Luyện, ông cố chánh Báu, ông phần Băng, ông  cố Xứ, bà Táu vv. Còn những người đã biến những khúc củi thành những cục than chất lượng cao như gia đình ông xã Am,  ông trùm Chuẩn, ông trùm Vụ, ông bà Khang vv…. Còn những gia đình làm các nghề khác như chạy xe lambrro như ông trùm Thép, ông trùm Đĩnh ông phó Hiển, ông Lộ…làm bánh chưng, bánh mật như gia đình ông phó Đoán, bà Chiều, bà Đội …. Làm bún như ông bà Khoản, ông Khoạn, ông Phòng vv… Bánh cuốn bà Viết, những người làm đậu hũ như ông trùm Trác, ông Phòng, ông Can, ông trùm Hiếu vv…Còn nghề giết mổ heo thì có các ông Cương, ông trùm Hạp, ông Vấn, buôn bán giết mổ trâu bò có ông trùm Tiêng, ông chánh Xước, ông phần Y vv…Còn những nghề dịch vụ như hớt tóc ông phó Kha, ông trùm Cường, nghề may như ông phó Bằng, quan bác Vãng, ông Kham, ông Tập … Sửa xe đạp như ông trùm Dụng, ông trùm Khảm …. Quán phở đầu tiên ở Bùi chu của ông Chiêm, cả nghề làm và sửa đàn phong cầm của gia đình ông phó Chín.

Đến khi có phong trào khai thác rừng thì ngay Bùi chu cũng có hàng chục xe câu mà như nhà ông cố Thách, ông trùm Chuẩn, ông trùm Thiệp, ông trùm Vụ, ông Miên, ông Toản, ông cố Hiếu, ông phó Hãn…Còn có cả những người sửa chữa đồ diện tử như ông Khải, anh Khảm, Cường . Khi Bùi chu chuyển sang làm ruộng trong Sông mây thì có những người canh tác nhiều ruộng như ông trùm Na, ông trùm Bính, ông trùm Đương, ông trùm Điển, ông phó Khải. Rồi cũng từ đây ra đời những  dịch vụ như máy cày  ông cố Khôi (Lương), ông trùm Chuẩn, ông tư Dắt, ông Lân. Máy xới ông trùm Na, ông Bính, ông Minh, ông Sa, máy xay lúa của bà Ký,(sau này là ông Minh) ông trùm Chuẩn, ông trưởng Dực, ông phó Đương, ông phó Hãn, ông trùm Điển, ông Phương.

Về y tế thì đã có hai nhà thuốc bắc: Quất lâm đường của cụ lang Diệm và Thái hòa đường của ông giáp Trạc, Nam Xương  của cụ Lang Xương. Nhà thuốc Tây của ông Tám, y tá  có ông ký Đức, ông Cận, ông Quảng, ông Cận, ông Cần, ông Khiêm, ngành nha cũng có anh Liêm, anh Huy …ngành hộ sinh có bà Mậu, bà Hội và trước và sau năm 75 là bà Huê, nghề hàn xì có ông Phủ và sau này là anh Khang, ông trùm Hưỏng … nhà máy chế biến gỗ ông cố Khôi, đúc đồ dùng bằng gang và chế biến gỗ có ông quỹ Hạnh, lò rèn có ông Ngoạn, ông Hai (bố anh Nhân) …. Còn có cả trại chăn nuôi heo của ông (?)  và trồng cả rừng cây bo bo trong khu vực Phú sơn, nghề lấy sỏi và cao lanh để dùng trong xây cất của ông Ba Xén ở Tân thành (trước đây Phú sơn và Tân thành thuộc Bùi chu)

Về các thú tiêu khiển có hội trống nam, hội bát âm của hội Văn côi do ông trường Liễm, hội trống cà rùng của hội Vicente, ban kèn vắt do cụ trùm  Ô, chơi diều sáo có ông phần Y, ông trùm Trác … Có một tiệm chụp hình của gia đình anh Tuất, còn có cả nghề làm đèn trung thu, sản xuất gạch xây dựng, làm ghế đá, tạc tương, làm mộ úp….Mà chất lượng, kiểu dáng  không thua kém bất cứ nơi đâu thật là nhiều nghề và lắm tài hoa, trước và cả sau năm 1975 Bùi chu vẫn là nơi tạm trú cho những người gặp những khó khăn về thời cuộc, chính biến, trong biến cố 1975 có những gia đình đã di tản sang đất Mỹ như gia đình cụ ký Ruẫn, cụ hào Ngự …

Đến khi có phong trào vượt biên người Bùi chu cũng như có “thần hộ mệnh”  mà hầu hết ra đi đều đến bến bờ bình an (cũng những người không nhận được tin tức như gia đình anh Hòa và một em trai, hai con nhà ông trùm Na, con ông Khoạn, anh Quảng, anh Lâm, thầy giáo Bắc, con ông Phương… Chúng ta là những người may mắn hãy cầu nguyện cho họ) cả khi có phong trào ODP, con lai, HO cũng có  khá nhiều con dân xứ Bùi được ra đi,

Chức sắc trong Giáo hội Công giáo cũng có hàng chục vị linh mục các tu sĩ nam nữ, về giáo dục Bùi chu cũng đã có trường trung, tiểu học và có nhiều thầy cô giáo đã tôt nghiệp đại học, cũng có những người đã là kỹ sư, bác sĩ, về quan chức trong xã hội trước năm 1975 cũng có một vị dân ý vụ lo cho quyền lợi của dân xã Hố nai và một vị phó xã trưởng hành chánh, sau năm 1975 cũng có ba phó chủ tịch UBND xã.

Đến ngày hôm nay đất Bùi chu như là một mảnh đất màu mỡ cứ từng ngày phát triển với những công ty có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài với hàng ngàn công nhân và Bùi chu cũng đang trở thành trung tâm thương mại của khu vực Hố nai _Trị an. Với nhiều mặt hàng như sửa chữa xe hơi, đại lý phân phối xe hai bánh, hàng điện dân dụng, rau quả, nước giải khát, buôn bán vàng, qúy kim, các quán cà phe internet, karaoke… Ngày càng làm cho Bùi chu thêm giàu có, sung túc hơn khiến mảnh đất trước đây chỉ lèo tèo ít mái nhà lá, tranh lụp xụp ngày mới thành lâp đến nay đất được tính từng mét với hàng chục cây vàng… Với những sự việc đã và đang mang đến cho người Bùi chu  hạnh phúc mà còn làm cho những  đồng hương sống trong những khu vực chung quanh được hưởng lây…

Cũng có những người khi được những ơn lành, thành đạt hay  trong giáo hội được phong chức thì nghĩ là do phúc đức của gia đình nhưng không hẳn tất cả là như thế mà còn là do sự chấp nhận khổ đau, thiếu thốn của những người đồng hương khác thay cho chúng ta nếu chúng ta  không nhìn sự việc với con mắt tâm linh thì thiết tưởng khó mà giải thích được sự việc, kẻ viết bài này luôn tin tưởng rằng Bùi chu đã được vong linh, lời cầu nguyện của những bậc tiền nhân, những người đã chết trong chiến tranh, chết do bom đạn:  những người chiến sĩ đã hy sinh, trong thời gian hòa bình ló dạng như ông Bút, ba cô con ông Viu, gia đình ông Ngoạn… Những người đã khuất, cầu nguyện phò trợ cho con cháu đang sống trên miếng “long thổ” này. Với những điều vừa kể trên, không phải tất cả những con dân của Bùi chu đều được hưởng đồng đều những ân huệ đó, Bùi chu đang từng ngày trù phú nhưng cũng chẳng thiếu những con người phải sống trong những mái nhà lụp xụp, những “khách sạn ngàn sao” mà mong ước của họ chỉ là sao cho có ăn no, có quần áo và đủ tiền để trả tiền sách vở, tiền trường cho con được cắp sách đến trường, bổn phận của những người đang  được ơn lộc của Bùi chu là phải nghĩ đến những  người kém may mắn hơn mình để phần nào nhường cơm xẻ áo, nếu chia đều sự đau khổ, thiếu thốn chúng ta nghĩ thế nào, vẫn biết là không có công bằng dưới ánh mặt trời nhưng chúng ta cũng phải cố gắng để cho những mảnh đời “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” có được chút gì thật cần thiêt cho cuộc sống để họ có những ngày sống xứng đáng với kiếp người và không phụ  hay làm phiền lòng các bậc ông bà cha mẹ, các bậc tiền bối mà chắc rằng các vị khi còn sinh thời, lúc Bùi chu còn khó khăn cũng muốn cho mọi con dân xứ Bùi đươc no ấm hạnh phúc, dù hiện có nhiều người gốc Bùi chu sống cách xa xứ hàng ngàn dặm nhưng lòng luôn nghĩ về mảnh đất  đã sinh ra, nuôi nấng mình một phần cuộc đời. Ngày càng có nhiều anh em lương dân về sống trong xứ đạo Bùi chu, là những giáo dân chúng ta phải sống theo tinh thần Phúc âm để những người chung quanh nhận ra chúng ta là con cái của Thiên chúa. Ngài luôn làm mưa trên kẻ lành người dữ, Đạo Chúa có hai điều răn trọng nhất là Kính Chúa và yêu người, kính Chúa thì chắc nhiều người đã làm, còn yêu người thì còn phải làm tốt hơn, để kết luận xin mượn lời thánh Gioan: “Nếu ai nói tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình là kẻ nói dối vì nếu họ không yêu mến người anh em họ thấy được thì sao họ có thể yêu mến Thiên Chúa đấng họ không thấy”.

Độc Đinh.

Mùa Giáng sinh 2005.

Viết để nhớ về quê hương Bùi chu.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net