android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Những con lươn đất be bờ bên đường (2).

Sơn tinh và Thủy tinh ở Bùi chu.

(Chuyện vui 2 kỳ về những con lươn đất bên lề đường ở xứ mình.)

(Tiếp theo)

Tiếp theo kỳ trước..

Lại nói về chàng trai tên Thủy dân ngụ cư. Sau khi rời khỏi nhà nàng, chàng ghé quán cô Long làm ly cà phê cho tỉnh cùng gặp bạn bè đấu láo. Ai hỏi chuyện riêng hắn cũng vênh vang tuyên bố sắp cưới được nàng. Trời về khuya, khi quán đóng cửa hắn mới chịu ra dìa, bởi vì hắn không phải đi làm sớm. Trưa hôm sau, khi chàng Sơn đã về nhà tắm rửa xong thì chàng Thủy mới ra khỏi nhà, mặt trời đã lên cao, cái nắng chói cả mắt, Thủy nghĩ nóng như vầy tép ở lòng hồ chắc nổi lên ăn nhiều lắm đây, chàng rảo bước theo lối tắt đi vào lòng hồ Sông Mây, những bóng cây bạch đàn xanh mướt che khuất lối chàng đi, lòng chàng hớn hở nghĩ đến những món ăn ngon chàng sẽ đem về dâng ổng, và dắt tay nàng đi xây tổ uyên ương, vì đã bao lần chàng đã từng đem đến những món như, cá lóc cuốn bánh tráng chấm mắm nêm, gỏi cá chép chấm mẻ chua, tôm rang me, rang muối, chạo tôm, lươn um, ba ba nấu chuối với thịt ba chỉ đậu hũ sống mẻ chua, ếch xào xả ớt vv. chẳng món nào mà lại không hợp với khẩu vị của tía cả, lần này chàng sẽ làm một món đặc biệt hơn. Chàng nghĩ vậy..

Đến ven hồ, ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt nước phản chiếu lấp lánh hắt lên loang loáng khiến mắt chàng cũng hoa hoa, tầm nhìn xa do dó cũng bị hạn chế. Chàng lôi từ trong bao ra cái lưới xúc tép chuẩn bị cho ngày làm việc mới, nhìn mặt hồ, thấy những cái đầu tép bơi qua bơi lại như kín cả mặt nước, chàng trút bỏ quần áo dài rồi từ từ lội xuống bên cạnh bờ hồ, dúng nước cho cái lưới ướt trước cho dễ chìm, sau đó chàng đi một đường vòng cung đẩy lưới vào bờ, những con tép mẩy tròn nhảy tanh tách trong lòng lưới khiến chàng cũng vui lây, tép nhiều qúa, mỗi đường chàng đi cũng được vài ba lạng tép. Chàng nghĩ: “Tép này mà đổ bánh xèo nhẩy, phải nói là ngon bá cháy.” Chàng nuốt nước miếng cái ực rồi đẩy tiếp. Đang đẩy ngon lành, chàng tính làm vài đường nữa thì nghỉ, bỗng có tiếng còi, chết rồi bảo vệ! Không có lối nào thoát thân chàng đẩy lưới vào bờ, người bảo vệ thu tang vật và kêu chàng mặc lại quần áo theo người bảo vệ về văn phòng làm việc. Tại văn phòng ban quản lý lòng hồ, chàng bị làm biên bản vi phạm, bị phạt tiền và bị phạt làm việc công ích ba ngày. Thôi thế là hết, chàng nghĩ nhanh trong đầu, mình đâu còn cơ hội để nộp lễ vật xin cưới vợ đúng thời gian được nữa. Chàng nhắn người nhà xoay tiền mang vào nộp phạt để lãnh chàng về.

Cũng phải đến gần tám giờ tối, mọi việc mới tạm xong, rời văn phòng ra tới đường trời đã tối om, chàng phải căng mắt ra mới nhìn rõ lối đi mà mò về nhà, chàng lẩm bẩm trong miệng: xui thật, từ ngày chàng đi làm ăn đến nay đã mấy năm trời, đây là lần đầu tiên chàng bị bắt. Bị bắt ngay lúc chàng đang cần tiền để kiếm lễ vật dâng cho bố vợ. Cớ sự này thì hỏng bét, không khéo chàng Sơn sẽ dẫn tay cô nàng lên đỉnh vu sơn trước khi mình nộp sính lễ mất, chàng thở dài, lòng hoang mang chán nản, đi đứng không còn vững nữa, mấy lần chàng vấp tí ngã, về đến nhà hơn chín giờ đêm. Xuống bếp lục cơm nguội ăn một bát, sau đó ra giếng múc nước tắm, xong thay quần áo như thường lệ, chàng lại mò đến quán cô Long uống nước tán dóc, chuyện chàng bị bảo vệ hồ cá bắt, được loan truyền cho bạn bè biết để tránh vi phạm, chẳng mấy chốc mà cả ấp biết, ấp nhỏ ý mà! Nhanh còn hơn internet. Sau cữ cà phê, chàng về nhà ngủ, nằm trằn trọc mãi trên giường không sao nhắm mắt ngủ được. Cho đến gần sáng chàng mới thiếp đi, giấc ngủ mệt mỏi đưa chàng chìm vào nhiều cơn ác mộng. Nào ác mộng mất nàng, ác mộng bị bảo vệ đuổi chàng chạy thục mạng vv. Cuối cùng, là cụ tổ chàng hiện ra hứa giúp chàng trả thù nếu như chàng không cưới được nàng.

Sáng hôm sau, chàng Sơn vẫn đi làm như thường lệ, khi mặt trời xế bóng cũng là lúc chàng thồ được bó củi về đến thôn, thấy chàng ai cũng hỏi mày làm gì mà thấy ông Tuất ông ấy kiếm từ sáng đến giờ mấy lần? Chàng giật mình, nghĩ nhanh trong đầu: “hay là mình trúng số,” tim chàng đập mạnh, rất hồi hộp nhưng chàng cố làm tỉnh nói: “chắc ông ấy tìm tôi để mua củi chăng?” Bỏ củi xuống, chàng tắm rửa thay quần áo rồi lấy mấy tờ đề ghi hôm trước, cùng mấy tờ vé số, lững thững đi ra xóm chợ ghé nhà ông Tuất, gặp mấy người gần đấy họ nhìn chàng ngạc nhiên, bởi vì lâu lắm mới thấy chàng lạ lẫm bước vào nhà ông huyện đề, mà không ngạc nhiên sao được, vì đây là lần đầu tiên chàng bước chân vào nhà ông Tuất. Gặp chàng, ông Tuất cười cười nói: “em hên qúa, hôm qua xổ số, đầu ra con thỏ, cuối con rùa, đưa giấy anh coi anh chung tiền cho.” Chàng hỏi ông Tuất: “anh có giấy dò số không? Cho em mượn em dò nốt mấy tờ vé số.” Ông Tuất đứng lên đi tìm cuốn ghi số xổ rồi miệng nói: “hình như em cũng trúng số nữa sao đó.” Nghe thế tim chàng đập loạn xạ vì hồi hộp. Rồi ông lại còn nhặn với theo: “dò cẩn thận nghe em, ngày xổ, đài xổ kẻo lại mừng khao hụt thì lỗ vốn đấy.” Ừ nhỉ, chàng đã nghe nhiều chuyện về sự mừng hụt này, số mua tỉnh này lại đi dò trúng ở đài khác, rồi mừng qúa gặp ai cũng khao tùm lum. Coi lại thì té ngửa ra, đã không trúng số lại còn mang thêm nợ khao bậy!!

Trúng thật, những con số khớp nhau làm chàng mừng rơn, một giải không nhỏ mà lại cặp bảy, chàng đưa tay dụi mắt cho rõ rồi so lại một lần nữa cho chắc ăn, khi những con số vẫn trùng khớp với những tấm vé số chàng mua, chàng so lại ngày tháng xổ số, cũng đúng, chàng coi lại tỉnh mà người ta quen gọi đài nào, cũng trúng nốt, chẳng còn nghi ngờ gì nữa chàng im lặng đút mấy tấm vé số vào túi cẩn thận, ông Tuất hỏi: “trúng gì không em?” Chàng đáp: “giải nhỏ”, rồi nhận tiền trúng đề ông Tuất đưa cho, chàng đưa tay nhận tiền rồi vui vẻ cám ơn, chàng chạy ra sạp bán thuốc lá lẻ đầu chợ mua một bao Samit biếu ông Tuất, cám ơn vì chuyện hôm qua ông đã gợi ý chàng mua đề, cầm bao thuốc chàng đưa, ông Tuất nói: “chú mày bày vẽ.” Rồi ông Tuất xé bao thuốc ra rút đưa cho chàng một điếu, tiện thể ông Tuất hỏi chàng có đổi số trúng không ông Tuất đổi dùm cho.

Thật đúng là mừng như trúng số. Chàng mừng lắm, thiếu điều muốn nhảy cẫng lên, bởi vì kể từ ngày cha sanh mẹ đẻ đến giờ đây là lần đầu tiên chàng mua số, và chỉ mới một lần đầu chàng cũng lại trúng số luôn. Ra đến đầu chợ, chàng lại quay vào mua mấy bao thuốc lá đúng gu của tía nàng, thêm mấy bịch kẹo cho em nàng, và không quên mua cho nàng một món qùa nàng thích. Rời chợ, gặp ai chàng cũng chào hỏi và cười vui vẻ và rảo bước đến nhà nàng. Thấy chàng vào nhà sớm hơn lệ thường, trên tay còn bánh qùa lỉnh kỉnh, nàng rất đỗi ngạc nhiên, ba má nàng đi làm chưa về, các em nhỏ ùa ra nhận qùa, còn nàng thì cũng hơi bẽn lẽn, nàng hỏi: “bộ hôm nay anh Sơn không đi làm à?” Chàng đáp: “có chứ nhưng anh về sớm.” Rồi chàng bước đến gần nàng nói nhỏ: “anh trúng số?” Nàng hỏi lại: “trúng cái gì?” Chàng đùa: “trúng em rồi.” Nàng lườm yêu chàng khẽ  nói: “xí ham”. Mang tiếng quen nhau đã mấy tháng trời, thế nhưng chàng và nàng có mấy khi được nói chuyện gần nhau. Cứ đến nhà nàng thì nàng phải lo công việc nhà, còn chàng thì lại phải ngồi tiếp chuyện với cha nàng. Tuy cả hai cũng thích nhau nhưng chưa bao giờ dám hẹn hò riêng tư này nọ, bởi vì chàng còn phải đi làm kiếm cơm, cái công việc tuy đơn giản, ai cũng phải làm, nhưng sao chàng phải lo lắng cho vấn đề này tốn nhiều thời giờ qúa, chẳng còn làm được việc gì ngoài việc làm tìm miếng cơm manh áo! Người ta hay nói: con người có số, chẳng biết có đúng thế không? Nhưng đôi khi chàng không sao giải thích cho được, thí dụ có cái công việc gì đó, mà ai làm cũng thất bại, rồi có một người khác nhào vô, cũng cái việc đó nó làm ăn lên vù vù, ai cũng bảo là tay ấy giỏi, vì ai làm cũng thất bại mà nó làm thì lên. Rồi cũng công việc đó mà chàng ta làm cũng thất bại, thì người ta lại chửi là tay đó ngu, gương trước mắt bao nhiêu người thất bại rồi mà nó còn cố nhào dô! Thất bại là đúng. Nên chẳng biết giải thích sao cho đúng, sai.

Trở lại chuyện chàng Sơn. Hôm nay Sơn mới có dịp đứng gần nàng, thấy người con gái mình yêu, đang độ xuân thì như bông hoa ở vào lúc mới chớm nở đẹp ngất ngây khiến tim chàng đập mạnh hơn, và những lời nói như dính vào cuống họng khó thốt thành lời. Nhờ mới trúng số, chàng có tự tin hơn, mạnh dạn hơn nhưng chàng vẫn sợ chưa dám đi thẳng vào vấn đề, mà cứ phải quanh co dò chừng thái độ của nàng. Cố gắng mãi, cuối cùng chàng mới dám mời nàng cùng các em tối nay lên quán Lao động của cô Hụê ăn chè, nghe thế các em nàng nhao nhao đòi đi ngay, còn nàng thì lưỡng lự sợ ba má không cho phép, chàng nói chàng sẽ cố gắng để xin phép cha mẹ nàng, nghe thế nàng cũng đồng ý nếu được cha mẹ cho phép. Chỉ mới nghe nàng nói vậy chàng đã mừng lắm rồi, chàng giúp nàng bổ củi nấu cơm, múc nước từ giếng lên đổ đầy vại giúp cho nàng, nhìn nàng bẽn lẽn, sung sướng hai má đỏ hây hây trông càng đẹp khiến chàng càng ngây ngất, đắm say, thầm nghĩ phen này ắt hẳn chàng sẽ thành hoàng tử của lòng nàng.

Thấy mọi việc đã bớt, chàng nói với nàng anh đi có tí việc, một chút quay lại, nàng khẽ nũng nịu nói: “có thật không đó hay lại đi luôn?” Chàng cứng cõi đáp: “ anh nói thật, anh đi chút xíu thôi về liền”. Rồi tiện ghé tai nàng nói: “ anh đi kiếm cho tía xị rượu và chút mồi” rồi nháy mắt với nàng bồi thêm câu: “hối lộ tía trước cho chắc ăn.” Qủa thật, chút mồi của chàng đã giúp cho sự xin phép cho nàng đi ăn chè được nhanh chóng chấp thuận, vì khi ba má nàng đi làm về, mâm cơm đã sẵn sàng trên giường, mùi thịt chó nướng thơm phức với chai rượu bên cạnh mâm cơm, các con đã cơm nước xong suôi, như chờ đợi một cái gì chưa biết, khi Sơn ngỏ lời xin phép cho nàng và các em cùng Sơn đi ăn chè, ba nàng cũng đồng ý ngay và không quên thòng câu: “nhớ đưa các em về sớm nhá”.

Sau bữa ăn chè, tin Sơn trúng số bay ra khắp ấp, ai cũng cho Sơn sẽ chính thức lấy được nàng, nhưng để cho lời nói của mình có uy tín, ba nàng vẫn nhất quyết là hai người chuẩn con rể phải thi đua thết ông bữa ăn có chấm đìểm xem ai có món ăn ngon hơn sẽ được ông gả con gái cho. Thủy bị kẹt vì xui sẻo bị bắt, lại còn bị phạt tiền nên đã tính bỏ dở cuộc đua, nhưng để đỡ mất mặt, chàng mua mấy con ốc leng xào dừa cho ba nàng nhậu đỡ, kể cũng ngon miệng nhưng ông còn đợi xem Sơn sẽ dâng món gì, đúng hẹn, hai con thỏ rừng Sơn đánh tiết canh, một món tái rắc mè chấm tương bần, và món nấu vang chấm bánh mì và ăn với bún bà Phòng, không những bố mẹ nàng mà cả các em nàng cũng được thưởng thức. Câu nói của người xưa thật đúng: “đường đi gần nhất đến trái tim người ta, là con đường đi qua bao tử.” Mẹ nàng, em nàng và cả nàng nữa sau bữa ăn thỏa thê đều bỏ phiếu thuận cho Sơn, trước sự chứng kiến cuộc bỏ phiếu có đại diện của Liên hiệp quốc. Cuộc bỏ phiếu công bằng không có sự khiếu nại về gian lận và được kết thúc ngay trong bữa ăn.

Ngay hôm sau, Sơn và gia đình nàng nhờ ông trùm xin cha xứ cho học giáo lý hôn nhân và xin được cử hành hôn phối vào đợt sớm nhất, bởi vì xứ đạo chỉ làm lễ cưới tập thể một năm mấy kỳ, chiều chiều, Sơn về làm sớm hơn, tắm rửa rồi đến nhà nàng xin phép dẫn nàng đi học giáo lý, gặp đợt cha xứ đang sửa đường vào nghĩa trang, Sơn cũng được kêu gọi đóng góp tảng xi măng và đi sửa đường, mọi việc diễn ra suông sẻ trong mấy tháng trời chờ đợi. Cho đến ngày hai người làm lễ cưới chính thức. Trong khi Thủy buồn lắm nhưng không biết làm gì hơn là chấp nhận thua cuộc.

Đến đây, xin phép đồng hương độc gỉa cho hư cấu câu chuyện chút xíu cho chuyện có vẻ mặn mòi văn minh, hiện đại một chút cho nó hợp thời. Là sau khi lễ xong, đoàn quay phim và chụp hình làm việc cật lực để có những thước phim gía trị và những tấm hình mang tính nghệ thuật cao. Xong suôi, hai người ra cuối nhà thờ chụp hình với gia đình và bạn bè, chiếc máy bay lên thẳng cán gáo đậu sẵn nơi bãi giữ xe chờ cho hai người chụp hình xong cùng leo lên ngồi vào khoang cẩn thận mới mở máy, chiếc cánh quạt quay nhanh khiến bụi cùng gió mạnh như cơn lốc làm bay tung những tà áo, nón mũ của những người đứng trong sân nhà thờ, mấy người phơi lúa trên sân cà cuống kéo nón áo che mặt tránh bụi, chính vì vậy mà sau đám cưới của Sơn, cha xứ cấm không cho máy bay lên thẳng đến rước dâu thêm lần nào nữa! Nếu không cấm, sợ nay Bùi chu cũng đã có đám cưới rước dâu bằng Boeing 717 lắm ạ!

Chiếc máy bay lên thẳng cất lên cao làm nàng sợ nép vào chàng, vì đây là lần thứ nhất trong đời nàng được ngồi máy bay, tuy nép sát vào chàng nhưng nàng cũng cố đưa mắt nhìn ra ngoài nhìn những cảnh vật từ trên cao, những ngôi nhà cứ bé dần bé dần rồi chỉ còn như những cục gạch nhỏ. Cảnh vật cứ như tranh, quê hương mình đẹp thật! Đường đến nhà nàng gần qúa, viên phi công bèn lượn một vòng vào tận suối đòn gánh, sông Trầu, lên đồng ông Tạ, hóc bà Hiền rồi mới về nhà nàng. Nghe tiếng máy bay, hai cha mẹ nàng, sung sướng hãnh diện với bà con lối xóm, đứng ở sân chờ đợi. Máy bay đang tính đáp xuống sân nhà nàng thì ông Đính thép súng chạy ra, ông gíúp làm cỗ tiệc cho nhà gái mà, mình còn trần trùng trục vì cái nóng trong bếp, tay cầm cái áo quay mòng mòng không cho máy bay đáp xuống, quay qua hai ông bà chủ hôn miệng quát lên: “kiếm chỗ khác cho nó đáp, chứ nó mà đáp xuống đây, cỗ bàn đổ đi hết, vì nó cuốn cát rắc vào cỗ mất, chưa nói đến mấy cái nhà tranh bên cạnh nó tốc mái nhà người ta quăng đi còn thêm phiền phức nữa, chỉ nó đáp xuống chỗ lò đường rồi dẫn nhau về.” Rất tiếc mất đi một lần khoe khoang với hàng xóm, nhưng cha mẹ nàng cũng đành phải rủ nhau ra chỗ lò đường ông trùm Xương, ông giáo Ẩn đứng đợi máy bay đáp xuống. Rồi cả nhà vui vẻ dẫn nhau về trong tiếng vui cười của trẻ em trong xóm, cùng sự thập thò ngắm ngó của chị em cùng trang lứa trong thôn, ai cũng cho hai người xứng đôi vừa lứa.

Ngày cưới nàng, Thủy lấy cớ bịnh không đi dự, tuy không như ông Phạm Văn Bình với bài thơ “Chuyện tình buồn”: Ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong chăn, như con sâu làm tổ, trong trái vỏ cau khô. Ngày nhà em pháo nổ, tâm hồn anh rét mướt, ôi nhấp chén hư vô, ôi nhấp chén hư vô… Chàng buồn lắm nhưng biết làm sao bây giờ, chép miệng thở dài chàng than ôi định mệnh đã an bài. Để an ủi chàng thầm đọc lại câu thơ của ai đó chàng đã được đọc từ ngày còn nhỏ: “ về đi về với người xa lạ, mà mẹ cha em đã nhận trầu… Anh chẳng cho em kẻ phũ phàng, chính anh mới là kẻ sang ngang! Vì anh không đủ đời tươi đẹp, để dắt tay em dệt mộng vàng…”  Thế là chàng lần theo bờ suối ra phía hồ lên chiếc tầu cánh ngầm đi vào Sông Mây, đón xe vào Lý Lịch làm ăn chẳng bao giờ về lại Bùi chu nữa!

Thế là có một chàng trở thành hoàng tử dổm nhờ cưới được một người con gái đẹp là Sơn. Còn chàng Thủy cũng tính đến xin hỏi cưới cô em nhưng vì xui nên bỏ cuộc. Khi tầu cánh ngầm chở chàng rời Bùi chu, trong khi đối thủ cưỡi cái máy bay lên thẳng lướt trên đầu lượn lờ ở khu Suối Đòn gánh trước khi đáp  xuống sân nhà nàng kịp giờ hoàng đạo. Mấy lần nhìn thấy cái máy bay vòng vèo trên đầu, mà nước mắt lưng tròng. Các bô lão trong làng tuy biết chuyện xẩy ra như trong cổ tích thì sợ bà cố luôn nhưng cũng cứ vô tư . Ai cũng sợ nói ra thì mất bữa nhậu, thế nên mới ra nhiễu sự.

Thủy tề thương thằng cháu ngoài gia phả thương đến đứt ruột.  Nhờ có tí giây mơ rễ má với nhau nên Thủy thần cũng đành nhúng tay vào việc trả thù cho cháu. Cũng kể từ ngày đó trở đi, dân Bùi chu phải đối phó với ông cũ kỹ cụ kỵ và thằng cháu hằng mấy ngàn đời của vua Thủy tề ra tay hành hạ.

Khởi sự hàng năm, khi mùa mưa đến, Thủy tề cho nước từ Thanh hóa ấp kế cận, rồi trong trại gà được điều động ra, chảy ùa ra những vùng thấp trũng tập kết lại, chờ cho lực lượng đủ mạnh mới đồng loạt bung ra, thế là dân ta do không chuẩn bị kịp, nhà cửa ruộng vườn bị quân của Thủy thần lướt qua vườn, qua sân, qua ngõ, qua đường dong, ngõ hẻm, vượt luôn đường lộ 1, tràn vào những nhà thấp nằm ven đường, làm ướt rồi cuốn trôi những thứ nhẹ nhàng kéo tất cả xuống lòng hồ Thủy lợi Sông mây. Năm đầu tiên do không đề phòng, lại nói mưa gió tự nhiên vì năm nay mưa lớn, nước nhiều mà ra vậy. Đến năm thứ hai, mọi người mới hiểu ra, gọi Sơn ra hỏi, Sơn nói rõ ngọn nguồn, thì nước đã dồn từ trong ấp theo ngõ nhà Tiến may chảy thẳng ra vượt đường cái nhào vào nhà Chí Thiện, Chí Thiện đổ nền cao hơn theo tích xưa, nước tràn sang nhà ông Sâm, ông Sâm nâng cấp, nước chảy vào xóm Chúa Kitô Vua, người ta be bờ, nước tính xông vào nhà Hoàng Luyện, thấy nền nhà Hoàng Luyện cao nước sang nhà ông Vực, nhà ông trùm Cường, nhà ông trùm Chuẩn, nhà Nghĩa, nhà ông Khánh, ông Đồng, xóm chợ, Trường học, nhà Bà Nhàn, bà Ơn, bà Hãn, bà Khương, Bà Hiệu, ông Hướng, ông Khoa, ông Khoá, ông Minh, ông Chấn, ông Khảm, bà Tuy vv. Đến đây thấy đường nghiêng, nước vượt đường lộ chảy lại về mương, nhưng chưa chịu, thấy xe cộ chạy qua, cán vào mình, nước tức tối nhảy chồm lên vọt bắn tung tóe vào nhà, vào người, có khi leo lên tận mái nhà. Xe cộ chạy ngược chiều nước cũng tạt vào ướt hết.

Nước đi đến đâu người ta be bờ đến đấy, cứ đúng như chuyện Sơn tinh, Thủy tinh trong cổ tích vậy. Thế có đúng câu chuyện tôi vừa kể trên có thật hay không? Thưa đã là chuyện cổ tích thì do nó lâu rồi không biết có còn ai nhớ lại không! Nhưng sự tàn phá hằng năm thì có thật, chắc mọi người còn nhớ ngày đó đã có một thời, ngõ chỗ nhà ông Đàm, ngõ cạnh nhà bà giáp Phu, ngõ chỗ bên cạnh nhà ông ký Ruẫn, coi như đường không còn, chỉ còn những cái mương sâu thì đúng hơn. Cha Nguyễn Văn Thanh đã phải huy động bao nhiêu sức người, sức của để đắp đất cho đầy lên, cho cao lên như những con đường của ngày hôm nay. Có nhiều bạn đọc email hỏi tôi có gì chứng minh cho những điều tôi viết, xin thưa là con lươn đất to đùng nằm dài suốt từ nhà ông Đệ đến tận nhà ông Minh, cô Ký là bằng chứng của sự chiến đấu chống nước tràn vào nhà của bà con hai thôn Tây lạc và Bắc hợp. Cũng có người viết thư hỏi tôi có cách gì ngăn cản sự tàn phá của nước, để mỗi năm bà con hai thôn khỏi phải đắp bờ bao không nhỉ? Thưa có chứ, nhưng khó thực hiện nếu không có sự giúp tay của ông cầu đường. Đó là đào mương, đặt cống cho nước có lối thoát thoải mái, chứ cứ như hiện nay, mạnh ai nấy be be, đắp đắp, nước không phá đập, tràn bờ thì chảy đi đâu bây giờ? Nước chỉ chảy chỗ trũng, chỗ thấp, chứ làm gì có thủy tinh ở Bùi chu, mà sao bà con Sơn tinh chúng ta vất vả thế!!

Tháng 1 Năm 2006.

Đồ Điểu.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net