android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Suy nghĩ về sự thịnh vượng của Bùi chu
Về lại xứ Bùi chu - Hố nai hôm nay, hẳn mọi người sẽ ngạc nhiên về sự thay đổi  đến kỳ diệu nơi này. Cảnh phơi lúa hai bên đường, sân nhà thờ không còn nữa. Cảnh mỗi sáng có nhiều chiếc xe bò thong thả đi lững thững dọc theo quốc lộ 1 chỉ còn trong dĩ vãng….

Bùi chu hôm nay đã thay đổi về mọi phương diện từ một vùng nông thôn nghèo khó sống nhờ vào Nông nghiệp, Lâm nghiệp . Nay bỗng trở mình vươn lên với công nhiệp và dịch vụ.  Sự thật như thế nào ? Ở góc độ kinh tế, người viết bài này muốn nhìn lại quá trình phát triển của xứ Bùi chu nói riêng và cả khu vực Hố nai nói chung nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau :

a-     Điều gì đem lại sự thay đổi lớn như vậy ở Bùi chu nói riêng và khu vực nói chung ?

b-     Người dân Bùi chu đóng góp gì cho sự thay đổi phát triển này ?

c-      Trước sự thay đổi này, người dân Bùi chu làm gì để đón nhận tối đa cơ hội  làm giàu và thịnh vượng ?

d- Tính bền vững trong sự phát triển này?

Nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể chia ra các thời kỳ sau :

-Từ năm 1954 - 1960.: Thời kỳ mới định cư

-Từ năm 1960 - 1975 : Thời kỳ hội nhập

-Từ năm 1975 - 1995 : Thời kỳ thuần nông

-Từ năm 1995 trở lại đây : Thời kỳ đổi mới và phát triển

1-Trước hết, chúng ta quay lại quãng thời gian năm 1954 -1960 : Đây là khoảng thời gian cha ông chúng ta mới đến định cư lập ấp. Hầu hết  xuất thân từ vùng nông thôn miền Bắc Vịêt nam, vùng đồng bằng sông Hồng, quanh năm làm ruộng. Một số ít có  nghề truyền thống thủ công gia đình hay buôn bán nhỏ. Một số ít đã làm công nhân hay đi phu cho Pháp. Nhìn chung mặt bằng dân trí và kinh tế thời điểm đó rất thấp. Phần lớn đời sống kinh tế lúc bấy giờ dựa vào hai nguồn chính : Viện trợ của chính phủ, khai thác rừng. Không riêng gì Bùi chu, mà cả khu vực Hố nai Biên hoà đều như vậy.

2-Thời điểm năm 1965-1975 : Sau một thời gian vất vả với vùng đất mới, mọi người bắt đầu thích nghi và hội nhập, kinh tế bắt đầu phát triển. Người ta không chỉ sống nhờ khai thác rừng hay làm ruộng mà còn phát triển thêm các ngành dịch vụ phục vụ chính cộng đồng của mình. Một số đi làm ở các công ty nước ngoài gọi là sở Mỹ. Một số có thu nhập nhờ đi lính. Một số người phát triển ngành thương nghiệp buôn bán, sản xuất nhỏ. Phải nói rằng, đây là giai đoạn thịnh vượng và thành đạt của thế hệ cha ông chúng ta sau những năm tháng bươn chải nơi vùng đất mới này. Thậm chí đối với một số gia đình, thì thời kỳ này là thời kỳ thịnh vượng nhất so vớinhững năm tháng nhọc nhằn nơi đồng quê chiêm trũng miền Bắc. Tuy kinh tế phát triển có đa dạng, nhưng nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, lao động chân tay là chính.

3- Thời điểm năm 1975-1995 : Đây là giai đoạn mà phần lớn người dân Bùi chu sống nhờ làm ruộng và khai thác rừng khốc liệt nhất. Nhiều thanh niên thất nghiệp từ thành phố trở về, nhiều gia đình phải bỏ các ngành nghề dịch vụ chuyển sang làm ruộng, làm rẫy, khai thác rừng, chăn nuôi nhỏ heo gà. Trong giai đoạn này người dân Bùi chu  còn bị ảnh hưởng bởi nạn đói vào năm 1978, nhiều gia đình chỉ ăn khoai qua ngày hoặc cơm độn bo bo. Phần lớn thu nhập của người dân giai đoạn này rất thấp, chỉ đủ ăn là may, dù rất vất vả. Tuy vậy, vẫn có một số gia đình làm dịch vụ buôn bán vật tư nông nghiệp, tạp hoá, may mặc, xay xát lúa gạo, tiểu thủ công, nên đời sống có khá hơn so với các ngành nghề khác. Cũng trong giai đoạn này, nhiều người ra đi định cư ở nước ngoài tạo nên một trong những yếu tố cho sự thịnh vượng của Bùi chu sau này.

4- Thời kỳ 1995 trở lại đây : Cùng với sự thay đổi của đất nước, mà khởi đầu là luật đầu tư nước ngoài vào Việt nam năm 1989, kéo theo làn sóng đầu tư của các nhà tư bản Đài loan, Hồng kông, Đại hàn …vào các khu công nghiệp Biên hoà tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân Bùi chu nói riêng và khu vực Hố nai nói chung. Nhiều thanh niên từ giã ruộng đồng để làm công nhân, bảo vệ xí nghiệp mà đồng lương của họ một tháng bằng cả năm làm ruộng.

Khi mà đất ở các khu công nghiệp Biên hoà gồm Biên hoà 1, Biên hoà 2, Amata , Bửu hoà…  đã được lấp đầy các nhà máy thì  các nhà tư bản lại tràn ra khu vực Hố nai, mà khu vực này đất rộng mà bằng phẳng chỉ có khu Hố nai 3 và Hố nai 4 mà cụ thể là Thanh hoá và Bùi chu. Vì vậy, khu công nghiệp Hố nai và Sông mây được hình thành với rất nhiều xí nghiệp , nhà máy, giải quyết cho hàng chục ngàn lao động từ khắp nơi trên cả nước đổ về. Sản phẩm của các nhà máy này phần lớn là xuất khẩu, và tiền thu được từ xuất khẩu được trích trả lương cho nhân công, đến lượt mình, người dân Bùi chu thu được tiền này thông qua hàng loạt các dịch vụ.

 Lúc này, người dân Bùi chu không chỉ có thu nhập từ việc đi làm thuê nữa mà còn phát sinh một khu vực dịch vụ cho thu nhập rất cao, thậm chí giàu có nữa : Cho thuê nhà trọ, bán hàng tạp hoá, mở quán café, quán ăn, vui chơi giải trí…Phải nói rằng, trong lịch sử phát triển của mình, chưa bao gìơ các ngành dịch vụ kể trên phát triển như hiện nay và cũng chưa bao giờ người dân Bùi chu có thu nhập cao như hiện nay. Dĩ nhiên, tham gia vào công việc dịch vụ này có cả những người từ nơi khác đến nữa. Một số gia đình trước đây buôn bán ở khu vực chợ Sặt ,Thái Bình, Biên hoà… nay cũng tìm đất, mua nhà hoặc thuê nhà để kinh doanh. Chợ Bùi chu trở thành chợ trung tâm của cả khu vực Hố nai thay thế cho chợ Sặt. Đất ở Bùi chu bây giờ đắt ngang với đất ở Biên hoà.

Một nguồn thu nhập khác giúp Bùi chu phát triển nữa là lượng tiền do các đồng hương sống ở nước ngoài gửi về mỗi năm một tăng cao. Không có con số thống kê cụ thể, nhưng hễ gia đình nào có Việt kiều thì chắc chắn cuộc sống sung túc hơn rất nhiều và quan trọng hơn vẫn là nguồn vốn khởi đầu cho việc làm ăn của gia đình đó, khi có vốn đưa vào kinh doanh, tạo ra việc làm và thhu nhập..

Một nguồn thu nhập khác cũng phải kể đến trong giai đoạn này đó là : Tiền bán đất. Nhiều gia đình không còn nhu cầu làm ruộng nữa, hay đơn giản là đất rộng mà lại được giá thì ..bán. Về lý thuyết, tiền bán đất không tính vào khoản thu nhập của dân chúng,vì là tài sản có sẵn.Tuy nhiên trong trường hợp ở Bùi chu, tiền bán đất phần lớn do người nơi khác mang đến, xem như khoản tiền có thêm của dân Bùi chu do nhà đầu tư đưa đến. Mặt khác, nhờ khoản tiền bán đất ban đầu, họ mua sắm phương tiện làm ăn, mở quán bán hàng…làm tăng thêm thu nhập và cuộc sống trở lên sung túc hơn..

Một nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp, đó là : Cho thuê ruộng. Nhiều gia đình ở Bùi chu bây giờ không làm ruộng nữa, mà cho những người mới từ miền Bắc vào thuê. Tuy thu nhập không cao, nhưng đó cũng là nguồn thu nhập giúp cho những người già có thêm tiền chợ. Mọi người cũng nên biết là hiện nay chính phủ không thu thuế nông nghiệp.

Cũng đóng góp vào sự phát triển của Bùi chu, còn có tiền  của các bạn trẻ đi làm xa gửi về cho gia đình. Có người đi làm tại Hàn quốc (Đại hàn ), có người làm việc tại Đài loan, Ấn độ … hoặc tại các tỉnh thành trong nước.

Nhìn chung, giai đoạn này là giai đọan phát triển nhất từ trước tới nay, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Từ dịch vụ nông nghiệp chuyển sang dịch vụ công nghiệp và giải trí.

Dù rằng có rất nhiều cơ hội để có thu nhập và làm giàu một cách chính đáng, tuy vậy  khống phải ai cũng có điều kiện và khả năng nắm bắt được cơ hội. Nhiều gia đình vẫn nghèo khó, con cái vẫn không được đi học đến nơi đến chốn. Mặt khác, sự phát triển quá nhanh chóng về mặt kinh tế của Bùi chu trong những năm gần đây kéo theo nhiều vấn đề xã hội và văn hoá phát sinh. Trình độ dân trí thấp và văn hoá nông nghiệp đan xen công nghiệp tạo nên sự bất ổn trong tăng trưởng và là mầm mống gây ra những rủi ro cho tương lai của người dân Bùi chu nói riêng và cả khu vực Hố nai nói chung. 

Chúng ta có thể chỉ ra những thách thức và rủi ro sau :

-         Trình độ dân trí thấp : Xứ Bùi chu đã kỷ niệm 50 năm ngày thành lập cách đây khoảng một năm, nhưng ở Bùi chu hiện nay  mới chỉ có các trường tiểu học cấp 1 và 2. Muốn đi học cao hơn phải về Biên hoà, gần nhất cũng phải đi hơn 10 km bằng xe đạp. Mặt khác, do ý thức chưa cao, nhiều gia đình không chú trọng đầu tư vào việc học hành hoặc không có một tổ chức đào tạo hay hướng nghiệp cho giới trẻ vào đời. Nên việc học tri thức, học nghề bị xem nhẹ. Hệ quả là : Khi các nhà máy xí nghiệp đầu tư vào Bùi chu, người dân Bùi chu chỉ đi làm các công việc tay chân như bảo vệ, may mặc, lao công …với đồng lương thấp hơn. Trong khi đó, các vị trí như kế toán, trưởng phòng hay các công việc đòi hỏi kĩ năng  tay nghề cao thì do người ở nơi khác đến nắm giữ , và dĩ nhiên họ nhận được mức lương cao hơn.

-         Thiếu tính tổ chức trong lãnh vực dịch vụ : Kinh tế dịch vụ gia tăng nhanh chóng, các nhà trọ, quán café, tạp hoá, hớt tóc,… mọc lên như nấm sau mưa nhưng thiếu tính tổ chức, không có hiệp hội hay tổ chức nào tư vấn giúp đỡ họ. Nhà nào cũng tranh thủ mở quán, tranh thủ bán tạp hoá, nhà trọ … và kết cục là thi nhau hạ giá ảnh hưởng đến thu nhập và tích luỹ vốn. Như vậy sẽ rất khó trở thành các nhà tư bản trong tương lai. Hiện tại cũng chưa có quán nào, nhà nào nổi trội hơn, bứt phá vào tóp đại gia trong lãnh vực giải trí, phân phối , bán lẻ ở Bùi chu và do người Bùi chu nắm giữ.

-         Buôn bán ở Bùi chu còn mang tính gia đình nhỏ lẻ. Phần lớn phụ thuộc vào  sự hưng thịnh của các nhà máy xí nghiệp đầu tư tại Bùi chu và các vùng phụ cận. Sự chi tiêu của các nhà máy, tiêu xài của công nhân đem đến thu nhập cho người dân thông qua khai thác dịch vụ và giải trí. Sự mất chủ động trong thu nhập dẫn đến những rủi ro không lường được và như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch sinh sống, phát triển trong mỗi gia đình.

-         Ít hiểu biết về pháp luật : Ít nhiều người dân không am hiểu luật pháp hoặc thậm chí ngại va chạm những vấn đề liên quan đến luật pháp. Và như vậy, khi tham gia vào lãnh vực kinh doanh họ thường mù tịt về các luật liên quan như luật doanh nghiệp, luật lao động, luật đầu tư, luật thuế, luật đất đai….Vì không hiểu luật nên hiệu quả kinh doanh sẽ thấp hoặc không được mở rộng .

-         Vấn đề môi trường : Do mải mê kinh doanh làm giàu, người ta dễ bỏ qua những vấn đề về môi trường như rác thải, khai thác nước ngầm, phá bỏ rừng trồng để lấy đất xây nhà máy….Nếu như không có một qui hoạch chi tiết và cụ thể. Một ngày không xa, con cháu chúng ta sẽ phải trả giá về vấn nạn ô nhiễm môi trường. Và như vậy, sự giầu sang hôm nay, có thể sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.

-         Nơi giải trí cho người già và vui chơi của trẻ em: Không có một công viên, nơi thư giãn cho các cụ mỗi khi chiều về, nơi vui chơi giải trí cho trẻ em và gia đình ngày Chúa nhật.

-         Vấn đề chăm sóc sức khoẻ : Bùi chu có Bác sĩ, y sĩ nhưng không có Bệnh viện cho trẻ em, cho ngườI già và cho những ai đau ốm. Muốn chữa bệnh phải đi xa, thật bất tiện.

-         Không có trường dậy nghề, trung tâm hướng nghiệp. Vì vậy khi giới trẻ  trưởng thành, phó mặc cho xã hội và vận may của mỗi người, mỗi gia đình. Muốn cho Bùi chu phát triển nhất thiết phải nghĩ ngay đến vấn đề dậy nghề cho giới trẻ hoặc trung tâm hướng nghiệp giúp giới trẻ có một định hướng vững chắc cho tương lai của mình.

 Chắc chắn còn nhiều vấn đề nữa nhưng kiến thức người viết có hạn , vì vậy rất mong những ai quan tâm đến sự phát triển của Bùi chu, hãy chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình để giúp Bùi chu phát triển toàn diện về con người, kinh tế, xã hội.

Chúng ta không thể phó mặc cho xã hội, cho may rủi mà phải biết nắm lấy vận mệnh và cơ hội của chính mình, của chính dân tộc mình. Chẳng lẽ 50 năm sau, kỷ niệm 100 năm thành lập , Bùi chu không có ai là Tiến sĩ hay sao ? Không có ai là tỉ phú USD hay sao ? Không có nhà máy xí nghiệp do chính người dân Bùi chu nắm giữ hay sao ? Hay vẫn chỉ là những người làm thuê, buôn bán nhỏ lẻ như hôm nay ?  Câu trả lời nằm ở ngày hôm nay, ở ngay trong mỗI người, mỗi gia đình hôm nay. Chúng ta có dám mơ ước điều đó không ? có dám hy sinh những vui thú nhất thời để đầu tư cho giáo dục, đầu tư và nuôi dưỡng những ước mơ hay không ?

Ngô Trọng Đức-2/2006

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net