android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Chuyện mùa chay.

5-3-06

Nhân mùa chay nói chuyện.. “cám dỗ”.

Ngày còn ở độ tuổi Nghĩa binh Thánh thể. Khi được học lớp giáo lý vỡ lòng, chúng tôi được dậy những bài học thuộc lòng, những bài học giáo lý bằng thơ nên dễ thuộc, dễ nhớ, nhờ vậy mà bốn, năm chục năm sau tôi vẫn còn nhớ như in bài học thuộc lòng về việc ăn chay với câu thơ như sau:

Hai mốt tuổi đến vừa sáu chục.

Buộc ăn chay từ lúc lịch rao.”

Vâng, cứ từ lúc lịch công giáo rao kể từ Thứ Tư lễ tro là bắt buộc ăn chay vào những ngày do luật định, với những người trong độ tuổi kể trong hai câu thơ trên. Ngày đó luật đạo còn chặt chẽ lắm. Thứ Sáu hàng tuần phải kiêng thịt, còn ăn chay chỉ có trong tháng chay (40 ngày). Cứ kể ra luật có khó cũng dễ dàng giữ luật, một năm có đến 365 ngày, trừ đi có 52 ngày kiêng thịt thì có là bao, chưa kể ngày xưa thịt thà đâu ra mà sẵn thế để cho mình ăn đủ 365 ngày nào! Sau này do người mình suy dinh dưỡng nhiều qúa, nên giáo hội miễn cho việc kiêng ăn thịt ngày Thứ Sáu.

Ở trong xứ Bùi chu mình ngày đó, cứ đến Thứ Sáu, ra chợ đố kiếm được hàng thịt nào bày bán, bán cho ai? Cả xứ kiêng thịt mà. Nên chẳng có ma nào ở xa đến chợ mình mua bán thịt cả, các ông hàng thịt, thậm chí cả quán phở cũng xin nghỉ bán ngày Thứ Sáu vậy. Tôi cũng được biết ở gần nhà tôi có cụ Giáp Băn, cụ làm nghề hàng giáp (giết mổ lợn) người cụ gầy nhưng rất nhanh nhẹn, có cái khổ là cụ ăn thì ít mà muốn nuốt trôi miếng cơm cụ phải có tí chất thịt đi kèm mới mong ăn xong được bữa cơm. Không có tí thịt thì cụ đành nhịn, vì không làm sao cụ nhá cho nổi, chẳng có món nào dù ngon đến đâu lại có thể thay thế món thịt cho cụ, phải nói cụ ghiền thịt. Để dễ dàng trong việc ăn uống, không phải cụ chiều xác thịt cụ đâu, nhưng nhịn cả ngày thì cụ không nhịn được! Nên cụ đành phải xin cha xứ cho phép cụ cách riêng để được ăn một chút thịt ngày Thứ Sáu.

Có một cái lạ, ngày ngày không phải chay tịnh, từ sáng đến trưa, có không ăn gì thì ta cũng ít cảm thấy đói, ấy thế mà vào ngày ăn chay, cái bụng tự nhiên lại hay đòi hỏi, yêu sách này nọ, đưa đến sự biểu tình trong bụng mới lạ. Thế nên các cụ mới nói “ma qủy cám dỗ”. Chẳng biết ma qủy nó có cám dỗ thật không? Nhưng tôi thiển nghĩ do tâm lý con người mà ra cả, vì vào ngày thường, thấy thứ gì trước mắt, muốn ăn gì thì cứ tự nhiên đưa tay lấy ăn, chẳng ai nói hay nhắc nhở chi cả vì rất thường tình. Còn vào ngày chay, vừa đưa tay ra là đã được nhắc; “hôm nay ăn chay đấy!” là cái tay rời cái vật muốn lấy ngay, nhưng với xác thịt yếu đuối của con người, thì sự bàn tay có thuận thụt lại, nhưng trên đầu nghe như hơi tiếc và miệng thì thèm mà cái bụng tỏ vẻ eo xèo tiếc nuối!

Cũng vào những ngày kiêng kỵ này, tự nhiên lại hay xẩy ra những thứ ngoài dự kiến. Khi không con chó nhà mình lại bị xe đụng, con gà bị ai đó đập cho chết, con heo nhảy ra ngoài chuồng gẫy chân, toàn những thứ phải làm thịt ngay, để lại không được, của đống tiền cả! Mang đi bán chứ, kiếm lại được đồng nào hay đồng đó. Còn ế thì để nhà ăn sau. Khổ một nỗi, giết con chó con heo không phải ai cũng làm được, nên phải nhờ ai đó họ biết làm, họ giúp cho. Mà họ giúp xong mình cũng phải biết điều tí chứ, biếu họ, họ chẳng lấy, trả công họ không nhận. Thôi thì sẵn thịt trong nhà sửa mâm cơm mời họ ở lại ăn với mình một bữa. Tủ lạnh không có, nên để lâu không được, thôi mời bác khuya nay qua em nhậu vậy, vì giờ này vẫn còn trong ngày chay phải kiêng thịt, nhớ nhá em đợi bác đấy. Cỗ bàn đã đâu vào đấy, khách lẫn chủ ngồi bên ngọn đèn dầu leo lét trong đêm, cứ lâu lâu ngó cái đồng hồ, nhìn cái kim giây chầm chậm nhích từng nấc một mà sốt ruột. Rồi cái giờ phút mong đợi cũng đến, tiếng chuông từ chiếc đồng hồ qủa lắc thong thả buông ra 12 tiếng kính coong, đẩy đêm vào giờ khuya lắc khuya lơ. Nhưng một ngày mới lại bắt đầu, cả khách lẫn chủ tỉnh ngay sau những cơn ngáp dài, cùng nhau ngồi vào mâm ăn uống thoải mái mà lòng không còn phải bận lo, sau khi chờ đợi một thời gian dài và đã hoàn tất một ngày chay tịnh.

Có một kinh nghiệm giữ chay nữa là đừng đi chơi xa. Ở trong xứ, mình có quên, có người nhắc, với lại chẳng có hàng quán nào bán nên ‘ma qủy’ nó cũng đành chịu thua. Chứ khi đi chơi, nhất là mò lên Biên hòa, ôi chốn phù hoa đô hội, đủ mọi loại người, tao nhân mặc khách, buôn bán tấp nập tự do, chẳng mấy chốc mà “(quên) say đi để thấy mình không là mình” nên dễ quên lắm. Qua các hàng quán mùi vị của các món ăn bay ra thơm lừng, quạt thẳng vào khứu giác, thật khó mà cầm lòng cho đặng, nên sự quên cũng thật sự dễ dàng, nhân cơ hội đó ma qủy dúng tay vào xui khiến ta phạm tội bỏ chay. Chính kinh nghiệm bản thân kẻ hèn mọn này cũng đã từng bị trong một ngày chay đi Biên hòa chơi, rong ruổi chán bỗng cảm thấy đói, mấy người bạn đi chung đồng lòng ghé quán hủ tíu mì cạnh rạp Biên hùng, ngay lối đường vào nhà ga Biên hòa. Cái quán mà cả bọn hay ghé mỗi khi có dịp đi Biên hòa. Đói hay no cũng làm một tô cho đỡ nhớ, và hôm ấy cũng như thường lệ, cô chủ quán người Tầu rõ mát da mát thịt ra hỏi mấy anh dùng gì? Chẳng ai ngại ngùng đều kêu tô hủ tíu mì hoành thắn hai vắt ăn chơi. Chỉ đến khi các tô hủ tíu bưng ra, anh em làm dấu chuẩn bị ăn thì mới sực nhớ là hôm nay ăn chay, thật tiến thoái lưỡng nan, bèn gắp thịt bỏ riêng ra, gắp mấy cọng mì ăn qua loa rồi bỏ trước sự ngạc nhiên của cô chủ quán quen, chắc cũng thắc mắc là mì mình hôm nay nấu không được ngon hay sao mà khách chê, không ai ăn hết.

Trong các tôn giáo bạn, họ cũng ăn chay, nhưng mỗi tôn giáo có cách giữ chay một cách, mục đích thì cũng tương tự như nhau, là hãm mình và giữ cho lòng trong sạch, cùng hướng về đấng tối cao xin ơn tha thứ. Trong các cách thức giữ chay ấy cũng luôn kêu gọi con người với cả lòng thành tự nguyện, giữ cho tâm ý an bình trong sạch cùng hướng lòng mình lên cùng Thiên Chúa mà cầu nguyện. Ấy nghe ra thì dễ dàng lắm, nhưng nếu tâm hồn ta không bình an, đầu óc không thanh thản, thì có một ngày ăn chay mà sao lòng dạ cồn cào, tâm hồn nặng nề bất ổn, chẳng còn cầm lòng cầm trí cho được để cầu xin, khấn nguyện, để thân xác giữ không được ngày chay, mà tâm hồn cũng không an bình trọn vẹn theo đúng ý nguyện tốt lành, hướng thiện, để đến nỗi sa vào chước cám dỗ của ma qủy. Tai cứ lắng chờ nghe tiếng chuông chay là nhào vào mâm cơm vội vàng ăn ngay, thì còn gì là chay nữa.

Giữ chay cũng chẳng phải chỉ bắt phần xác mình đền tội, mà còn giữ gìn tâm hồn mình nữa, để sống sao cho đẹp trong một ngày chay đẹp, sống chan hòa yêu thương, hòa nhã. Giữ chay từ lời ăn, tiếng nói cho miệng mình chỉ thốt ra những lời tốt đẹp, chúc tụng Thiên Chúa, tha nhân, nối kết nhau lại trong tình thương yêu đoàn kết, không gây oán ghét hận thù, không chửi bới nhau, hay gây thù chuốc oán gây ẩu đả, tạo chia lìa đành đoạn với nhau.

Chay không tự tâm hồn mình thì dễ dàng biến chất, mất hết ý nghĩa. Ngày còn bé, tôi cũng hay nghe các vị lớn kể, dù chỉ là chuyện tiếu lâm, đùa vui nhưng làm chệch hướng về ý nghĩa tốt của sự kiêng thịt. Ông cụ Sắc trong xóm hay nhân những ngày kiêng thịt thì kể lại, có một nhân vật lém lỉnh nọ tìm kế để được ăn thịt ngày luật bắt kiêng. Anh ta mới bèn trình cha: thưa cha con ăn thịt giắt răng có phạm tội không? Cha xứ thật thà nghĩ có chút thịt giắt trong răng hẳn là anh ta ăn ngày hôm trước còn lại, chắc chỉ bằng cỡ đầu que tăm thì có đáng là bao, nên ngài nói: “ồ cái việc ăn đó nào có làm nên tội.” Nghe thế anh lém về lấy thịt nhét vào răng bừa rồi lấy ra mà xào nấu lên ăn tỉnh bơ. Ôi đúng là ma qủy cám dỗ loài người ta!!

Xin Chúa phù hộ cho giáo xứ chúng con giữ gìn trong sáng những ngày chay thánh năm 2006.

3-06.

Bảo Chi.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net