android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Xếp hàng, tại sao không?

Xếp hàng - trong cuộc sống hiện đại, là hành động tôn trọng quyền "đến lượt" của mình và của người khác, một thói quen biểu hiện nếp sống văn minh. Có một điều mà chúng ta thường thừa nhận là chuyện xếp hàng ở Việt Nam chưa thực sự trở thành thói quen tốt.

Tâm lý "tranh thủ" cho cá nhân mình của thời bao cấp vẫn còn tồn tại trong ý thức người dân. Vì vậy, một chuyện tưởng nhỏ như chuyện xếp hàng cũng trở thành một vấn đề mà chúng ta thường bị phàn nàn, chê trách, đôi khi làm hỏng cả những hình ảnh đẹp khác. Dưới đây là ghi nhận của phóng viên Thanh Niên về chuyện xếp hàng ở xứ người và xứ ta.

Bài học xếp hàng trước khi vào lớp hẳn nhiều người còn nhớ khi mới ngập ngừng vào lớp mẫu giáo. Qua cấp I, cấp II, trung học phổ thông và cả ở đại học chúng ta đều phải xếp hàng hằng ngày. Ấy vậy mà khi rời ghế nhà trường, thói quen xếp hàng lại theo bụi phấn trắng rơi xuống đất đi đâu mất...

1. Năm 1998 khi còn tập sự ở Ban Quốc tế báo Thanh Niên, tôi được mời đi dự lễ Quốc khánh Úc do Tổng lãnh sự quán Úc tại TP.HCM tổ chức tại khu du lịch Văn Thánh. Lần đầu tiên được dự một lễ hội hoành tráng nên tôi đâm ra lúng túng và hơi... choáng khi phải dùng tiệc buffet theo kiểu Úc. Phải có đến hàng nghìn người dự tiệc hôm ấy. Các "ông Tây" uống bia, nhảy múa tưng bừng, rất "quậy", nhưng tất thảy đều... ngoan ngoãn xếp hàng khi đi lấy thức ăn. Chẳng biết lúng túng thế nào tôi lại quên lấy cái nĩa. Một dãy dài hàng trăm người, xếp hàng để lấy cái nĩa thì mất công quá, nghĩ sao làm vậy, tôi chen vào lấy cái nĩa. Một anh thanh niên vui vẻ sẵn sàng nhích người cho tôi chen vào, nhưng bỗng tôi nghe phía sau có tiếng nói "Phải xếp hàng chứ". Chà, lấy có cái nĩa thôi là ra ngay mà sao dữ vậy, tôi quay lại và kịp thấy một ánh mắt sắc lạnh của một phụ nữ đứng tuổi người nước ngoài. Xấu hổ quá tôi chuồn thẳng không kịp nói lời xin lỗi.

Từ đó tôi để ý, cứ dự tiệc buffet thì phải nghiêm túc thực hành lại bài học đã thuộc từ thời mẫu giáo. Có một lần trong một buổi tiệc buffet tôi cũng đã nghe lén được câu chuyện của hai người nước ngoài khi đang xếp hàng chờ lấy thức ăn. Một người cằn nhằn vì có người chen ngang, người đứng sau nói: "Ở đây chúng ta phải biết cách sống sót thôi". Người kia đáp lại cũng bằng một câu nói vui: "Ước gì ở đây có cảnh sát giao thông nhỉ!". Thật sự mà nói, trong rất nhiều buổi tiệc buffet tôi đã phải chứng kiến những kiểu chen ngang trong khi người khác xếp hàng như vậy.

2. Cách đây khoảng 5 tháng có người nhà bệnh phải giải phẫu trong Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), tôi cũng lại là người chứng kiến những cảnh "chen ngang" khi làm thủ tục tại đây. Mọi thủ tục từ lúc lấy số thứ tự để khám, chụp hình CT, MRI, đóng tiền đều phải xếp hàng. Trong khi chúng tôi phải xếp hàng thì chốc chốc lại có những cô y tá mặc áo blu trắng cầm giấy tờ chen ngang vô yêu cầu những người bên trong giải quyết trước cho mình. Tại một quầy đóng tiền, trong khi bao nhiêu người xếp hàng, trong đó có những bà mẹ vừa bế con vừa xếp hàng, những cụ già tay xách nách mang, chờ cả 15 phút vẫn chưa đến lượt thì nhiều cô y tá cứ thế cầm giấy tờ của người quen (có lẽ thế) chen vào để được đóng tiền trước. Tôi phản ứng, lập tức nhận ngay những ánh mắt lạ lẫm từ phía các cô y tá này và họ cũng chẳng màng đến những lời đòi hỏi công lý kia. Và, vì là đồng nghiệp với nhau nên dĩ nhiên công việc của họ được giải quyết trước.

3. Có dịp đi học ở Đức trong một thời gian, tôi phải nhiều lần dùng bữa trưa trong các cửa hàng thức ăn nhanh Mc Donald và thú thật phải khâm phục cách người Đức dạy con trẻ. Các bạn ấy chừng 12-15 tuổi thôi, ăn mặc thì rất là "bụi", đầu tóc thì nhuộm vàng, nhuộm đỏ, nói chung nhìn rất ngổ ngáo, ngang tàng. Thế nhưng họ lại rất nghiêm túc trong việc xếp hàng chờ mua thức ăn. Khi ăn xong, mọi thứ trên bàn đều được dọn sạch, cho vào mâm và các bạn rất trật tự, từng người bước đến thùng rác bỏ từng loại rác vào đúng cái thùng chứa: giấy theo giấy, nhựa theo nhựa... Cũng thật kiên nhẫn, các bạn xếp hàng chờ vào nhà vệ sinh thật trật tự. Với người nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển, xếp hàng là chuyện bình thường, là hành vi văn minh tối thiểu. Vào viện bảo tàng, đi xem hát, lên xe buýt, hay trong siêu thị... đều phải xếp hàng. Với họ xếp hàng còn là sự công bằng.

Nhưng không phải tất cả những người ở đất nước tiên tiến đều tuân thủ nguyên tắc xếp hàng, thỉnh thoảng cũng có ngoại lệ. Ở Đức, chiều thứ sáu người ta đi làm về thường ghé các siêu thị mua thực phẩm dùng cho ngày cuối tuần vì thứ bảy và chủ nhật tất cả siêu thị đóng cửa không bán hàng. Một buổi chiều thứ sáu, trong siêu thị Lild ở Berlin, tôi chứng kiến 2 người đàn ông Đức cãi nhau gần nửa tiếng đồng hồ vì chuyện xếp hàng. Số là có một người đàn ông đã chen ngang giữa bao nhiêu người đang chờ tính tiền. Một người đàn ông khác từ tận phía cuối hàng tiến lên, rất lịch sự yêu cầu người kia phải xuống bên dưới xếp hàng như bao người khác. Cái anh chàng chen ngang kia ban đầu làm bộ không để ý đến lời phàn nàn, sau đó là những lời giải thích ngượng nghịu, tiếp đến là to tiếng, nhưng cuối cùng đành chịu thúc thủ khi mà gần như tất cả những người đang xếp hàng đều ủng hộ việc anh phải trở về đúng vị trí của mình.

4. Có một lần trong khi xếp hàng làm thủ tục ở Sân bay Charle De Gaule, Paris, Pháp, tôi cũng được mục kích cảnh một bà mẹ dạy con phải tuân thủ nguyên tắc xếp hàng. Chuyện là ở sân bay này có bố trí 2 cửa vào kiểm soát: một cho người nhập cảnh không phải là công dân thuộc Liên minh châu Âu (EU) và một dành cho công dân EU. Tất nhiên thủ tục dành cho công dân EU nhanh, gọn hơn nhiều. Tôi quan sát thấy hàng dành cho công dân EU rất ngắn, nhiều người chỉ cần giơ passport là đi ngay được. Từ bên hàng dành cho người không phải là công dân EU, một thanh niên trông dáng vẻ cũng rất là châu Âu, chứ không phải da vàng, tóc đen như tôi, rẽ nhanh qua hàng bên kia. Đến trạm kiểm soát, anh ta không được chấp nhận, vẻ mặt ỉu xìu anh ta quay lại vị trí cũ. Nhưng tôi thật bất ngờ khi thấy người mẹ kiên quyết bảo anh phải xuống cuối hàng, bắt đầu lại từ đầu chứ không được chen ngang như vậy. Chàng trai chừng 20 tuổi lẳng lặng xách túi đi xuống cuối hàng. Một bài học cho anh, và tôi nghĩ cả cho tôi. ( Đồng văn )

Thạc sĩ Phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh: "Cần hy sinh cái tôi để chung sống với cộng đồng"

Xếp hàng là một lối sống lịch sự. Mọi người cần phải xếp hàng để đến phiên mình. Nhiều người tưởng không xếp hàng mới nhanh được việc nhưng hiệu quả thì ngược lại: mất nhiều thời gian hơn do phải xô đẩy, chen lấn, tranh giành... Ví dụ điển hình là chuyện kẹt xe. Ai cũng không chịu nhường, đều cố chen lấn để đi, để vượt lên trước. Hậu quả là kẹt xe càng nghiêm trọng hơn. Tôi sống ở Bình Dương. Ở quê ít người quen với chuyện xếp hàng. Khi đi bác sĩ khám bệnh, tôi đã phải đứng ra làm cả việc ghi số thứ tự cho bệnh nhân đến khám để không phải chen lấn và chờ đợi.

Xếp hàng là chuyện rất bình thường ở các nước trong khi ở ta lại khó thực hiện. Nguyên nhân trước tiên do một số dân chúng chưa quen với lối sống đô thị, vẫn sống và sinh hoạt theo thói quen ở nông thôn. Khi lên thành thị, họ chưa quen với nếp sống mới, có tổ chức. Điển hình cho lối sống này là tỷ lệ xe hai bánh gây tai nạn ở thành phố do người nông thôn điều khiển gây ra chiếm đa số.

Nguyên nhân thứ hai là thiếu ý thức do không được giáo dục từ nhỏ. Đứa bé phải được giáo dục ý thức xếp hàng thì lớn lên sẽ có thói quen đó. Một số trẻ khác được dạy khi ra đời cần phải biết tranh đấu, bon chen mới có thể tồn tại. Do đó khi trưởng thành chúng cứ nghĩ việc tranh giành để mình có quyền lợi trước người khác là việc cần làm, trở thành phương châm sống. Cần phải biết hy sinh cái tôi để chung sống với cộng đồng. Và xếp hàng là biểu hiện của lối sống văn hóa cao, biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

Đỗ Tuấn (ghi)

Trích báo Thanh niên Chủ nhật ngày 30/4/2006

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net