android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Tản mạn đôi điều để giải thích về những cái tên.(8-7-06)
Bàn vui về những cái tên.

Có những cái tên đọc lên nghe không hiểu nguồn gốc, nhưng không biết hỏi ai và có ai biết tường tận về nó? Ngô Trọng Đức thắc mắc với tôi về những cái tên gần gũi như Hố nai, Suối Máu, Long lạc, Suối đỉa, Suối cúng, Dầu giây vv. Sao họ đặt tên nghe lạ thế? Nhưng tôi cũng ư hừ cho qua chuyện, do không biết!

Nay ngồi viết về những thôn xóm cũ, bỗng nhận ra những cái tên tự nhiên mà có như Suối lở, Xóm đồi, tôi ngờ ngợ và tự giải thích cho mình theo ý nghĩ trên rồi đành phì cười như Hố nai, thì hẳn là khu vực này xưa kia nai ở chắc nhiều lắm lắm và hố là vùng đất trũng dài như khu vực Đồng Lách, điều này chắc cũng có lý lắm ạ? Vì thời kỳ mới lập ấp, dân chúng ở đây được ăn thịt nai đều đều.

Nguyên địa danh Sài Gòn xưa thôi, cũng đã có nhiều người giải nghĩa với rất nhiều gỉa thuyết, nó từ đâu ra mà có cái danh từ ấy? Người thì nói nó từ do người Miên xưa, người nói do mấy chú Ba gọi trại hai tiếng Thành Ngoài để phân biệt với Thành trong là khu Chợ lớn. Với giọng nói tiếng Việt ngòng ngọng, lại do lai đi, lai lại mà thành Sài gòn? Nhớ lại tên trái dưa hấu. Khi xưa dân mình đâu đã đặt tên cho loại dưa này, nên dưa thì đúng nó là họ nhà dưa rồi, còn hấu?  Tưởng mình không biết tên mới hỏi người Hoa. Người Hoa khi được mời ăn dưa, họ cũng như ta không biết tên. Thấy ăn vào ngon miệng họ khen nó ngon bằng tiếng Hoa là: hảo, hảo, dân ta nghe biến âm mà thành hấu hấu và tưởng rằng tên tiếng Hoa của loại dưa này là hảo, rồi biến thành tên dưa hấu luôn (hình như tên Trung hoa là dương qua?)

Kể chuyện trên tôi lại nhớ ra những cái tên do sự hiểu lầm mà ra, tôi nhớ ngày còn đi học tiểu học, đương nhiên, mỗi ngôn ngữ đều có một cái tên thuộc ngôn ngữ mình để chỉ cho một vật chung. Thầy giáo Ky dậy Pháp văn lớp tôi kể lại rằng: ông kia gặp một người Pháp, nhớ tới củ Nâu mới hỏi người Pháp rằng: “củ Nâu tiếng Pháp gọi làm sao?” Ông Pháp ngớ ra vì chẳng biết cái củ ông Việt nam hỏi là vật gì, vì ông Việt Nam cũng chẳng có cái củ nâu mẫu để đưa ra mà hỏi. Cứ chỉ chỏ tùm lum mà chẳng ai hiểu ai, cuối cùng, ông Pháp đành phải nói (Le cu Nau). Đương nhiên tên này không phải đúng từ chỉ củ Nâu trong tiếng Pháp.

Sang Úc tôi còn nghe về nguồn gốc cái tên con Kangaroo (đại thử hay chuột túi). Người Anh khi mới qua đất nước này gặp con Kangaroo, mới hỏi một anh thổ dân về tên con vật lạ lùng này. Nghe hỏi anh thổ dân không hiểu ý người kia muốn nói gì vì ngôn ngữ bất đồng mà, mới trả lời bằng tiếng thổ dân là Kangaroo có nghĩa là tôi không biết hay không hiểu. Thế là người Anh kia lại tưởng chữ Kangaroo là tên con vật, rồi truyền cho mọi người cái tên của con vật lạ ấy là con Kangaroo và tên ấy gắn liền với tên con vật hiện nay?

Cứ như vậy tôi nghĩ miên man và xin phép được giải nghĩa mấy danh từ trên đầu bài như sau: Suối Máu (nghe ghê qúa) còn có tên là cầu suối Săn Máu. Nguyên thủy khu vực này khi còn là rừng, Cây Săn Máu mọc rất nhiều. Ai đã từng đi làm nghề đi rừng hẳn vẫn còn nhớ, khi vào khu vực rừng nào đã gặp chủng loại cây nào, thì cây thuộc chủng loại cây ấy, sinh sôi nẩy nở rất nhiều. Cây Săn máu là một loại cây rừng thích sống gần nơi có nước, cây có một loại nhựa, mà khi ta chém vào da nó, từ vết chém ấy chảy ra một loại mủ đỏ như máu nên nó có cái tên nghe hơi dợn. Cũng có gỉa thuyết nói thời chống Pháp nơi này có cuộc chiến rất ác liệt, máu chảy dưới dòng suối đỏ lòm? Thuyết này nghe không ổn.

Còn Đồng Lách? Lách là lau có bông trắng xóa, mọc rất nhiều ở khu vực hai ấp Đông hải 2 và Lộ Đức 2. Nay tuy không còn Lau lách nữa nhưng cái tên đã có từ lâu đời nên khó ai quên được. Nó cũng như tên xóm chợ, khu lò than, khu rau muống, Hốc Bà Hiền, Đồng Ông Tạ, Đồng Lu, Suối Đòn gánh, Sông Trầu, Sông lạnh tại Đồng Sông Mây ở Bùi chu vậy. Hay bên trong Phú sơn có đồi lá giang, khu cầu cháy.

Giải thích như vậy nghe có vẻ ba phải qúa, nhưng cũng hơi có lý. Cũng như cỡ một trăm năm sau, con cháu chúng ta hỏi tên khu Suối Lở, Xóm Đồi, hay Dốc bà Mai, từ đâu mà có những cái tên nghe lạ lùng làm vậy, vì biết đâu sau này do vật đổi sao dời, con suối có khi bị lấp đi không chừng, nên chúng nào còn thấy suối nữa. Cũng như những người Bùi chu cũ giờ đi vào Sông Mây mấy ai còn biết chỗ nào là Sở bà đầm, chỗ nào đã được gọi là ngã tư ông Vận? Đâu là Ngã ba cô Cậy nhỉ? Vậy ai đó cắc cớ hỏi lại, liệu ông có còn biết không? Ư hừ!! Hỏi nghe cũng hơi khó trả lời.. Qúi vị nào biết rõ làm ơn chỉ dùm, để người viết có thể trả lời nếu như bị hỏi thật, vì giờ về quê nhà cái gì cũng lạ, kể cả xóm thôn. Xin được gửi lời cám ơn trước.

Trần Văn Minh.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net