android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Tiểu sử Bùi chu 2 (MINH TRẦN )

4:- Lãnh Ðạo Và Tổ Chức:

Vì là ấp với dân số 95% theo đạo Thiên Chúa, nên vai trò của chính quyền dân sự lúc đầu không mấy nổi bật, mọi sinh hoạt thường do cha xứ lo toan mọi sự cho dân, Trưởng ấp chỉ lo giao dịch với chính quyền cấp trên và giữ gìn an ninh trật tự. Sau này, do nhu cầu cải tổ hành chánh. Ban ấp với nhiều quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi hơn nên sinh hoạt mới nổi bật lên, khi được giao phó để xây dựng các công trình cộng đồng trong ấp.

Ngược lại, phiá giáo quyền thì tổ chức quy mô hơn, Hội đồng hàng xứ có Chánh trương, Phó trương, Thư ký, Thủ quỹ. Các khu có Trùm trưởng, Trùm phó. Hội đoàn, đoàn thể trong xứ có từ nam, phụ, lão, ấu. Hàng dọc, hàng ngang rất có hệ thống và nền nếp, sinh hoạt vui vẻ và đều đặn làm cho sinh hoạt của giáo xứ ngày thêm khởi sắc.

Chính quyền thì áp dụng theo luật pháp Quốc Gia, nhưng giáo xứ có các luật lệ riêng. Trong các thời kỳ của hai cha Giáo Thức và Ðoàn Thanh Ðiện. các lệ này không được minh định rõ ràng. Sau năm 1975, khi LM. Nguyễn Văn Thanh coi xứ, ngài cho đặt ra các điều lệ rõ ràng như:

Ðể tránh cho hố ngăn cách giữa  giầu và nghèo rõ nét. Ðám cưới chỉ có lễ cưới tập thể, một năm chỉ có hai thời kỳ để tổ chức là giữa  và cuối năm. Ðám cưới chỉ được tổ chức một tiệc chính, không có được phép tổ chức tiệc trà hay ca hát rình rang. Các đôi nam nữ nào không giữ được sự trong trắng trước khi lãnh nhận bí tích hôn nhân sẽ không được lãnh nhận bí tích này công khai trước cộng đoàn giáo xứ.

Khi trong xứ có người qua đời. Giáo dân trong xứ  chỉ được phép đến tham dự các buổi cầu nguyện cho người quá cố, tuyệt đối không được dự phần trong các bữa ăn của nhà hiếu, các bữa  ăn này chỉ được dành cho khách ở xa đến mà thôi. Cũng trong vấn đề ma chay. Khi người nào qua đời mà có người báo cáo là người đó đã qua đời một cách bất thường như tự tử. Người đó sẽ không được hưởng các nghi thức tôn giáo cùng sự đưa đón linh cữu cùng cầu nguyện của toàn thể các hội đoàn, đoàn thể trong giáo xứ và người đó được an táng vào khu vực riêng biệt trong nghĩa trang của xứ đạo. Ðiều này khi mang ra áp dụng mang nhiều tiêu cực, gây phiền hà cho nhiều người.

Trong quá trình phục vụ kể từ ngày thành lập tới nay, nếu như trí nhớ không lầm thì đã có các vị chánh trương như kể sau: Cụ chánh Vân (tục danh trùm Ô) vì dù nắng mưa bất kể ngày hay đêm ngài thường móc vào tay chiếc ô, ông Ðinh công Xước, ông Ngô Văn Căn, ông Ðinh Văn Phác (cố Phác), ông Vũ Khắc Hiếu (thầy Giáo Hiếu), ông Ðinh Viết Báu, ông Cao Văn Thích (cố Thách) ông Ðinh Viết Cường?  (tức ông chánh Hứa), ông Ngô Ðình Tôn.

Về phiá chính quyền, theo trí nhớ không biết có đúng không? Ðã có các vị quản lý ấp Bùi chu thứ tự như sau: ông chánh Quyết, ông Bút, ông Trần Văn Ðương, ông Trần Văn Nhụ, phó Sơn (Trần Kim Lâm) +phó Ngô Minh Lâm + phó Vũ Hiển sau 1975 có ông Lại Văn Rược, Ngô văn Thận, Trần văn Cư (trùm Na), Lâm Văn Khái.

5:- Văn Hóa:

Với ảnh hưởng hầu như tuyệt đối nền văn hóa Thức Hóa, Phú Nhai, Bắc việt. Các hội đoàn, đoàn thể đều được tổ chức qui mô như: Hội trống lên đến ba, bốn chục người, nhảy múa nhịp nhàng đẹp mắt với tiếng trống rộn ràng, lôi cuốn. Ban kèn đồng cũng không kém phần bề thế với số hội viên cả hai, ba chục người. Hội trắc với các em thiếu nhi xinh xắn trong các bộ đồng phục quần soọc, áo sơ mi trắng ngắn tay, bỏ trong quần và chân mang giầy Bata trắng vớ màu, đầu đội mũ có chòm tua trên đỉnh, nhảy múa nhịp nhàng theo tiếng sáo, tiếng trống làm cho các bạn cùng trang lứa thích thú đi theo trong thèm thuồng ước muốn. Có hội bát âm và cả ban kèn nam nữa.  Cùng các đoàn thể, thanh niên nam, nữ, thiếu niên, và Nghĩa Binh Thánh Thể sinh hoạt rất nhộn nhịp. Vào tháng hoa, các đội dâng tiến hoa do các em trong Nghĩa Binh Thánh Thể phụ trách. Riêng về Ðoàn thiếu niên đã có thời bị phân hóa, để dung hoà đã có hai đoàn thiếu niên cùng hoạt động với hai tên: Ðoàn Thẳng Tiến và Ðoàn Quyết Tiến.

Tôi còn nhớ rõ lắm về các buổi dâng hoa. Có hai đội nam và nữ. Ðội nam mặc áo sơ mi trắng quần soọc trắng, đi bata trắng luôn, đầu đội nón bê rê trắng, có chòm tua trên đầu màu đỏ. Nữ quần dài và áo dài trắng, đầu đội khăn voan trắng được chụp bằng vòng kết hoa. Chúng tôi rất thích coi dâng hoa. Nhất là đội nam, dưới ánh đèn măng xông, lúc cuối khi kết thúc, cả đội cùng tiến lên, đưa tay cùng nhau nâng lẵng hoa cao lên trên khỏi đầu. Một anh trong đội bấm chiếc công tắc đèn đùng pin, toàn thể các bóng đèn nhỏ xíu đủ màu, được bắt viền chung quanh lẵng hoa loé sáng rực rỡ, trong sự ngưỡng phục của chúng tôi.

Ngày đó còn có các thầy đi giảng đạo thường về giúp giáo xứ. Nên các ngài đã huấn luyện và sinh hoạt cùng các em trong nhiều môn vừa học vừa vui.  Ngày nay các ngài đã là các vị LM. Cả rồi như: cha Thuấn, cha Ðịnh, cha Long, cha Thịnh, cha Ðoan.  Những ngày lễ, ngày rước, thủa xa xôi ấy, sao mà trang trọng, nghiêm trang, đông đúc, trật tự, linh đình, vui vẻ và rộn ràng làm vậy!!!

Giữa thập niên 60, xứ đạo mới có điện. Một máy kéo chạy dầu diesel được trang bị để kéo máy phát điện. Ban ngày, dùng cho máy dệt công nghiệp, đêm và sáng, dùng thắp sáng nhà thờ và phát thanh các buổi cầu kinh gia đình buổi tối. Sau các buổi cầu kinh, các cô trong đoàn thiếu nữ có trách nhiệm gánh nước đổ vào hồ chứa để giải nhiệt cho máy, mãi cho đến khi hợp tác xã điện nông thôn Ðức Tu được thành lập, mới có lưới điện như ngày nay.

Ngày nay, các đội dâng tiến hoa do cha Thanh trực tiếp tập. Với nhiều sáng tạo, công phu dàn dựng, như múa lụa, múa trống, hoa, cùng trang phục cầu kỳ, sặc sỡ. Chỉ có một điều đáng tiếc là: Sự phối hợp giữa ca nhạc và múa không đồng điệu, khiến cho các em múa không được nhịp nhàng đúng theo điệu nhạc, thường các em múa luôn luôn phải chờ nhạc nên gây cho người xem có cảm tưởng như có điều gì trục trặc trong phối hợp. Sau này ở nước ngoài lâu lâu được sự ưu ái, cha xứ có gửi băng qua. Thấy các điệu vũ mới nhưng về nhạc điệu thì vẫn y chang, khiến mọi người khi được xem, đều cảm thấy thất vọng.

Ðất tốt dễ sinh hoa trái, đời sống đạo đức dễ dàng triển nở về ơn kêu gọi, Bùi Chu tuy không có nhà dòng nào được xây dựng tại đây, nhưng lại là nơi đã đáp lại ơn kêu gọi hiến dâng tương đối. Ðã có nhiều gia đình dâng hiến những người con thân yêu theo đời sống tu trì bao gồm 17 gia đình với 22 LM. Và nữ tu xin đơn kể ra đây như sau:

Nhà cố Đinh Văn Phác-cha Ðinh Ngọc Quế.

Cố Ngô Văn Bẩm 2 cha Ngô Quang Tuyên và Ngô Quang Quý (Numea).

Cố Đinh Văn Cương - cha Ðinh Xuân Thu.

Cố Cao Văn Thích - cha Cao Văn Bài,.

Cố Đinh Văn Khiết - cha Ðinh Tất Quý.

Cố Đoàn Văn Hiếu - cha Ðoàn Viết Thảo.

Cố Cao Văn Thúc - Cha Cao Sơn Thân và Cao Duy Linh (Nhật) và 2 sơ.

Cố Phạm Đình Hảo - cha  Phạm Ðình Hiện ( Hoà Lan ) và Phạm Đình Hiền.

 Cố Trần Thu  Lương - cha Trần Thanh Liêm ( Mỹ ).

Cố Đinh Viết Báu- cha Ðinh Xuân Minh (Ðức).

Cố Đinh Văn Tặng- cha Ðinh Quang Thịnh (Tam),.

Cố Ngô Văn Khối - cha Ngô Quang Ðịnh (Nhật).

Cố Vũ Văn Na - cha Vũ Hùng Lãm.

Cố Đinh Đức Ðôn -  Ðức ông Đinh Đức  Ðạo.

Cố Đinh Văn Khiêm – cha Đinh Trần Thanh Tú.

Cố Lâm Văn Xứ - cha Lâm Văn Sỹ.

Cũng có các cha có gốc gác hay từng đã có một thời ở Bùi Chu như Cha Hoàng Văn Hinh, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Quang Tuấn, Ngô Châu Minh vv.

Khi mới thành lập trại. Khu mà nay là nghĩa địa cũng được dành làm nghĩa địa, nhưng lúc đó còn là rừng, mà có tên gọi là bãi voi đằm. Vì nước không có lối thoát nên vào mùa mưa nước ngập đầy và hoang vắng quá, cha xứ mới cho di chuyển xuống khu vực Tân Thành, gần quốc lộ, đường xá đi lại sạch sẽ, dễ dàng. Nay vì nhu cầu, nghĩa điạ lại được chuyển về nơi cũ với cái tên nghĩa điạ mới. Ðược tổ chức quy mô, thống nhất về kiến trúc, mẫu mã giống nhau nhưng không đồng bộ, có cái hai tầng mái, có cái một tầng. Ðắt, khiến nhiều người không kham nổi, lúc đầu không quy hoạch chặt chẽ nên có một số xây không thẳng hàng.  Nay nghĩa địa đã được quy định về mẫu mã và xây hàng rào bao quanh kiên cố, đường chính đã được tráng nhựa đường, khang trang, sạch sẽ, hiện đại vững chắc, với cổng và bàn thờ Tượng chúa lên trời hoàng tráng uy nghi, như đài vĩnh biệt, được kể là vào hạng nhất trong vùng. Ở nông thôn mà làm được như vậy cũng được kể là thành công vượt bậc.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net