android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Lịch sử Bùi chu bài 1 (MINH TRẦN)

(Bài này viết năm 2002) Đưa lên mạng 3/7/2005.

Bùi chu sắp sửa bước vào cái tuổi năm mươi, hay nói cách khác thì Bùi Chu đang chuẩn bị đón mừng 50 năm ngày thành lập trại hay giáo xứ. Nhìn Bùi Chu ngày một sầm uất, lớn mạnh và phát triển   

 

không ngừng, có ai trong chúng ta tự hỏi Bùi chu có tự bao giờ? Ai là người xây dựng ra Bùi chu? Bùi chu xưa thế nào? Đời sống ra sao? Nếu những câu hỏi ấy được đặt ra hôm nay thì hẳn là còn nhiều người biết mà trả lời, nhưng khi Bùi chu bước chân vào cái tuổi sáu, bảy chục thì e rằng còn ít lắm những người biết về Bùi Chu một cách tường tận. Vì những người biết về Bùi Chu ngày một ít đi vì họ đều đã già và họ đang mang theo những hiểu biết của họ về bên kia thế giới. Tôi, kiến thức về Bùi chu không nhiều, chỉ được cái may mắn là tôi đã sống ở Bùi chu liên tục 35 năm liền. Nay nhớ về Bùi chu nên tôi xin ghi lại những gì mà tôi biết, những gì mà tôi còn nhớ về những năm tháng cũ của Bùi chu. Nhớ lại gì thì ghi lại cái ấy, biết gì thì cũng xin ghi lại. Còn những gì hiện nay thì ai cũng có thể nhìn thấy được và ghi lại được, và tôi cũng chẳng thể nào cập nhật hoá được những thay đổi của Bùi chu ngày nay. 1:-Khởi Thủy :

                                                                                                         

 Năm 1955, khi những người miền Bắc di cư vào Miền Nam, trong số đó, có rất nhiều người đã sinh ra và lớn lên, có gốc gác là người thuộc Tỉnh Bùi Chu, Bắc Việt. Khi vào tới Miền Nam, họ đã cùng chọn một nơi chốn để lập khu định cư cho riêng họ và tại cây số 15 trên Quốc lộ 1, nằm về hướng đông của Tỉnh Biên Hòa, có một trại định cư, mang tên là: Trại Định Cư Bùi Chu. Ngoài cái tên trên, Bùi chu, lúc khởi thủy còn được gọi bằng vài cái tên khác nữa như: cây số 15, hay xứ cha Giáo Thức (cha Giáo Tràng). Với đa số là người các làng: Thức Hoá, Liễu Đề, Du Hiếu, Mộc Đức, Liêu Hải, Quần Lạc, Quần Liêu, Quất Lâm, Trung Lao, Ninh Cường, Giáo Phòng, Phát Diệm, Hưng Nghiã. V.V. Cộng với một số người dân điạ phương sống ở đây từ năm 1952. Được sự hướng dẫn và dìu dắt của linh mục Đa Minh Lương Trí Thức cùng các linh mục phụ tá như: LM. Nguyễn Văn Sự, LM. Đoàn Thanh Điện, LM.Bùi Đức Hiếu, Bùi Đức Dinh. Đã cùng nhau tạo nên ấp Bùi Chu như tên gọi ngày nay. Xin có đôi dòng về Linh Mục Đa minh Lương Trí Thức, ngài sinh năm 1894, thụ phong linh mục năm 1926, nguyên chánh xứ Quần Lạc, chánh xứ Quần Liêu, rồi Thức Hoá, Điạ phận Bùi Chu (Bắc Việt Nam). Khi vào Miền Nam ngài thành lập Giáo Xứ Bùi Chu, ngài cai quản giáo xứ đến năm 1964 thì về hưu dưỡng tại Nhà hưu dưỡng của Địa phận Bùi Chu, ngài qua đời ngày 1 tháng 4 năm 1991. Mộ phần ngài được an táng tại nơi vinh dự nhất của giáo xứ, nằm bên phải nhà thờ giáo xứ Bùi Chu, bên cạnh núi Đức Mẹ. Ngài được coi là Thành Hoàng của Ấp Bùi chu. Trở về thời khai phá rừng lập trại, Khi chưa có người miền Bắc di cư. Khu ấp Bùi chu nay là khu rừng nguyên sinh. Như toàn khu vực Hố Nai, Chính phủ cho xe ủi rừng hai bên đường quốc lộ 1. Mỗi bên sâu từ 100 mét đến 200 mét. Cho phân lô, làm nhà, chính phủ trợ cấp cho mỗi căn 700 đồng, đào giếng, làm đường, cấp tiền, và lương thực cho đồng bào tạo dựng một quê hương mới. Đất thì rộng, người thì ít, cho nên, mỗi lô đất được chia cũng rộng cỡ 20 mét, sâu 5, 60 mét. Hai bên đường lộ chính được chừa ra mỗi bên một con đường đất lớn dùng cho người đi bộ, hoặc dùng cho các buổi lễ có rước kiệu, tránh làm trở ngại giao thông. Mỗi ô được chia cho 10 gia đình, dài khoảng 100 mét, có một đường dong. Nhà được làm đâu lưng lại với nhau, tất cả mỗi ô được làm đường xá rộng rãi cho xe cộ đi lại rất thuận tiện. Với vật liệu sẵn có của rừng như: Lá buông, cây lớn, cây nhỏ, tre lứa ê hề, mặc sức tha hồ mà lựa. Người ta đã làm lên những ngôi nhà lá từ 2, 3 gian, với nhà bếp riêng đầy đủ mọi sinh hoạt cho gia đình. Vì ở sát với rừng như vậy, nên những ngày đầu, những người ở ngoài mặt Quốc lộ 1 thì có phần an toàn hơn. Còn lại các gia đình ở hàng trong, thường bị thú rừng ra quấy nhiễu. Có khi ban ngày ban mặt mà thú rừng còn nghêng ngang đi lạc vào nhà. Bà con hô hoán nhau cùng vác dao, vác gậy ra rượt bắt thú làm thịt. Cọp beo tuy hiếm hơn nhưng không phải là không có. Đôi khi, đêm về cọp ra tìm heo mà bà con nuôi vồ ăn thịt. Để bảo vệ heo gà nhiều gia đình phải học theo cách làm của đồng bào thiểu số, rào nhà bằng tre lứa chống cọp. Nhưng thường nhất là họ rào nhà và ranh giới đất bằng cây sắn Đồng nai (Mùng nai hay Nùng nai.)
Cũng có những kẻ bất lương, trộm cắp, mượn gió bẻ măng, đêm về giả cọp để đi bắt trộm heo, gà mà bà con gọi đùa là cọp hai chân. Sau 6 tháng. Được sự trợ giúp của chính phủ, đời sống tạm ổn định, bắt đầu họ phải tự túc mưu sinh. Thoạt đầu họ chặt cây nhỏ làm cừ, làm củi bán, sau ngả gỗ lớn làm củi, xẻ gỗ làm nhà, sau có tiền họ mua bò sắm xe, đi xa hơn để khai phá nguồn tài nguyên rừng sẵn có ấy. Cũng nhờ phải đi xa để tìm cây khai thác họ đã tìm ra một khu ruộng phì nhiêu bao la trong khu vực Sông Mây. Mà sau này trở thành vựa lúa của dân Bùi Chu.
2:- Điạ Lý:

Bàn đồ Ấp Bùi Chu chụp từ vệ tinh copy trên Google Earth bản chụp 12/2002. 

Khi mới thành lập, Trại Bùi Chu thuộc Xã Bình Trước, Tổng Phước Vĩnh Thượng, Quận Châu Thành, Tỉnh Biên Hoà. Trại nằm dọc hai bên quốc lộ 1, Đông giáp Trại Định Cư Bắc Ninh mà ranh giới là dòng Suối Cúng, Tây giáp Trại Định Cư Thanh Hóa, Nam giáp đường xe lửa xuyên Việt và Bắc giáp một dòng suối nhỏ. Được chia ra làm bốn khu mang tên như sau: Nam Hòa, Đông Bình, Bắc Hợp, Tây Lạc. (Theo ông Trùm Quang thì khi mới lập trại, Bùi Chu có năm khu, khu nằm ở trung tâm trại có tên là Khu Trung Hưng?) Ranh giới này đã bao lần thay đổi vì tình hình an ninh, lúc cắt, lúc nhập như: Cuối thập niên 50 khi lập ấp chiến lược, toàn thể bà con nằm ở khu vực Ấp Tân Thành ngày nay đều phải dọn vào trong ấp chiến lược, ranh giới mà nay một bên nằm cạnh nhà ông Kiệm và phiá bên đối diện là nhà ông Đức đen, nhưng sau này khi có một số đồng bào từ vùng dinh điền Chính Tâm, Trà Tân, Tỉnh Bình Tuy chạy về thì lại được mở rộng ra thành khu Tân Thành. Phú Sơn thì khác. Nơi này do một số đồng bào ở thành phố về mở nông trại, gọi là Nông Trại Phú Sơn. Với một trại chăn nuôi heo và nông trại trồng bo bo, làm thức ăn gia súc. Tại Tân Thành cũng có một trại chăn nuôi, nằm cạnh Nghĩa trang xứ đạo, chỗ mà UBND. Xã ngày nay. Trại chuyên nuôi bò và gà tây, gà công nghiệp do ông Út mập trông coi và nhà máy chế biến củ mì, của gia đình bà Ba Sén, chuyên làm tinh bột củ mì. Có một dạo ở đây cũng có một nơi dùng làm lò rác phế thải của Quân Đội Mỹ do gia đình ông Trịnh trông coi.
3:- Kiến Trúc Và Tôn Giáo:

Với đa số là người Công giáo. Công trình xây dựng tiên khởi là: Ngôi thánh đường. Đầu tiên, các cha cho dựng tạm ngôi thánh đường bằng vải bạt dã chiến của quân đội, để làm nơi thờ phượng. Rồi cho chặt cây làm nhà thờ lợp lá buông. Sau đó mới ngả cây, xẻ gỗ, để làm một ngôi thánh đường bằng gỗ, lợp tôn fibro xi măng, nền tráng xi măng khang trang nằm dọc theo quốc lộ 1, nhưng mặt chính nằm ngang hông nhà thờ, quay ra đường. Ngoài cổng, dựng sừng sững hai vỏ trái bom màu nhà binh, không biết mua hay lấy từ đâu về. Đến đầu thập niên 60 thì vách ván gỗ được gỡ ra và tường gạch đất trộn xi măng ép được xây lên. Tháp chuông nằm phía sau nhà thờ, gần khu nhà ở của ông trùm Am, với 4 cột dựng theo thế thượng thu hạ thách, mái lợp tôn, cao hơn 10 mét. Đài Đức Mẹ nằm chính giữa với một sân đài xây cao gần 1 mét, đã có lần nơi đây được dựng một khán đài lộ thiên, để cung nghinh tượng Đức Mẹ Lộ Đức Thánh du, rất vĩ đại, với khán đài nguy nga cao ngất. Hai bên sân được dựng hai cột cờ, bó bởi những cây tre, lứa, to, cao, được trang hoàng với những cờ xí từng đọan, và cờ đuôi nheo, cột từ ngọn, cao khoảng từ 30 mét, trải dài xuống bốn phía, bay phất phới. Ngoài lộ chính, người ta còn dựng thêm mỗi đầu một cổng chào nguy nga không kém gì nơi khán đài chính, thời đó là thời miền Nam thanh bình nhất. Trong khuân viên nhà thờ có hai dẫy nhà nằm ngang tại mỗi đầu nhà thờ, dùng làm nơi sinh hoạt của các đoàn thể và cũng được dùng vào việc sản xuất vải của Hợp Tác Xã Dệt Bùi Chu, do thầy Hy bố xứ và quan bác Tấn quản lý. Cách trại chính 6 cây số về phía Bắc, nằm sâu trong rừng, có một cánh đồng nằm sát dòng Sông Mây, được lập thêm một trại nữa, được gọi là Bùi chu 2, mới đầu do Cha Sự cai quản, cũng đã có xây dựng nhà thờ, trường học, chợ buá và nhà dân sinh hoạt chưa được bao lâu thì vì lý do an ninh người dân phải rút về lại ấp cũ sinh hoạt. Mọi người chỉ còn vào đây trồng cấy hay bắt tôm bắt cá ban ngày, còn ban đêm thì lại phải trở về lại nhà trong ấp cũ. Vị Linh mục chánh xứ kế thừa Linh mục Đa Minh Lương Trí Thức là: Linh mục Andrê Đoàn Thanh Điện, ngài thụ phong linh mục ngày 2 tháng 9 năm 1950 tại Phát Diệm, phó xứ Bùi Chu từ năm 1954 đến năm 1964 ngài nhận trách nhiệm chánh xứ cho đến năm 1975, hiện nay ngài vẫn còn phục vụ cho giáo xứ (2003). Khi các linh mục Sự và Hiểu nhận bài sai đi nhận nhiệm vụ mới, Linh mục Lương Trí Thức xin về hưu dưỡng, Linh mục Đoàn Thanh Điện lãnh nhận chức chánh xứ Bùi Chu, đến năm 1967, ngài cho xây mới lại ngôi thánh đường, với kiểu dáng khác lạ, hình tròn xoáy trôn ốc vút lên cao là cây tháp chuông và trên đỉnh là cây thánh gía, tất cả đều hình trụ tròn. Bàn thờ và cung thánh được thiết kế hình cánh cung, ghép gạch trang trí màu đỏ, bàn thánh ghép đá Nhật. Mái lợp tôn, trần cũng được làm bằng tôn mát. Nhà thờ nửa phía sau là lầu, theo hình vòng cung. Có hai cầu thang tại hai đầu, cũng vẫn nằm dọc theo quốc lộ 1, nhưng mặt quay ra đường. Với đài Đức Mẹ đứng trên đỉnh tháp nhỏ đứng song song với tháp chuông, có vành trăng lưỡi liềm nằm trên ban công, trăng bọc đá Nhật. Cửa sổ dùng sắt la làm hoa văn, hình cánh hoa và cánh thuyền buồm, cánh cửa sổ làm bằng cánh cửa tủ sắt phế thải. Cửa chính là nguyên hai tấm balet nhôm, dùng để chất đồ cho máy bay cẩu đi tiếp tế cho quân đội, được chế lại thành hai cánh cửa lùa. Hai bên sân với hai cây phượng vĩ to lớn, hoa nở đỏ ối vào mùa hè. Được khánh thành vào ngày 25 tháng 8 năm 1968. Do ông bà Mỹ Lâm dâng cúng. Ngày khánh thành, Đoàn thanh niên trong xứ đã đặt lời một bài hát để chúc mừng với lời bài hát như sau: ‘Ngày hôm nay hết mọi người hân hoan, mừng cha xứ với cha già công lao, ngày hôm nay chốn thánh đường nguy nga, cầu xin Chúa xuống ơn lành hai cha vv.' Đại khái tôi còn nhớ được lõm bõm như vậy.

Có vài biến cố rất lớn từ khi ngôi thánh đường được khánh thành cần ghi lại là: Một là LM. Chánh Xứ Đoàn Thanh Điện đã cho tổ chức một hội chợ rất lớn, quy tụ nhiều gian hàng vui chơi giải trí, do các chủ các gian hàng từ thành phố về tổ chức, vui chơi cả tuần lễ trong khuân viên giáo đường. Thứ nhì là vào ngày 18 tháng 12 năm 1971. Linh mục Đoàn Thanh Điện tổ chức Lễ truyền chức Linh Mục cho con đỡ đầu là LM. Giuse Nguyễn Văn Thanh, do Đức cha Phạm Ngọc Chi, Giám mục Địa phận Đà Nẵng, nguyên GM. Điạ phận Bùi Chu làm chủ tế lễ truyền chức, có rất đông quan khách, trong đó có ông Ngô Khắc Tĩnh Tổng Trưởng Giáo Dục về dự.
Một lần nữa, xứ đạo còn tổ chức một lễ Phục sinh quy mô, bằng hình tượng người thật để minh họa lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Với quan Philatô do ông phần Băng thủ diễn cỡi ngựa, dẫn quân dữ đi dọc theo quốc lộ 1 đến các xứ lân cận, rồi đến cuộc xử án Chúa và đám ma của Giuda. Có được trực tiếp tham dự vào lễ hội này, mới thực sự cảm thấy thích thú vì những bất ngờ của những vai trò diễn của những nhân vật được trao phó. Thường ngày, họ rất đạo mạo, nghiêm trang, nhưng nay họ đã hòa nhập vào cùng tập thể nhóm mà ban tổ chức đã thành lập như: Ông trùm Chính thủ vai thầy cả thượng phẩm. Ông Giáp Biểu, với giấy vỏ bao xi măng bồi cứng, làm thành chiếc áo lễ kiểu cổ, ngắn cũn cỡn, hai vạt bầu bằng nhau, không tay áo, hai vai thẳng như cánh tiên, đầu đội chiếc mũ linh mục cũng kiểu cổ, hình vuông với ba cánh trên chóp có tí chòm, đóng vai cha làm lễ cho Giuda. Với ông phó Khương rao lễ, giọng sang sảng vì phải hầu như quát trước đám đông, trên tay cầm tờ danh sách giả đọc đại khái như: Nhất ông chánh Xước xin một lễ cầu cho thằng Giuda phải sa hỏa ngục vv. Và có tổ chức các buổi ngắm nhân tài nữa. Kể ra cũng có nhiều cái hay, nhưng cũng có nhiều điều không hài lòng một số người.
Cùng thời kỳ, Hội Tràng Hạt liên tiếp do bà Bất đứng ra tổ chức, xin phép xây dựng một núi Đức Mẹ phía phải nhà thờ. Sau này cha xứ vận động với Sở Thủy Cục Biên Hoà xin được dự án cung cấp nước sạch cho dân, một giếng khoan được khoan sâu 4, 50 mét nằm đối diện với núi Đức Mẹ, bên sân phía trái nhà thờ. Lúc đầu có một thùng chứa nước cỡ 10.000 lít được đặt trên bệ xây cao cỡ 2 mét, nước được một máy bơm chạy máy dầu Diesel bơm lên bồn chứa, rồi ai có nhu cầu đến mở vòi lấy gánh về. Tiếp theo đó để cho dân chúng được tiện lợi hơn, Cha Xứ lại vận động để chính phủ cấp thêm dự án dẫn nước đi khắp ấp. Một tháp nước chân bằng khung sắt cao hơn 10 mét được lắp đặt để nâng bồn chứa nước lên cao hầu có thể chuyển nước chảy đi khắp các ngõ ngách. Song song với các ống dẫn nước bằng Fibro xi măng được lắp ngầm dưới mặt đất đã khởi đầu từ bồn chứa nước chạy ngược lên dọc đường lộ 1 phiá Thôn Nam Hoà, dẫn qua đường lộ tại cống thoát nước vòng sang hết Thôn Tây Lạc qua khỏi trường học đến trước cửa nhà bà Khương ở Thôn Bắc Hợp thì hết, cứ mỗi đoạn cỡ 50 mét, có một vòi nước cho dân lấy nước. Nước chỉ được mở theo giờ mỗi buổi sáng. Sau đó có nhiều nhà đã bỏ tiền để đặt ống nối với hệ thống nước đưa nước vào tận nhà. Lúc đó Bùi Chu là ấp có hệ thống nước máy đầu tiên trong khu vực Hố Nai.
Ngoài ra năm 1961, Hội Văn Côi cũng xây một ngôi nhà nguyện nhỏ, cách nhà thờ chính phía đường đối diện gần 200 mét, để làm nơi cầu nguyện riêng. Tại Tân Thành và Phú Sơn, cũng có hai ngôi nhà nguyện tương tự, vì ngày ấy trước năm 1975, hai nơi này trực thuộc giáo xứ Bùi Chu.

Sau năm 1975, Linh mục Giuse Nguyễn văn Thanh, thụ phong linh mục ngày 18 tháng 12 năm 1971, gốc dòng Giáo Phận Đà Lạt, về phụ giúp LM. Đoàn Thanh Điện trông coi giáo xứ, và khi LM. Đoàn Thanh Điện bị kẹt, Linh mục Thanh chính thức được bổ nhiệm làm chánh xứ, ngài cho sửa lại hầu như toàn bộ. Thay bàn thờ đá bằng bàn thờ gỗ. Thánh giá gỗ. Tường ngăn phòng áo bằng gạch trang trí màu đỏ cũng được thay bằng gỗ. Bục giảng gỗ. Ghế sắt thay bằng ghế gỗ. Các cánh cửa sổ sắt cũng được thay bằng gỗ. Lầu gác được xây bậc để người ngồi phía sau dễ dàng xem lễ. Mái tôn cũng được sửalại. Nhà thờ được sửa chữa gần như hoàn chỉnh thì đến năm 1989, ngôi thánh đường hình tròn được phá đi để xây dựng ngôi thánh đường như ngày nay.
(Còn tiếp.)

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net