android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Melbourne, thoáng qua. (bài 1.)

Paris có gì lạ không em? Có một câu hát như thế thật. Vậy thì tôi cũng muốn nói đến những cái lạ nơi tôi đang sống là Melbourne với bạn. Để sau này bạn bè tôi khỏi phải hỏi tôi Melbourne có gì lạ không Minh?

Melbourne mà mấy chú Ba Tầu phiên âm là Mẻo Bình.  Melbourne có gì lạ không? Lạ chứ, nhớ đến một câu hát ngày xưa mà mình quên tên  tác gỉa rồi, (có phải nhạc sĩ Trúc Phương không?) chỉ còn nhớ hình như là bài ‘Kẻ ở miền xa,’ mà ca sĩ Duy Khánh hay hát có câu: “Tôi ở miền xa, trời cao đất lạ, nhiều Đông lắm Hạ, nối tiếp đi qua,’’ chỉ có câu sau xin phép đổi lại là: ‘’Qúa xá đàn bà!’’ cho nó đúng với thực tế. Vâng đúng với câu hát trên, giờ nơi tôi ở thì trời lạ, đất lạ, người lạ, ngôn ngữ lạ, chữ viết lạ, văn hoá lạ, trình độ lạ, dân trí lạ, tiện nghi lạ, phong tục lạ, tập quán lạ, thực phẩm lạ, cách ăn lạ. Nghĩa là lạ tất, chẳng có cái gì giống với quê mình. Nên có nhiều điều tôi xin kể với bạn đây.

Bắt đầu từ đâu nhỉ? Thôi thì cứ như từ thời hồng hoang, nghĩa là chỉ có trời và đất. Vậy thì bắt đầu từ trời với đất vậy. Chỗ tôi ở nếu lùi xuống thêm một tí nữa là Tiểu bang Tasmania thì được gọi là vùng cực Nam của điạ cầu. Ngày còn đi học, môn điạ lý người ta chia ra ba miền, đó là Miền Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Chỗ tôi ở chắc là vào vùng giữa, Ôn đới. Lạnh cũng ít khi nào dưới âm độ, chỉ xuống đến 0 độ là cùng, sáng ra, vào ngày lạnh nhất trong năm, chỉ có chút băng dính trên mui và kiếng xe một lớp mỏng, ngoài sân cỏ nép mình bên dưới lớp tuyết phủ mỏng, long lanh ánh bạc, tan rất nhanh khi đụng tia nắng mặt trời. Người thì trông có lớn ra thật, nhưng không phải do ở mát da mát thịt, mà do bởi những chiếc áo mùa đông dầy cộm, với những vật liệu bằng da thú, những len, những nỉ, những bông, những lông vịt, những lông trừu được dùng để may quần, may áo, để mặc mà chống rét. Nhưng ngược lại, cái nóng cao điểm của mùa Hè, có khi lên đến 40 độ C. Cả năm, mới có một vài ngày như vậy, nhưng cũng không phải là năm nào cũng có những ngày nóng như thế. Lúc này ra đường thấy người ta khoe của mà ham, mà tiếc nhá, mắt mũi cứ là liếc ngang, liếc dọc, cứ trợn trừng, cứ láo liên, cứ lấm la lấm lét, giá như mà có em nào quen quen mà cô ả trông thấy mình nhỉ, chắc cô ả sẽ chẳng ngần ngại mà ca toáng lên rằng: ‘Sao không coi người ta như ngày xưa, không coi người ta còn nhỏ hiền mà nhìn người ta ngẩn ngơ.’ Dễ coi nhất là các cô choai choai, ăn mặc đến là tiết kiệm, trông đến mát mắt, chỉ tiếc rằng tôi, người bạn của các bạn đã già, chắc là do tiếc của đời sao đó mà cái miệng cứ thấy nghêu ngao câu hát: ‘’Nếu anh còn trẻ như xuân trước, quyết đón em về kết tóc tơ..’’ (thơ Hoàng Cầm) Thời tiết ở đây đương nhiên có đủ bốn mùa với Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Cái điểm khác lạ là Mùa Xuân bên này nó đến sớm hơn quê mình đến 5 tháng. Nghĩa là ở bên ta mới vừa vào cuối Hạ thì bên ni trời đã vào Xuân. Nên trời đất tuy cùng chung nhưng bốn mùa lại khác nhau một trời một vực. Ngày tháng do đó cũng khác xa với bên mình. Về Mùa Hè ngày dài ra, ngày Đông ngắn lại, Hè 5 giờ sáng mặt trời đã chói chang cho đến 9 giờ đêm mới chiụ lặn, để tiết kiệm ánh sáng mặt trời người ta đã cho đổi giờ một năm hai lần, một vào cuối tháng 3 và một lần vào cuối tháng 10, do đó, mà một năm có một ngày có 23 giờ và một ngày dài 25 giờ, thế còn một giờ mất đi đâu? Thưa chẳng mất đi đâu cả, nó bù qua xớt lại trong cái ngày đổi giờ của nó mà không được tính.

Vì có bốn mùa như vậy, nên cảnh trí cũng phải thay đổi theo mùa. Ở quê nhà ngày xưa, tôi chỉ được nghe nói tới mùa Thu chứ chưa bao giờ được diện kiến. Nay ở xứ người, sống với mùa Thu mới được nhìn thấy và cảm nhận Mùa Thu, để được thấy cảnh lá cây, từ màu xanh rồi cứ tự úa vàng dần theo ngày tháng, để đổi mầu từ xanh chuyển sang vàng tươi, vàng đậm rồi vàng úa thấy rất ư là đẹp. Lá vàng rụng bay lả tả rơi rơi theo làn gió nhẹ khiến ta liên tưởng đến bản nhạc Mùa thu lá bay. Sau Thu là Đông đến, cây cối lại rụng sạch lá để cây khẳng khiu trơ trụi chỉ còn những cành trơ ra khô cằn chiụ đựng với rét mướt, với phong sương rồi nằm ngủ yên thầm lặng chờ mong Xuân đến, và khi những cánh én chao đảo với líu lo tiếng hót thì là Xuân đã đến, để cây lại bừng nổ một sức sống mới bung lên sau bao ngày tháng nằm ép mình chờ đợi, với các mầm non đồng loạt nứt ra và nụ bông rực rỡ khoe màu trong nắng Xuân. Đây cũng là lúc con người phải khổ sở vì hoa. Ai đó đã phải đổi lời bài hát Hoa anh đào: Mùa Xuân sang có Hoa Anh đào thành (Muà Xuân sang có Hayfever) Hayfever mà người mình dịch là sốt hoa cỏ, hay dị ứng với hoa cỏ. Nó làm cho mình rất khó chiụ, suốt 2 tuần lễ, ai mắc phải nó thì mắt bị ngứa, bị chảy nước mũi, bị nhức đầu, người sẽ bị gây gây sốt nhẹ. Ai bị rồi thì hình như năm nào cũng bị lại. Ra đường cứ thấy ai có cái chóp mũi trông có màu hơi hơi đo đỏ, giấy Tissue bọc đầy trong túi là đúng hắn đấy, cũng may mấy lúc sau này cũng đã có thuốc trị bệnh, nên cũng đỡ khổ với hoa. Tuy thế, cũng có người bị, người không.

Thế bạn muốn hỏi tôi ở Úc có tuyết không chứ gì? Thưa rằng ở Úc có tuyết, nhưng chỉ có hai tiểu bang ở miệt dưới có tuyết mà thôi. Chỗ tôi ở có tuyết, nhưng phải đi ít nhất 100km lên núi mới có, nhưng muốn được chơi với tuyết cho thoả thích thì phải đi xa hơn, xa nhất là 500km lận, ở những vùng núi cao, tuyết rơi dầy tính đến hàng thước. Đi chơi núi tuyết cũng  đã được coi là một dịch vụ kinh doanh du lịch cho mọi người. Dân sống ở vùng nhiệt đới như anh em mình, do lạ nên cũng muốn được đi coi tuyết xem nó ra làm sao. Thế mà thú thật nhá, tôi đã đi chơi xa cách chỗ tôi ở đến vạn dặm rồi đó, thế mà tôi chưa từng lên núi tuyết đấy, bạn có tin không? Nhưng thật tình tôi chưa đi đến đó thật, chỉ có lần đi Sydney chơi, khi bay ngang qua khu vực núi tuyết, tôi nhìn xuống và thấy bạt ngàn một màu trắng tinh phủ đầy trên núi. Thế đi chơi núi tuyết có khó khăn lắm không? Bạn cũng muốn hỏi tôi thế chứ? Bởi vì nếu không khó sao tôi chưa đi? Thưa với bạn rằng dễ đi lắm, còn tại sao thì tôi chưa đi thì cũng hơi cà kê dê ngỗng một tí, nhưng gói gọn lại thì rằng thì là, chắc bạn cũng biết chứ, ở quê mình ai mà chẳng thế, những danh lam thắng cảnh đầy ra đấy mà có ai chiụ đi chơi đâu! Ai cũng bảo lúc nào thích đi mà chẳng được, ở ngay quê mình ấy mà, có khó khăn gì đâu. Ấy thế mà nhiều người trong chúng ta có nhiều nơi cũng gần nhà mà chưa từng đến đấy nhá! Cái sự đi núi tuyết của tôi cũng rơi vào tình trạng như vừa kể trên, chứ nếu muốn đi, bạn lái xe nhà cỡ 2 tiếng chứ mấy, còn đi với đoàn thể thì họ tổ chức hàng năm. Ai muốn đi thì phôn cho họ hẹn chỗ, đến ngày ra bến xe bus lên xe đi chơi một ngày trời có mươi đồng bạc, rẻ chán! Thế mà tôi chưa đi, chỉ tại vì tôi chưa đi mà thôi.

Còn thắng cảnh thì sao? Phải nói thật là cảnh ở đây không đẹp bằng bên quê mình đâu, núi không cao, mà sông không lớn, sa mạc thì mênh mông, bình nguyên thì bát ngát, cây cối đa dạng, đúng là kì hoa dị thảo, tuy thiên nhiên không đẹp nhưng với bàn tay con người, mọi thứ đều được tô vẽ sửa sang sắp xếp để trở lên đẹp đẽ, sạch sẽ, quy củ, an toàn. Người ta đầu tư vào những thắng cảnh dữ lắm, nó là ngành kỹ nghệ hái ra tiền mà, lại chẳng mất mát gì, cho nên người ta qúi nó lắm, mạnh dạn đầu tư vào ít mà lợi nhuận lại cao. Có một điều này nữa, mới nghe tôi cũng thấy kì kì, Úc như một hòn đảo lớn, chung quanh được biển bao bọc, ấy vậy mà khi nghe người ta bảo: ‘’ Úc là một nước khô cằn nhất hành tinh, ai nghe cho lọt lỗ tai đây!’’ Thế mà đúng, cũng như đi biển mà chết khát vậy mà, bởi vì biển chỉ có nước mặn, mà nước mặn thì đâu có dùng để uống hay dùng cho sinh hoạt được. Mà Úc không có sông ngòi lớn nên nước ngọt rất hiếm. Vậy thì nước ở đâu cho mình dùng? Thưa người ta phải đắp đập trên núi để lấy nước mưa cho dân dùng, nhờ đó mà chúng tôi được hưởng nguồn nước trong lành nhất đấy nhá. Ngon thì ngon thật, nhưng năm nào hạn hán, trời không mưa, hay là có mưa, mà mưa ở chỗ khác, không mưa tại khu vực có hồ nước, thì ai cũng mang một nỗi lo chung là sợ thiếu nước để dùng, đôi khi mọi người cũng được nhà nước kêu gọi phải tiết kiệm nước đấy.    

Rồi, giờ xin kể bạn nghe về người Úc. Đất Úc có từ nhiều ngàn năm về trước, diện tích lớn hơn nước mình đến 33 lần nhưng dân số hiện nay vào khoảng 20 triệu người, mới chỉ bằng gần Ò dân số quê mình. Người sống ở đây từ ngày có mảnh đất này nay được gọi là thổ dân (Aboriginal). Họ bây giờ chỉ còn được gọi là thiểu số, đời sống không được văn minh và sung túc như đa phần người Úc khác. Lịch sử lập quốc của Úc không lấy gì làm vẻ vang cho lắm. Khi nước Anh tìm ra vùng đất này hơn hai trăm năm trước, để khẩn hoang vùng đất bao la bát ngát này, họ đưa sang đây toàn những tù nhân và những thành phần bất hảo khác như một cách đầy ải biệt xứ. Đọc trong các sách sử, thời đó các quan toà bên Anh, rất nghiêm khắc và độc ác. Bạn có tin không, đói quá, ăn cắp một ổ bánh mì mà bị bắt cũng bị đầy qua Úc. Cũng vào thời điểm đó, sự đi lại rất khó khăn, các phương tiện giao thông còn ở vào thời kì sơ khai, tàu bè vượt đại dương để đến đây cũng phải mất đến mấy tháng trời, lênh đênh trên biển cả với tâm trạng của kẻ bị lưu đầy thì hỏi còn nỗi hoang mang sợ hãi nào hơn! Nên chắc cũng chẳng có ai phấn khởi gì khi bị đầy ải biệt xứ! Các người di dân đến Úc lập quốc ngày đầu là như vậy đấy.

Khi đã lên được đất liền, đời sống còn cơ cực hơn nữa, họ phải tự túc mưu sinh, không có những loại thực phẩm quen thuộc, họ sợ không dám ăn những muông thú xa lạ, nên cũng chiụ đói khổ triền miên. Cũng may cho những con vật trên xứ Úc này, chứ gặp được dân mình nhẩy? Chắc mấy chú Kanguroo đã tuyệt chủng từ lâu lắm rồi, vì dân nhậu ta có chừa thứ gì đâu! Gặp được thú vật lạ, các tay bợm của ta với tài chế biến, chắc chắn đã đưa chúng vào danh mục các món nhậu đặc sản, và đã đưa chúng lên trên bàn nhậu từ khuya. Cho đến sau này, khi họ đưa được các giống gia cầm, gia súc quen thuộc bên Anh qua như bò, cừu, heo, gà sang nuôi, kể từ lúc đó đời sống của họ mới được cải thiện. Đất cát mênh mông, với những kỹ thuật mới, với nền văn minh của cố quốc, chẳng mấy chốc người ta đã biến vùng đất hoang hoá trở lên mầu mỡ, sung túc, phú cường.

(còn tiếp..)

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net