android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

7/5/13. Giỗ 4 năm Linh mục Anrê Đoàn Thanh Điện. 7-5.

Nhân giỗ năm thứ 5 cha cố Andrê Đoàn Thanh Điện mời đọc lại.

Linh mục Anrê Đoàn Thanh Điện, sinh Năm 1918+ tại Phát Diệm, Ninh Bình, ngài thụ phong linh mục Ngày 2 Tháng 9 Năm 1950 cũng tại Phát Diệm, được Lm.Vận ở Dốc mơ đỡ đầu. Ngài qua đời Ngày 7 Tháng 5 Năm 2008. Hưởng thọ 90 tuổi. An táng tại khuân viên Thánh đường GX. Bùi Chu.

Khi vào Nam, ngài phụ tá cho cha chánh xứ, rồi phó xứ Bùi Chu cho đến Năm 1964 thì nhận chức chánh xứ và làm việc cho đến Năm 1975, hiện nay 2005, dù tuổi gìa sức yếu, người vẫn còn phục vụ cho giáo xứ.

Là một người với vóc dáng trung bình nhanh nhẹn, ngoại giao giỏi, trong thuyết giảng, ngài chỉ dùng những ngôn từ đơn sơ, mộc mạc, bình dân, những bài giảng thường ngắn gọn không dài dòng và hay kết thúc bằng câu đời đời amen, ngài làm việc gì cũng nhanh, kể cả thánh lễ, nhất là giải tội, ngài khuyên bảo và cho việc đền tội rất nhẹ nên thanh niên rất thích xưng tội với ngài. Ngài cũng thường hay tổ chức cho các đoàn thể đi chơi tham quan các nơi, để mở mang tầm nhìn.

Nay với tuổi cao, ngài có chậm chạp hơn xưa rất nhiều về đủ mọi mặt, nhưng đặc biệt, đôi mắt ngài lại rất sáng, hiện nay ngài vẫn không cần đeo kiếng khi đọc sách. Có nhiều người nói, ngài rất lo cho gia đình riêng của anh em ngài, điều này qủa cũng rất đúng, nhưng thực ra điều này cũng đâu có gì lạ và sai đâu, bởi chính gia đình anh em ngài cũng đã giúp ngài rất nhiều từ công sức cho đến tài chánh trong các việc phục vụ cho giáo xứ.

Năm 1967, thương giáo dân nghèo, không muốn họ phải đóng góp, khi ngài cho xây lại nhà thờ, ngài đã xây với toàn bộ kinh phí do gia đình ông bà Mỹ Lâm là bào huynh ngài dâng cúng, giáo dân trong xứ không ai phải bỏ ra một đồng, kể cả đóng góp nhân công, (riêng điều này cũng khó ai làm nổi,) vì công việc xây cất thánh đường từ khởi công cho đến hoàn thành, đều do nhà thầu đảm trách.

Có nhiều người không vừa ý về việc này, đã xin được đóng góp thêm vì nghĩ đây là việc chung, và công việc xây cất chắc chắn phải là rất tốn kém, mà theo mô hình thì đây là ngôi nhà thờ với lối kiến trúc rất độc đáo hình tròn, chắc chắn ở Việt Nam lúc đấy và đến nay chắc cũng không có ngôi thánh đường nào giống như vậy, nhưng ngài nhất quyết từ chối, và để khẳng định việc không cho đóng góp này, cũng như để mọi người khỏi áy náy, ngài tuyên bố tôi đồng ý cho dâng cúng với ai có khả năng dâng cúng toàn bộ chi phí xây dựng ngôi thánh đường. Nhiều qúa thì ai cũng chịu, không ai đủ lực tài chánh để dâng cúng. Cuối cùng, hàng xứ cũng chỉ được ngài đồng ý cho đóng góp để xây bức tường hoa phía trước nhà thờ mà thôi. Riêng Hội tràng hạt liên tiếp cũng được đóng góp để xây núi Đức Mẹ ở phía tay phải nhà thờ, núi này hiện nay vẫn còn, mặc dù ngôi thánh đường thì không còn nữa. Về đời sống giáo dân, ngài là người rất chú tâm lo lắng sao cho mọi người trong xứ có đời sống vật chất đầy đủ, nên với uy tín sẵn có, ngài là người rất vất vả trong đấu tranh để nhân dân được vào Đồng Sông Mây cầy cấy, lý do là bởi vì thời đó đang chiến tranh, viện cớ vì vấn đề an ninh, chính phủ cũ không muốn dân chúng vào sâu trong rừng làm ăn, để họ dễ dàng kiểm soát.

Trong dân chúng, không có ai có đủ uy tín để làm nổi việc này. Nên ngài cứ phải như con thoi chạy hết lên quận, lên tỉnh, lên quân khu để xin phép, cuối cùng, dân chúng đã được vào cầy cấy mang lại những mùa gặt với thóc lúa đầy bồ mỗi nhà, đời sống do đó cũng được sung túc hơn. Cũng với uy tín của ngài, ngài như gà mẹ bảo bọc đàn con, khi trong dân chúng có ai bị hoạn nạn trong công việc làm ăn, như chở cây, chở củi, làm ruộng bị bắt, thì ngài cũng cứ phải chạy đi chạy về để xin bảo lãnh cho họ được thả về lại với gia đình, tránh phải tù tội, hay xin để họ được giảm nhẹ hình phạt. Do đó, khi nhà nào gặp những khó khăn gì, thường chạy vào nhờ cậy sự giúp đỡ của ngài. Với cái nhìn xa, để tiến tới và tạo cho dân có đời sống văn minh hơn, tiếp cận với tiện nghi hơn phục vụ cho đời sống con người, ngài cũng là một trong những người đầu tiên vận động xin thành lập Hợp tác xã Điện Nông thôn Đức Tu.

Đây là một dự án rất lớn mà nhiều điạ phương khác rất thèm muốn. Nhờ vậy mà dân chúng toàn vùng Đức Tu nói chung và nhân dân Hố Nai được hưởng ánh sáng điện sớm nhất ở nông thôn Miền Nam, cũng nhờ nguồn điện này mà Hố Nai trở thành xã phát triển mạnh mẽ nhất với các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, mang lại cho toàn vùng sự trù phú. Nếu như không có cái HTX. Điện ấy, chắc chắn Hố Nai phải đến thập niên 80 mới có điện.

Một công lớn nữa đối với dân Bùi chu là: để giải quyến vấn đề nước tiêu dùng cho dân, ngài cũng xin được một dự án khoan một giếng nước ngầm sâu 50 mét, chỉ với một giếng này cũng đủ cung cấp nước cho toàn thể dân trong ấp, với một máy bơm lớn để bơm nước cho dân chúng có đủ nước dùng hàng ngày, chưa hết ngài lại xin thêm được hệ thống dẫn nước đi khắp các khu khan hiếm nước, và ở hai khu phía cao như Tây Lạc và Nam Hòa, mỗi khu có nhiều vòi nước công cộng, nhiều người bỏ tiền đầu tư thêm để nối ống dẫn nước vào tận bếp nhà mình, biến một phần ấp Bùi Chu thành nơi có hệ thống nước máy tự động đầu tiên ở khu vực Hố Nai, rất tiếc hệ thống này nay đã bị hủy bỏ hoàn toàn, khiến nhiều nhà không có nước sài, phải mướn người đến khoan giếng, nên bây giờ giếng khoan, giếng đào loạn xạ, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm nguồn nước. Những việc lớn lao trên, toàn bộ do ngài tự lo, dân chúng không ai phải đóng góp gì.

Ngài cũng ngoại giao để xin được các sàn xe tải lớn (lô bồi) phế thải mang về để cho dân bắc những cây cầu đi lại rất thuận tiện, từ các con đường dẫn vào hay cả trong khu vực Đồng Sông Mây, hay dùng làm khán đài tại sân banh cho khán gỉa có chỗ ngồi xem các trận đá banh giao hữu. Về Giáo dục, ngài cho mở và là hiệu trưởng trường trung học tư thục Bùi Chu, để cho con em Bùi Chu và các ấp lân cận, và luôn cả Trảng Bom, Bàu Cá đến học, giải quyết được rất nhiều khó khăn về di chuyển cho con em ngày đó và tạo thuận lợi cho con em trong giáo xứ hiếu học có nơi học tập. Với những công lao to lớn ấy, từ những ngày dân ấp còn đang phải bước những bước khó khăn dò dẫm để lập nghiệp, và nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của người chăn dắt, đã chỉ bảo cho dân bước đúng hướng đi, cho dân ấp vững vàng xây dựng, và có cuộc sống hôm nay.

Dân Bùi Chu luôn nhớ đến công lao của ngài. Ngài cũng có ba người con đỡ đầu là các Linh mục: Đinh Việt Thành hiện ở Long Xuyên, LM. Nguyễn Văn Thanh hiện là chánh xứ Thái Xuân, Lm. Ngô Quang Định hiện ở Nhật. Trong ba LM. Trên, Lm. Thanh là người thân cận và được ngài tin yêu nhất. Còn một điều thú vị là ngày trưóc, ngài hay tìm mua những mặt hàng thủ công như những con thú bằng gốm, hiện nay, thì mua đồ điện tử như bút, hay quẹt ga rất dễ thương, về để làm những món qùa kỷ niệm, dùng để tặng những người quen hay những ai đến thăm ngài. Nay sức khỏe ngài có suy giảm, nhưng những lúc rảnh rỗi ngài vẫn thường đón xe đò để đi thăm những người thân ở xa.

TVM.

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net