android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Melbourne, thoáng qua (kỳ 2.)
Tiếp theo kỳ trước..

Sau Thế chiến thứ 2, người ta mới cho di dân từ các nước khác được đến đây lập nghiệp, nên nay ở Úc cũng đã có nhiều sắc dân sinh sống trên lục địa bao la này, nhưng những người Tầu đã đến nơi này rất lâu, họ là những người đi tìm vàng. Trong những sắc dân ấy, người Anh là số 1, ai có nguồn gốc Anglo Saxon là rất ư hãnh diện vì họ là những thành phần đi khai hoang lập quốc mà lị; thế cho nên Úc ngày nay vẫn còn phụ thuộc mẫu quốc Anh, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, nhưng vì nhiều sắc dân sinh sống nên được gọi là nước đa văn hoá. Nếu bạn được ban cấp thường trú nhân ở Úc, hai năm sau bạn có quyền xin nhập quốc tịch Úc. Có quốc tịch Úc bạn có quyền đi đến nhiều nước trên thế giới mà không cần xin phép nhập cảnh, kể cả bạn đi đến Mỹ.

 

Chính quyền được rập theo đúng khuân mẫu của Anh, quốc hội có 2 viện, theo phong cách (Westminter) Thủ tướng được chỉ định bởi đảng phái nào chiếm đa số tại hạ viện, với tam quyền phân lập, hành pháp, tư pháp, lập pháp độc lập nên không ai có quyền can thiệp vào ngành khác. Nói đến những điều này với bạn cũng hơi mệt óc một tí, và khả năng hiểu biết của tôi về lãnh vực này cũng giới hạn nhiều, nên xin phép với bạn là thôi, tôi xin chuyển qua các mục khác vậy.

 

Sinh hoạt của người Úc cũng có nhiều điều mới lạ, có những người kỳ thị, nhưng cũng có rất nhiều người với lòng bao dung quảng đại, rộng lượng từ bi, bác ái, sẵn sàng chia sẽ những khó khăn khốn khổ của đồng loại, nhiều người chẳng ngại khó ngại khổ, họ đi đến những nơi cần bàn tay thương yêu giúp đỡ, để sẵn sàng hàn gắn những đau thương mất mát đổ vỡ của những người bất hạnh ở khắp mọi nơi trên thế giới, chính những người này đã làm cho hình ảnh nước Úc thêm tươi sáng trên trường thế giới, làm cho mọi người có nhiều thiện cảm hơn và xoá tan đi những hình ảnh xấu của bọn người kỳ thị.

 

Có một điều chắc chắn là người Úc với trình độ dân trí cao nên họ rất tôn trọng luật pháp, tôn trọng một cách tự giác. Bạn có thể tưởng tượng được không, cái đơn giản nhất mà ta thường gặp hàng ngày là sự đi lại, đó là lái xe, kể cả vào lúc 12 giờ đêm, khuya lắc khuya lơ, đường xá vắng tanh vắng ngắt, cột đèn giao thông tự động bật đèn đỏ, tài xế cứ tự động nghiêm chỉnh chấp hành, ngừng xe lại, đứng chờ đèn xanh mới cho xe chạy, mặc dù gía như họ có cho xe chạy đi cả cây số cũng chẳng có bóng dáng anh cảnh sát nào. Con nít ra đường có mắc tiểu mấy đi chăng nữa, cũng hiếm khi chúng lại đi nghe lời xui của bạn để xả bậy, mà phải tìm cho chúng đến đúng nơi có nhà vệ sinh, được cái nhà vệ sinh thì đều khắp các nơi công cộng, như chợ búa cây xăng, đâu cũng có, kể cả những tuyến đường dài xuyên bang dài hàng ngàn cây số, cứ chừng bao nhiêu cây số, họ xây một trạm nghỉ với đầy đủ tiện nghi cho bạn làm cái việc cần thiết đúng với câu ‘thiết cận nhân tình’ và nhất là nơi nào cũng sạch sẽ với mọi tiện nghi đầy đủ. Mới gặp lần đầu như vậy nên tôi cũng rất cảm phục lối sống và cách thức tổ chức quy hoạch của họ. Các chính trị gia cũng rất mực tôn trọng pháp luật, thủ tướng lái xe phạm luật cũng bị phạt như thường dân, không có nhân nhượng gì sốt. Thủ tướng mới vừa nghỉ việc nước đã lo tìm việc khác để đi làm ngay để kiếm tiền sinh sống rất bình dân, mặc dù lương hưu của họ tính cũng có bạc triệu.

 

Có một điều nữa mà tôi không thể không kể để bạn nghe, đó là về quy hoạch đất nước, những người phụ trách việc này họ có cái nhìn rộng rãi và rất xa, chẳng nhờ vậy mà dù những công trình đã được xây dựng từ rất lâu, đến ngày nay vẫn còn sử dụng được mà không bị lỗi thời, từ đường xá, cống rãnh, nhà cửa, đâu ra đấy, quy hoạch này đến nay chẳng có gì cần sửa đổi dù đã được đưa ra hàng trăm năm trước. Thế cho nên, nếu bạn có miếng đất, bạn có muốn tự làm lấy một căn nhà, bạn cũng không thể làm nổi vì nó không nằm trong quy hoạch thì bạn sẽ không có điện, không có nước, không có gas, không có hệ thống thoát nước và bạn sẽ không thể nào ở được. Chính nhờ ở sự quy hoạch quy mô như vậy cộng với sự tôn trọng luật pháp, nên người ta tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên, vì xây cái gì thì dùng được cái ấy, không có tự phát xây rồi sau đó lại phá đi như bên mình, nên đời sống mới ổn định. Nhà cửa mua bán đều phải nhờ đến luật sư, để cưa đứt, đục suốt, không có dây dưa tình cảm giữ cho nhau những sự sòng phẳng đó là những điều cần thiết để không phiền phức kiện tụng về sau.

 

Có những điều tối kị của dân Úc khi nói chuyện, là không nên hỏi tuổi phụ nữ, hỏi về tiền bạc, lương bổng về gia cảnh, tốt nhất là chờ họ tự động nói ra, người Úc cũng rất thực dụng, họ tổ chức ăn uống khi mời mình mà có kèm theo câu nhớ mang theo mình một cái điã, khi đọc câu này bạn chớ cầm cái điã không đến nhá, mà phải mang theo đồ ăn đến đóng góp cho bữa ăn. Người Úc cũng có những cái đặc thù riêng họ nói: Người Úc chính cống phải lái xe Holden, UTE (pick up) ăn bánh Pie, uống Poster (bia).

 

Còn đời sống của người Úc? Thì cũng như mọi người dân các nước khác, sinh ra trong độ tuổi 15 thì bắt buộc phải được học hành, trong độ tuổi này đi đến bất cứ nhà trường nào xin vào học đều được thu xếp chỗ học tử tế, không mất tiền. Trẻ em tuổi này trong giờ học mà thấy lang thang ngoài đường mà gặp cảnh sát thì thế nào cũng bị chận lại hỏi lý do sao không đi học. Ngược với bên mình, trường công thì lại dễ vào học, còn trường tư vừa mất tiền học phí mà cũng hơi khó xin vào học, thường trường tư là các trường thuộc các tôn giáo, kỷ luật cũng nghiêm hơn. Qua đến đại học thì được chính phủ giúp cho mượn tiền để đóng học phí học tiếp cho đến khi tốt nghiệp, còn tiền ăn ở thì được cấp cho không và chỉ khi nào học xong, ra trường kiếm được việc làm và lương phải trên 25 ngàn một năm mới phải trả lại tiền học phí, đâu cỡ 2% tiền lương cho đến khi trả xong, thế nên, ai có chí thì học cho đến gìa cũng được. Chả thế mà có các sinh viên 60, 70 tuổi đấy à.

 

Trong độ tuổi lao động, tuổi này được tính từ 18 cho đến 65. Ai có nghề nghiệp gì thì làm nghề đấy, ai không có nghề thì đi làm mướn. Nói tới nghề thì phải công nhận là nghề ấy phải được huấn luyện đàng hoàng. Có chứng chỉ của trường lớp và nghề nghiệp ấy phải được bảo hiểm, để khi có trục trặc còn có nơi mà bám víu vào, lao động chân tay và làm việc bên ngoài thì tiền lương cũng cao hơn, và người có bằng cấp thì đương nhiên tiền lương cũng khá hơn người lao động chân tay. Tuy vậy cũng có những trường hợp ngoại lệ, ở đâu cũng thế thôi. Làm đến khi về hưu, ôm một đống tiền hưu trí, dùng tiền để đi du lịch hay hàng ngày lái xe mới coóng đến các câu lạc bộ thể thao chơi dưỡng già, xài không hết thì tặng các cơ quan từ thiện làm phước.

 

Có nhiều luật mà nếu ở bên mình thì thật là lạc hậu, như luật bảo vệ súc vật, ai có máu mê đá gà coi chừng! Nếu bạn nuôi chó, nuôi mèo bạn phải đăng ký với hội đồng thành phố, để họ cấp giấy phép và thẻ bài cho chó, cho mèo đeo, rồi bạn phải lo mà chăm sóc cho chúng như đi chích ngừa, tắm rửa cẩn thận, nếu chó mèo bạn nuôi mà bạn để chúng đói, chúng bệnh không được chăm sóc, ai đó họ biết mà báo cho hội bảo vệ súc vật thì bạn cũng bị phiền với pháp luật đấy! Đừng có đùa ạ! Còn quyền bình đẳng, bảo vệ đủ thứ nữa, nhiều cái luật rất ngược với bên nhà, nhưng nhập gia phải tùy tục.                                                  

 

Thế những người không có công việc thì sao? Thưa ở Úc có hệ thống An sinh xã hội thuộc vào một trong các nước lo việc phúc lợi cho dân cao nhất trên thế giới. Khi bạn bị thất nghiệp, Bộ an sinh xã hội có trách nhiệm giúp bạn sống, và họ cũng có trách nhiệm tìm việc, huấn luyện nghề nghiệp cho bạn, họ cũng tìm những khoá học nào mà bạn thích kể cả cho bạn đi học thêm Anh văn để giúp bạn có nhiều khả năng giao tiếp với xã hội và dễ dàng tìm công việc. Vì thế đi đâu cũng thấy nhắc nhở câu: Ăn cắp là trọng tội, ăn xin là phạm pháp. Nói thì nói vậy chứ nào có được hết như vậy, nhiều người đi ăn cắp như là cái bệnh, không lấy không được. Mà ăn xin cũng thế, thấy cảnh sát thì họ né là xong. Còn leo vào nhà chôm đồ cũng đâu phải ít, nhưng ai có bảo hiểm thì chẳng phải lo, đã có bảo hiểm phải lo mà trả cho thân chủ đồ đạc bị mất rồi!

 

Khi bạn được vào Úc, bạn có quyền được hưởng ngay hệ thống y tế công miễn phí, hệ thống này rất tốt, nó chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, bạn được cấp cho một thẻ y tế gọi là Medicare, bạn có quyền chọn một bác sĩ cho bạn, cho gia đình bạn mà không phải lo một khoản lệ phí nào, trừ phi bạn phải đến một bác sĩ chuyên khoa cho một khám nghiệm đặc biệt nào đó. Bạn cũng có thể gia nhập một qũy bảo hiểm y tế để được phục vụ tốt hơn, thế nhưng việc này không bắt buộc. Nếu ốm đau phải nằm bệnh viện, bạn được phục vụ chu đáo mà cũng chẳng tốn một xu, ấy vậy mà nào đã hết, khi bạn phải chăm sóc thân nhân, bạn còn được hưởng thêm phụ cấp nuôi dưỡng người bệnh nữa chứ. Nói chung về y tế, bạn chẳng phải lo lắng gì nếu bạn sống trên đất Úc.

 

Về truyền thông giải trí, có hai đài truyền hình nhà nước, ba đài thương mại chiếu 24/24, báo chí thì nhiều báo điạ phương phát không cũng đến 2 hay 3 tờ được mang đến tận nhà. Có tới 5 đài phát thanh Việt ngữ, một đài truyền hình tuần phát một giờ, còn báo chí tiếng Việt, thật không nhớ hết và đếm được. Đặc biệt nhất ở đây là hệ thống thư viện, quanh khu tôi ở có đến ba thư viện với đầy đủ sách báo với đủ mọi loại ngôn ngữ, bạn có thể đến đó ngồi đọc hay mượn mang về các loại sách báo bạn thích, bạn cũng có thể nhờ họ kiếm giúp những cuốn sách bạn đang cần và muốn đọc, họ có trách nhiệm phục vụ bạn miễn phí cả, Thư viện cũng có cả máy vi tính cho bạn truy cập trên mạng những thông tin theo nhu cầu của bạn. Nói chung chẳng có gì cho lãnh vực truyền thông mà họ không phục vụ cho bạn.   

 ..còn tiếp..

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net