android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Melbourne, thoáng qua (kỳ chót.)
Tiếp theo và hết..

*Về thể thao, người Úc mê football, họ coi như là một tôn giáo, nhưng không giống môn bóng đá chung của thế giới. Đá banh như mình ở Úc gọi là soccer, còn Úc họ dùng banh bầu dục như trái cà na, khi chơi, cầu thủ được dùng cả tay lẫn chân, để vừa bắt banh vừa cầm trên tay để đá banh, nhiều pha tranh banh rất bạo, cầu thủ nhảy và leo cả lên vai bạn hay đối phương để lấy đà nhảy cao để chộp banh trên không. Khi chộp được banh, không được để rớt ra mới có quyền ưu tiên để đá trực tiếp vào khung thành. Á à.. nói tới khung thành cũng khác à nha, người ta cho dựng 4 cột để làm thành ba cửa, hai cột giữa cao đến 6, 7 thước gì đó, trên cột không có xà ngang, đá cao bao nhiêu cũng được, miễn là vào giữa các cột gôn, đá banh vào chính cửa giữa được 6 điểm, ở hai bên thì chỉ được có 1 điểm, đá vào mà cầu thủ đối phương bắt được thì không có điểm. Sau mỗi trận đấu số điểm kể có hàng trăm. Họ mê lắm, cứ có đá banh là thấy lũ lượt người từ lớn tới bé, già trẻ gì đều mê hết, mùa banh vào mùa đông, có bốn hiệp một trận đấu. Người mình chắc không ai có đủ sức để chơi môn này, nó chạy như ngựa và tranh banh kịch liệt, va chạm cũng dữ dằn, hiếu động lắm, vì họ phải hoạt động dữ dội, không hoạt động chắc cũng chẳng chịu nổi cái lạnh ngoài sân, chưa kể những ngày mưa. Chỉ nghĩ tới cũng đủ rùng mình, còn các môn chơi khác thì cũng đều đều như các nước.

 

Còn người Việt ta sống ở Úc ra sao? Người Việt sống đông nhất ở hai thành phố lớn của Úc đó là SydneyMelbourne, hai thành phố này có đến hơn phân nửa tổng số người Việt trên đất Úc, số còn lại sống ở các thành phố khác như Adelaide, Brisbane, Perth. Ở Úc có chừng hơn hai trăm ngàn người Việt. Thói quen của những người Việt là luôn luôn muốn ở gần nhau, nhờ vậy mà các sinh hoạt tương đối gần gũi với những tập quán ở quê hương. Bạn đi chợ? Thôi thì thượng vàng hạ cám, chẳng có gì ở quê nhà có mà ở bên đây lại không có. Bạn cũng chẳng cần phải dùng tiếng Anh ở các khu thương mại này, vì những sinh hoạt buôn bán mang đậm nét đặc thù của dân tộc Việt, cũng rao ới ới mại dô vang vang cùng khắp chợ. Mới đầu thấy cũng hơi kỳ kỳ, nhưng riết lại thấy quen quen mà lại nhộn nhịp, mà lại còn thấy vui là đàng khác.

 

Còn người mình làm gì nhỉ? Thưa cũng bình thường như mọi người, từ lao động chân tay đến công nhân, viên chức chính phủ, các em nhỏ nay học đã thành danh cũng đã trở thành giám đốc, tổng giám đốc, thậm chí có người đã nhảy vào chính trường với chức Thượng nghị sĩ của quốc hội tiểu bang. Còn các vị dân cử của các hội đồng thành phố, thị trưởng cũng đã có năm ba vị. Nói chung ngành nào nay cũng có người Việt, với gần 30 năm hội nhập, kể như người mình đã bước những bước khá xa. Bạn có biết không, ở chỗ tôi ở trong niên giám điện thoại, họ Nguyễn là họ đứng vào hàng thứ tư của các họ đông nhất đấy, chứ bộ dỡn chơi sao.

 

Còn cái này tôi không thể nào mà lại không kể cho bạn nghe, đó là khu vực dành riêng cho các bác thằng bần, các vị chủ nhân lớn đã hùng nhau hàng tỉ bạc để xây một khu gọi là Crown Casino, hòng có chỗ mà phục vụ các bác của thằng bần. Nơi này được chính phủ ưu tiên cho mở cửa 24/24 giờ mỗi ngày, thế nên có nhiều bác vào đây quên luôn cả đường về, thôi thì đủ cả mọi môn chơi, tôi không rành rẽ lắm, nhưng chưa có bác nào chê bai cách thức phục vụ của sòng bài này, ai cũng có ý định lên đó để lấy tiền về sài, khổ một nỗi chẳng một ai chiụ ăn non cho, vận đang may sao lại nghỉ cho được, mà lỡ thua thì phải gỡ chứ sao lại để cho nó ăn mất tiền của mình! Chính vì những lý do chính đáng như vậy mà chẳng một ai chịu về khi túi còn chút tiền. Bù lại, chủ sòng chiều bạn hết cỡ, mỗi lần bạn đổi tiền thì bạn được thưởng điểm, mà ở điểm bao nhiêu thì bạn được ăn uống miễn phí, bao nhiêu điểm thì bạn được bao ở trong khách sạn 5 sao của sòng, thậm chí với các khách sộp, chủ còn thuê bao luôn máy bay đưa đón đến chơi, bao ăn bao ở, bao vui chơi giải trí. Tôi cũng đến một vài lần, phải công nhận họ xây dựng quy mô bề thế với lối kiến trúc tân kỳ, cùng những tiện nghi hiện đại bậc nhất, thế nhưng lại chỉ để phục vụ cho các bác của thằng bần mới chết chứ. Khi tôi viết thư này cho bạn, tôi đọc được trên báo nói là năm nay, nguyên tiền thuế phải đóng cho chính phủ cũng thu được hơn 2 tỉ rưỡi Dollars khiếp chưa, nên nhiều bác thằng bần không còn làm chủ nhà nữa, vì các bác đã bán đi để nộp vào cho chủ sòng!

  

Cuối cùng, xin cũng có vài dòng về người bạn của các bạn chứ, đó là chính tôi đây, hắn làm cái quái gì vậy nhỉ? Trong bạn bè, ít nhiều đều biết tôi, biết rõ về khả năng của tôi, những người ấy chắc là dễ dàng thông cảm cho tôi. Người bạn của các bạn nhờ may mắn hơn là nhờ vào tài năng mà đương sự có. Như các bạn đã biết, tôi học hành không được tới nơi tới chốn theo đúng nghiã, lại thiếu năng khiếu và nghề nghiệp chuyên môn, phàm ăn, tục nói, ở bên nhà nhờ vào thời cơ may mắn mà làm ăn được gọi là khá hơn một vài người bạn một tí chút, tính toán cũng trúng thời mà bồng bế được bầu đoàn thê tử đi Tây. Nói cho có vẻ một chút là nhờ nước lớn mà chúng tôi trở thành bèo dạt, nhờ gió mà chúng tôi trở thành mây trôi. Sang xứ người, bèo xệ, nước không lớn nên thành bèo cạn, bèo khô. Khổ một nỗi, đã leo lên lưng cọp, nhảy xuống cũng bỏ mẹ, mà ngồi trên lưng cho nó chồm, nó nhảy cũng bỏ bố. Thôi thì đàng nào cũng kẹt nên cũng cứ kệ cho con tạo xoay vần. Đâm thế mà lại hay, tôi lao vào đủ thứ nghề: Làm học sinh già, đi sửa xe, làm may, làm farm (rẫy), sửa nhà, làm công nhân hãng foam (thùng nước đá), làm công nhân lau rửa hãng thịt. Chẳng nghề nào ra nghề nào, ấy thế mà cả chục năm đã trôi qua trên cái đất nước xa lạ, nhưng nay tôi đã trở thành công dân của xứ Úc. Nhớ lại những ngày đầu đầy gian nan vất vả, sợ bạn bè cười, tôi có làm bài thơ gửi Chiến Khàn như sau, xin chép lại để bạn đọc chơi:

 

Tôi đã nhận thư ông.

Chữ nghiã bay như rồng.

Được tin bạn bè cũ.

Tụ họp vẫn còn đông.

 

Ông cũng kể cho tôi.

Chuyện dâu biển cuộc đời.

Chuyện anh em bằng hữu.

chuyện nhậu và chuyện chơi.

 

Chuyện đi tiễn lỡ xe.

Bố mẹ với Nhẹt Nhè.

Mải đi coi cất cánh.

lỡ tầu chạy le te.

 

Rồi chuyện vợ ông sanh.

Thằng bé cháu ngon lành.

Chúc cháu trai mau lớn.

Nối gót với đàn anh.

 

Giờ xin kể chuyện tôi.

Bỏ làm chủ. Làm bồi!

Tóc bạc! Lòng tươi rói?

Ra đường giống thằng boy.

 

Bà xã đã đi mai (may).

Đạp mái (máy) tối cả ngày.

về khuya rồi đi sớm.

Tiền bạc có từ đây!

 

...!!!!!

 

Thời gian đi nhanh lắm, thế mà tôi đã sống hơn 13 năm trên xứ người, các cháu giờ đã lớn cả, học hành đã xong và có công ăn việc làm ổn định. Tôi giờ đã già đi nhiều, ngồi rỗi chẳng làm gì. Ngày ngày, ngồi ôm cái máy vi tính, hoài cổ nên ôn chuyện cũ viết nhăng viết cuội, hết chuyện ta ra chuyện người. Tưởng viết cho bạn đọc vui chơi thôi, không biết có làm cho ai buồn vì những dòng mình viết không đây? Chắc là không thì mừng lắm, vì mục đích là viết cho vui, cho đỡ buồn cơ mà.

 

‘’Ấy mà này Minh ơi! Hỏi nhỏ cậu cái này. Nãy giờ kể toàn chuyện gì cũng có, còn cái chuyện nhậu thì sao? Dân nhậu có giống bọn mình không?’’

 

Chà chà, cái này cũng hơi khang khác ạ. Chẳng là bên này có hơi bận rộn, nếu không gặp nhau được vào các dịp nghỉ lễ, cuối tuần thì cũng rất khó gặp nhau vào những ngày làm việc trong tuần. Thế cho nên, các ngày kỷ niệm của gia đình như: Sinh nhật, ngày cưới, ngày giỗ, đầy tháng, thôi nôi vv. thảy đều rơi vào hai ngày cuối của tuần lễ, không tổ chức vào hai ngày này thì hiếm lắm các bạn bè thân thiết đến chung vui với mình được. Xét vì các lẽ ở trên mà dân nhậu hơi khó gặp nhau, bia rựơu thì ê hề rẻ nữa, cỡ hai giờ công làm việc thì có một thùng bia hay vài chai rượu vang trung bình, còn rượu mạnh thì tuỳ từng loại, giá cả có khác nhau nhưng thích cũng vẫn dễ dàng chiều được. Nhưng cái thời giờ để ăn nhậu sao mà hiếm qúa! Dân nghiền ở Úc thì cứ hẹn nhau ở quán rượu, ở đó có cả bia tươi, còn vào quán ăn, có nơi bán rượu, họ sẽ không cho mình mang rượu vào, cũng có quán với chữ BYO. (Bring your own) ở cửa ra vào, thì cứ tự nhiên đưa rượu mà mình thích dô quán. Ngoài đường, nơi công cộng cấm không được uống rượu, mấy tay nghiền phải cho chai rượu vào cái túi giấy, thỉnh thoảng đưa lên miệng tu một hơi cho đỡ vã.

 

Hẹn nhau, hay mời nhau đến nhậu, nếu không mang vợ con theo thì cũng kẹt, mà mang vợ con theo thì cũng phải mang theo những người phải có bằng lái xe, không thì cũng hết dám uống, bởi vì khi uống xong, lái xe tà tà ra về mà gặp cảnh sát chặn lại cho thử rượu thì kẹt dữ đa! Cảnh sát cho mình thổi vào máy, nếu uống qúa ba ly tiêu chuẩn, hay nồng rượu trong máu trên 0.05 coi như mình bị mời ra khỏi xe, bằng lái bị tịch thu và bị phạt nữa. Ở cái xứ ra đường phải lái xe mà không có bằng lái coi như cụt giò. Bởi thế hẹn nhau để nhậu cũng hơi phiền hà nên cũng không nhậu thường xuyên lắm, nên nhà em cũng bị xuống đô nhiều.

 

‘’Thế còn cái vụ.. à.. à kia. Cái vụ số ta?’’

 

‘’Ơ cái nhà ông này, chuyện kia là chuyện nào, ông muốn gì thì cứ hỏi huỵch toẹt nó ra người ta mới biết mà nói chứ? ‘’

 

‘’Thì cái chuyện ờ.. ờ khó nói qúa.  Chuyện bán hoa.

 

Hoa à, hoa thì thiếu gì, phải nói là trên trời dưới hoa, nhiều loại hoa chắc chắn là ở bên mình không có, cả về hương lẫn về sắc, nói không ngoa thì hoa ở bên này thật chẳng thể chê vào đâu được.

 

Không, ông hiểu lầm ý tôi rồi, hoa.. ư. ừ mà hoa biết nói cơ. Cái chuyện số ta, cái chuyện chị em nó ra làm sao nhỉ?

 

Đeo mẹ.! Cái nhà ông thổ tả này, chắc ông muốn hỏi tôi cái chuyện trả thù dân tộc chứ gì? Có vậy mà cứ ngập ngừng. Có nhiều không chứ gì? Có mà ông không có sức. Cái đó thì ở đâu lại chẳng có, chắc chỉ khi chưa có bà Eva thì mới không có cái vụ ấy. Nên ở chỗ tôi cũng không ngoại lệ, nó công khai ngờ ngờ ra đó, chứ có dấu diếm gì ai đâu, chỗ nào có cái đèn đỏ ở cửa là đúng hắn đấy, đèn tắt thì đừng vào, vì nhà em nghỉ, nhà em đi ngủ rồi đấy. Thôi thì hợp chúng quốc nhá, Tây, Tầu, Ý, Hung, Nga, rồi đen, trắng vàng gì cũng có ráo, sau này đã có cả các kiều nữ Việt mình nữa, hình như các ả sợ thua kém người ta sao đó, nên đã phải cùng chị, cùng em cũng đã tham gia vào hàng ngũ của cái gọi là gia tài phụ nữ tươi sống quốc tế đấy! Khiếp không?

 

Thế.. Ông đã bao giờ ấy chưa nhỉ? Nói cho anh em mừng với.

 

Mẹ cái nhà ông này được chân lân đàng đầu, bộ ông muốn tôi chết phỏng? Bộ ông muốn tôi mất chức hội trưởng sao? Ông lại cũng muốn tôi công khai nói thật để cách mạng thương ru? Ối mà thôi. Ngu gì mà nói, có cũng không nói, mà không có cũng nhất định không nói, chỉ xin ông biết cho rằng: (Ai bao năm từng lê gót nơi quê người,) ai cũng phải công nhận là ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục thì cái ao nhà vưỡn hơn và là nhất đấy qúi ông ạ.

 

Nhân nói chuyện vớ vẩn về hoa, cũng cần nói thêm một tí về quan niệm của dân Tây, cu cậu tưởng là chẳng coi ai ra gì về cái điểm chị em ta. Tưởng vậy mà không phải vậy đâu, nhất là các bậc làm chính trị, còn phải giữ hơn cả các bậc tu hành nữa ấy chứ, anh nào lăng nhăng, bị phát giác, bị tố cáo thì dễ tiêu ma sự nghiệp lắm, dễ mất chức lắm, thủ tướng cũng kệ, anh không giữ được anh phải chiụ đòn, điển hình là chú Bill Clinton nhà ta, nó mang ra cạo cho trầy da tróc vảy, ú a, ú ớ dạo còn phom phom ngồi trên cái ghế tông tông đấy chứ. Muốn gì thì phải cho công khai chính trực cơ, còn không thì ráng mà nhịn, chứ mà cứ như dân nhà mình là đi đời nhà ma ngay.

 

Quan niệm về tình dục cũng có nhiều điều khác lạ, họ đưa vào trường học dậy cho học sinh biết ngay từ năm đầu trung học, thế nhưng họ lại cho là mình lạm dụng tình dục nếu như mình rấu trẻ con dù là trẻ con cùng phái tính với mình. Ngày về quê chơi, thấy mấy chú em hay đè mấy đứa cháu trai ra rờ chim nó khiến mình méo mó nghề nghiệp. Nói các chú ấy chỉ cười, thì ra nhập gia phải tùy tục là như vậy.

 

Viết đến đây kể cũng hơi dài, thế vậy nhưng đâu đã hết chuyện được, còn nhiều, nhiều lắm, ôi thôi thì đủ mọi thứ chuyện, nhưng đành thôi, nhưng không phải ‘’thôi’’như cụ Phạm Duy viết: Thôi thì thôi nhé.. có ngần ấy thôô.. ô.. ô..i đâu, hổng diết nữa là dì chắc gì các cụ ở nhà, đó là những người bạn của tôi giờ có đủ thời gian để mà đọc được, bởi vì kỳ dià Diệt Nam bữa hổm thấy các cụ đều bận cả (không lẽ để củ tỏi ra ngoài) nên thấy ai cũng còn ít lắm cái thời gian rảnh để bù khú với nhau. Vậy nên nhà em xin thôi vậy! Cụ nào muốn biết thêm xin cứ mạnh dạn, nhà em xin gỉa nhời tuốt tuồn tuột. Bố đứa nào dám sạo!!!

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net