android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Năm con lợn. (phiếm vui ngày Xuân)

10-02-07.

Nhanh thật! Mới hôm nào còn rị mọ ngồi viết về Năm con chó, thế mà hôm nay nhìn lịch, Năm con lợn đã đến rồi!

Năm con lợn là năm chót của mười hai con giáp, một năm cũng bình thường như những năm khác, chẳng có gì đặc biệt hơn, nhưng người ta luôn luôn tìm ra các đề tài khác nhau, để viết về những con vật biểu tượng của năm mà nó chiụ trách nhiệm làm vật mẫu! Và năm nào cũng có nhiều chuyện để nói, để kể. Cũng nhân năm con lợn, chúng tôi cố moi móc tìm kiếm một số chuyện vặt vãnh về con lợn để kể, hầu qúy độc gỉa thân thương đọc nhân dịp mừng xuân mới.

1-: Trước khi bàn giao cho Năm con lợn, vào khoảng giữa nhiệm kỳ nhà chó. Những gia đình nào ở nông thôn Việt Nam nói chung, hay dân Bùi chu ta nói riêng, ai có “bạn lớn” đều buồn đến méo mặt, càng nhiều ‘bạn lớn’ càng mạt. Chắc do lệnh chống tham nhũng chăng? “Bạn lớn’ của người dân quê không có dính dáng gì tới tham nhũng cả, những ‘bạn lớn’ này chỉ mang hình ảnh của nhà mấy anh tham nhũng mà thôi, bởi vì, các nhà có ‘bạn lớn’ do được nói lái là những nhà có ‘lợn bán’. Năm nay gía heo rớt thảm hại, nên những nhà chăn nuôi kêu trời không thấu! Khiến cho những đại gia trước nay luôn hãnh diện là mình có nhiều ‘bạn lớn’ bao nhiêu, thì nay buồn phiền vì ‘bạn lớn’ bấy nhiêu!

Nhớ lại thời cực thịnh của chim cút, người chủ chim, ăn với chim, ngủ với chim, ngửi mùi phân chim còn không thấy thối. Chỉ đến khi tán gia bại sản vì chim, mới nhận chân được thực tế cuộc sống, ăn ở mất vệ sinh của mình, đã sống chung với chim, khổ vì chim mà không biết. Nay những nhà chăn nuôi cò con ở quê ta cũng vậy. Thối tha của mùi phân heo như vậy mà lỗ mũi cũng dung hòa tan biến hết, gía như heo đừng rớt gía, mà cám bã, thực phẩm thức ăn cho gia súc cũng đừng tăng! Thì heo ơi, mi là niềm hy vọng của gia đình ta.

2:- Ai sinh Năm Hợi, cầm tinh con heo hẳn đã ít nhiều nghe được câu: “tuổi Hợi nằm đợi mà ăn.” Sướng nhỉ? Thế sao chẳng chịu sinh con vào Năm Hợi cho sướng. Không biết câu nói trên có đúng không, nhưng chắc dân mình vốn có tính hài hước, câu nói trên vừa ý nhị, vừa thâm trầm ý nghĩa của các vị nho học? Cứ nhìn thấy sao thì nghĩ như vậy. Chẳng là, trong các loài vật nuôi trong nhà, mỗi con vật mà chủ nuôi đều có một mục đích rõ ràng, con trâu phụ giúp việc đồng áng, con chó giữ nhà, con mèo lo bắt chuột coi kho thóc, con gà lo báo thức, con heo là được nuôi như một cách để dành, tiết kiệm. Con nào việc nấy, ăn uống thì cũng tự kiếm mà ăn, ngoài những phần chủ phân phát cho, đói no cũng đành phải chịu. Riêng anh chàng heo thì khác, ăn được chủ mang đến miệng, chủ bận việc mà quên, khiến heo bị đói, thì heo cứ tự nhiên réo ầm ĩ nhà cửa, mặc chủ bận rộn công việc, hoặc có khách khứa đến chơi, vua quan gì cũng kệ, réo đòi ăn là cứ réo đòi ăn, chó mèo mà lộn xộn như vậy cứ mà no đòn, gà qué mon men đến chỗ thóc gạo, cứ bị đuổi chạy nhảy té tát, nhưng heo thì tuyệt không, lại còn được chủ vội vàng cho ăn ngay, càng nhanh, càng tốt, cho nó êm cửa, êm nhà.

3:- Trong các con vật, heo tượng trưng cho sự sung túc, hình ảnh chị nái nằm phơi bụng với đàn con nằm bú thì thấy tương lai hứa hẹn cho gia chủ biết bao. Cái bản mặt heo lại thấy biểu tỏ sự phúc hậu, nếu như người có bản mặt giông giống như thế mà lại có tí chức vụ, còn ngược lại anh dân dã mà phương phi cải diện mạo thì bị chê là mặt lợn. Lợn còn là biểu tượng của những anh tham nhũng, chắc do cùng loại ham ăn chăng?

Người ta đã bỏ công nghiên cứu mà so sánh giữa quan tham và anh cu heo nhà ta đều có những điểm trùng hợp thích thú, đó là sự ăn tạp của cả hai, heo và quan tham. Heo cho gì cũng ăn, chẳng cần biết sạch dơ, biết ăn để mau được giết thịt cũng cứ ăn. Người ta nói, con chó mà nói nó thịt được rồi nó cũng sợ lên len lén tìm chỗ trốn. Heo thì không, chủ vỗ đầu nó mà nói: “con này thịt tốt rồi đây.” Nó vẫn ăn bôm bốp vang nhà, có khác gì tham quan với những phong trào, nghị quyết chống tham nhũng này nọ đủ cả mà tham nhũng vẫn lộng hành!! Chờ chết.

4:- Lợn còn được dùng như lễ vật, cúng tế.

“Nửa nạc nửa mỡ, hết cỡ ngu si, giỗ tết đến kỳ, lên bàn thờ tổ!”

Câu đối trên là của ông Hà Sĩ Phu, người nổi tiếng với những câu đối Tết mỗi năm, mà nhiều thức gỉa mong đợi mỗi dịp Xuân về để được thưởng thức, một món ăn tinh thần mang đẳng cấp trí tuệ cao. Tôi muốn mượn câu đối mấy câu cuối chữ “lên bàn thờ tổ!” Đấy, ai cũng chê heo, heo ở bẩn, heo ăn bẩn, trò con heo, mặt lợn, mập như heo vân vân và vân vân. Ấy thế mà cúng giỗ, Tết nhất không có cái bản mặt nhà anh cu heo, nhất là heo quay nằm trên đĩa, chễm chệ trên bàn thờ thì hình như thiếu trang trọng, thiếu đi cái gì ấy nhỉ? Chẳng biết khi cúng vái, lễ lậy, ai hưởng nhưng chắc chắn gần ta nhất là cái đầu heo, chấp nhận sự vái lậy của ta trước tiên, thế thì heo cũng đâu có phải thứ tầm thường, nhưng ông Hà Sĩ Phu giáng cho heo bốn chữ: hết cỡ ngu si, kể cũng đau, chứ ai lại người ta cúng kiến, vái lậy mà heo thì chẳng phụ ban phát cho chủ lễ một cái gì hơn là bữa nhậu chính nó!!

Để khỏi dài dòng văn tự, heo cũng có nhiều điều để nói, có người thương heo, mới lấy tích ông Trư Bát Giới trong truyện Tây du ký của cụ Ngô Thừa Ân ngày trước ra mà bênh vực rằng: không có Trư Bát Giới hứng hết những cái xấu gặp trên đường đi thỉnh kinh, chưa chắc thầy trò Đường tăng đã qua được đến cõi Tây trot lọt. Xin lấy chút điển tích trên để kết thúc chút chuyện dông dài về mùa Xuân con lợn. Và ai có chê heo cũng xin đại xá mà trừ kẻ hèn này ra vì nhà em cầm tinh con lợn!!! Đinh Hơi nặng.

Trần Văn Minh. Xuân Đinh Hợi.



 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net