android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Những cây cầu ( Bảo Linh )
Ở vào thời điểm Bùi chu mới lập ấp, có mấy ai nghĩ tới phải bắc những nhịp cầu để nối những bờ con suối nhỏ lại với nhau đâu?
Bởi vì, chẳng ai có nhu cầu thường xuyên để phải đi qua, đi lại hai bên bờ suối, mà có phải đi thì con suối cũng nhỏ và nông, nên cũng chỉ phải vén ống quần lên bỏ ba bước chân xuống nước là lội qua bên bờ kia rồi, nhẹ nhàng và chóng vánh. Chỉ có khu đầu nguồn con suối, là với thành vách đồi cao nên dốc đứng, rất khó khăn lên xuống, nên cũng chẳng mấy người muốn qua lại khu vực này và họ chọn con đường vòng vòng để đi cho dễ và tiện.
Thế rồi thời gian thoăn thoắt đi qua. Người dân sinh sống nơi này mỗi ngày một đông ra, con suối xưa như lằn ranh thiên nhiên giới hạn khu vực dân cư với khu rừng chồi hoang dã, nay thì suối còn nhưng lằn ranh ấy không còn, người ta vì nhu cầu cuộc sống đã phải đẩy lùi và xóa mất đi những khu rừng hoang ấy để lấy chỗ làm khu dân cư mới. Nên có những xóm mới mọc nên, để có tên gọi mới như Xóm Đồi, Khu Suối lở vv. Con suối thân yêu xưa, nay tự nhiên biến thành nỗi khó khăn cho người dân đi lại. Nó giờ tự nhiên lại trở thành là làn ranh ngăn cách đôi bờ.
Xưa ai có phải lội qua suối thường là để đi tắt đến chỗ làm cho gần, cho tiện, mà đi làm thì ăn mặc có kể xá chi một chút ướt át, hay lấm lem, cho nên, cũng chẳng ai bảo ai, mà cũng chẳng ai cần đến một cây cầu. Với lại, qua suối cũng không thường xuyên, không cần thiết. Giờ thì khác xưa, qua suối không phải là để đi làm nữa, qua suối như một nhu cầu sinh hoạt bình thường của cuộc sống, bắt buộc phải qua nếu không muốn mất thời gian đi vòng vèo xa hơn gấp bội. Qua suối để đi làm, qua suối để đi học, đi lễ, đi chầu, đi chợ, đi ăn đám, đi chơi, thăm nhau vv. Người lớn, trẻ em ai cũng đều phải đi ngang con suối. Nếu như không bắc cầu, thì đương nhiên phải lội qua, đi bộ coi mòi cũng còn khó nói chi tới đi bằng xe đạp, xe máy vv. Vào những đêm tối trời, ai có nhu cầu đi lại thì thật vất vả, ngại ngùng. Những người ốm đau bệnh hoạn phải cấp cứu cũng là gặp phải muôn vàn khó khăn. Chưa kể đến những cơn mưa lũ, nước chảy xiết cũng gây bao hiểm họa cho nhiều người, đã từng có những tai nạn với cư dân sống hai bên bờ suối.
Thế là người ta phải nghĩ đến việc bắc những cây cầu. Đơn sơ vào những buổi đầu, ai đó trong xóm đã tổ chức kêu gọi đóng góp những cây tre, cây gỗ để làm mấy nhịp cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Mà khó đi thật, đi mà cứ phải cúi xuống nhìn từng bước chân để bước cho chính xác, không thì trượt té rớt xuống suối, ban ngày đã vậy, còn những đêm tối trời thì khó khăn gấp bội, để khắc phục những khó khăn trên, người ta lại hè nhau đi xin những cây dừa cằn cỗi để nâng cấp cây cầu lên bằng những thân cây dừa chặt bỏ, một cây, rồi hai cây, rồi lại thêm những tấm ghi sắt đặt lên trên cho mặt cầu bằng phẳng để dễ đi hơn, cứ vậy cho đến hằng nhiều năm trời chịu đựng.
Hiểu được nhu cầu đi lại cũa người dân, Lm. Thanh vận động tài chánh để cùng bà con trong thôn xóm nối những bờ con suối lại, cho dân làng gần gũi nhau hơn giải quyết được những khó khăn trong vấn đề di chuyển. Thoạt đầu ngài cho làm một cây cầu lớn và cao hơn mặt suối đến 5 hay 6 mét, cao như vậy để tránh đi những con dốc cao tại khu đầu nguồn, đó là cầu Thiên Thần, dài cỡ 30 mét, với những nhịp cầu bằng sắt thép kiên cố vững vàng để nối bờ từ khu vực đối diện nhà thờ xứ đạo với khu dân cư mới thuộc thôn Tây Lạc (Giáo họ Kitô vua). Mặt cầu rộng rãi cho xe cộ nhỏ đi lại hai chiều dễ dàng, bằng những tấm ghi sắt lót ngang bằng phẳng. Cây cầu đã giúp cho nhiều người rút bớt được khá nhiều thời gian khi di chuyển, do đó mà mọi sinh hoạt trong khu vực cũng tiến triển rõ hơn. Xóm ngõ đông vui hơn, trẻ nhỏ rộn tiếng cười vang dòn dã sau khi đi sinh hoạt mỗi buổi tối trên đường trở về nhà.
Vào đầu Năm 2004, một cây cầu nữa ở khu vực Xóm Đồi được xây dựng bằng xi măng bê tong đúc cũng đã được bắc ngang con suối có tên là Cầu Thánh Tâm. Đây là công trình cuối cùng của LM. Thanh làm cho xứ đạo, trước khi ngài về Giáo xứ Thái Xuân. Nhưng trong suốt thời gian dài, Lm. Thanh đã xây rất nhiều cây cầu lớn trong khu vực Sông Mây thuộc Giáo họ Bùi Đệ nơi mà sông suối chằng chịt, nên rất ư cần đến những cây cầu, hiểu được những nỗi khổ của dân nên ngài đã cho xây dựng nên những cây cầu như: Cầu Bùi Đệ (Xóm Trinh vương) ,Cầu Năm Thánh 2000, Cầu Bùi Đệ Năm 1993, Cầu Kitô Vua 2001, Cầu Ngân Khánh 1996, Cầu Vinh Thanh 2003. Những cây cầu đã để lại trong lòng người dân sự cảm kích và luôn mãi nhớ ơn những người tạo dựng lên nó những chiếc câu xinh, như lời ca của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng:
‘Cầu đưa ta đi sớm trưa, dù trong nắng mưa cầu nối liền bờ’
. Để tạo hứng khởi nên người viết cũng có những vần thơ nhỏ như lời tri ân đến các ân nhân đã giúp đỡ tài chánh, công sức tạo dựng lên những cây cầu trong giáo xứ.
Dễ dàng chân bước qua sông.
Cầu yêu, như bế như bồng ta qua.
Ơn người tạo dựng bao la.
Thương ta, cầu kéo đường xa lại gần.
Ôi tất cả là hồng ân.
Chúa thương, Chúa gửi ân nhân giúp đời.
Qua cầu bước nhẹ chân vui.
Nhớ ơn Chúa, nhớ ơn người Ân nhân…
Bảo Chi 2005.
| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net