android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Tiếng Bùi Chu “Cổ”.

Sở dĩ dùng tiếng “cổ” vì mong rằng chỉ có số ông bà lớp già dùng chứ con cháu không nên kế thừa và hãy đưa nó vào dĩ vãng.

Một số đông người Bùi Chu có quê gốc Thức Hóa – một làng ven biển thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Theo Chúa vào Nam, giọng nói đã cùng đi với người di cư.

Về cơ bản thì giọng nói và âm sắc cũng giống với các người vùng miền khác. Chỉ đôi khi phát âm lẫn lộn, hầu hết rơi vào các phụ âm đầu. Một số người bảo là “Nói sai chính tả” (Có phải viết đâu mà sai chính tả!!). Một số người bảo là nói “ngọng”, theo tôi cách gọi này có lẽ đúng hơn. Ban đầu nó là đặc sản của dân Thức Hoá, sau lan ra gần hết Bùi Chu. Nói ngọng tồn tại như “một phần tất yếu của cuộc sống”. Rất nhiều người nói ngọng một cách tự tin và hồn nhiên, và tất cả như đã quen với điều đó.

Các lầm lẫn thường gặp:

1. Phát âm “s” thành “x” và lẫn lộn với “th” và ngược lại:

- “Vác khẩu thúng (súng) lên vai” nhưng lại “đội cái xúng (thúng) lên đầu”.

- Ngày còn bé, bà bảo tôi: “Vào bếp lấy cái mũ thắt cho bà”. Tôi vào bếp tìm cái “ thắt” nhưng mãi chẳng thấy. Bà nóng ruột đi vào, chỉ vào cái mũ sắt của lính ngày ấy thường dùng với công dụng khác là giã cua và bảo: “Thế cái này cái gì đây?”

2. Âm “tr” thành: “t”:

- “Con tâu tắng…” (con trâu trắng)

- “Tháng thớm tinh thương ra bờ thông, tông thang bên kia, thấy cái gì tăng tắng, tưởng quả tứng, thang đến nơi ra cái mảnh thành thứ” (sáng sớm tinh sương ra bờ sông, trông sang bên kia, thấy cái gì trăng trắng, tưởng quả trứng, sang đến nơi ra cái mảnh sành sứ.)

3. Lẫn lộn giữa “n” và “l”: (Đây là lỗi phổ biến nhất)

Chim hót níu no” (líu lo)

Đá rơi năn nong nóc” (lăn long lóc)

Phụ nữ Niên (Liên) xô leo nên (lên) núi bắn máy bay phản nực (lực)

"Yêu nhau đứng ở đằng xa. Con mắt niếc nại (liếc lại) bằng ba niếc (liếc) gần".

* Sau đây là mốt số câu chuyện có thật ở trong ấp mà chính tôi đã gặp phải:

Sáng mai trên đường đi làm, ngang qua tiệm bún riêu gặp một bà hàng xóm. Chẳng mời ăn bún mà bà lại mời “ Mời cậu vào ăn tháng!(sáng)”. Nghe ớn lạnh cả sống lưng.

Vừa vào đến cơ quan, gặp cô đồng nghiệp trẻ trung, xinh đẹp. Sau cái nháy mắt chào, cô hỏi: “Cu anh được mấy ký?” “Chịu, chưa cân”. Số là vợ tôi mới sinh một quý tử. Thấy cô hỏi tắt nguy hiểm quá, trả lời xong trốn biệt, nấn ná có khi cô lại quan tâm hỏi thêm vẫn bằng cái kiểu ấy xem thằng cu có cứng…cáp không thì khổ. Chưa hình dung được câu trả lời. Mà không trả lời được thì thật đau “nòng” (lòng).  (vụ này kể thêm để minh hoạ, chứ không có trong tiếng Bùi Chu “cổ”) kiểu nói tắt của dân quê như vụ hỏi: bố cháu có làm chó không? (bố cháu hôm nay có giết chó không?)

Thấy bọn trẻ tắm mưa ngoài sân, bà lão tắc lưỡi: "Mưa như xế (thế) mà ra thân xì xế (sân thì thế) nào cũng cảm mất xôi (thôi)".

Hồi thanh niên, tôi có người bạn gái tên Lan. Một hôm gọi điện đến nhà mời cô đi chơi. Sau vài hồi chuông, đầu dây bên kia một giọng oanh vàng cất lên “Anô! Nan (alô, Lan) đây!” Sau một hồi thương thảo, chạy xe đến nhà chờ cô ngoài phòng khách. Cô mang ra 1 cái ly và “Mời anh uống nước nọc”.   Ôi! “choáng”.

Gần nhà, có một gia đình cùng quê ngoài Bắc mới vào lập nghiệp. Một hôm tôi nghe bà mẹ chửi đứa con gái lớn: “Con gái con đứa, nàm (làm) không no nàm, cứ thấy con giai nà nao nên như tên nửa (lao lên như tên lửa)

* Ở nhà thờ:

Một chàng trai thật bảnh, áo bỏ trong quần. thắt cra-vát, đi giày tây cẩn thận lên đọc sách thánh. Kết bài bằng giọng thánh thót “Đó nà nời (là lời) Chúa”.

Một huynh trưởng trong Ca đoàn xứ Bùi Chu cũng sốt ruột với tình trạng phát âm ngọng của các ca viên nên căn dặn “Lúc hát thì phải uốn nưỡi nên chứ!” Bó tay! (kiểu nói khác nữa như: em tên Ninh, Ninh e nờ cao ấy.)

Đi xem hoạt cảnh giáng sinh về, một em gái kể: “Xem mấy đứa nàm nạc (làm lạc)đà cho ba vua cưỡi đi qua đi nại nàm (lại làm) tụi em cười năn nộn (lăn lộn)

* Ở trường học: Thông thường các em học sinh bị ngọng từ trong gia đình, do ảnh hưởng trực tiếp từ bố mẹ hay ông bà. Khi đến trường, việc nói và viết đều trở nên khó khăn, đôi khi gây buồn cuời.

Giờ Văn, học về thơ Nguyễn Khuyến, cô giáo gọi đọc bài, một học sinh đứng lên dõng dạc:

Vẳng nghe tiếng cuốc gọi hè 

Đầu tường nửa nịu nập noè (lửa lịu lập lòe) đơm bông

Thật trớ trêu, các em “vận dụng” cả lỗi phát âm của mình vào ngoại ngữ.

Một em gái mới tốt nghiệp một khoá tiếng Anh ở Sài Gòn về, vào công ty nước ngoài trong khu công nghiệp Sông Mây xin việc mong nhận được một chân phiên dịch hay việc gì đại loại như thế. Lúc ngồi chờ, cô hứng chí cất giọng hát một bài hát tiếng Anh nổi tiếng của nhóm nhạc nào đó tôi chả nhớ, trong đó có câu “…We benong (belong) to the sea..”  Rồi cũng đến lúc được mời vào phỏng vấn, anh Đài Loan  hỏi cô có thích một chân quản lý không thì cô hồn nhiên trả lời “I nai this job very much”.

* Trong công ty:

Một anh người Bùi Chu làm quản đốc trong công ty giày Việt Vinh được phân công tập huấn cho số công nhân mới vào. Chỉ dẫn mãi mà cứ sai, anh nổi nóng quát to: “Nàm nại (làm lại)”. Tội nghiệp các em công nhân cứ phải “nàm nại” mấy lần.

Lời kết:

Thực tế, cha mẹ không hiểu biết về phát âm đã trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ ngay từ lúc các em tập phát âm. Rất nhiều người lớn xung quanh cũng phát âm tuỳ tiện khiến trẻ không nhận ra mình nói sai.

Tật nói nói ngọng làm cho người nghe khó chịu, nhất là những chỗ cần trang nghiêm, trịnh trọng như khi thuyết trình, hội họp, đình đám. Đôi khi làm trò cười cho nhiều người. Người nói ngọng làm cho mình kém văn hoá hơn dưới mắt người nghe. Vậy giới trẻ nên luyện tập để tránh mắc tật này.

Cách luyện tập có thể là đọc nhiếu lần thật đúng, thật chính xác các câu như sau: (tốc độ tăng dần):

Lúa nếp là lúa nếp làng 

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.”

Giáo làng.

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net