android mobil gas station locator huntington park mobile spy free download tamil songs divx yahoo stat tracker app android logiciel télécharger pc spy mobistealth monitoring software

Máy tính bảng Máy tính bảng giá rẻ

dao tao ke toan

| Chúc Mừng Cộng Đoàn | Tin tức | Thư đi, tin lại | Diễn đàn | Tâm tình | Giới thiệu | Góc vui cười. |
 

Home
Bùi Chu Ngày Nay
Bùi Chu Ngày Xưa
Những Người Đáng Nhớ
Kể Chuyện Ngày Xưa
Lịch sử Giáo Xứ Bùi Chu
Giáo Dục Con Cái
Sức Khỏe
Chúc Mừng
Chia Buồn
Trang Thơ
Sống Đạo Giữa Đời
Tin Mừng
Chuyện bốn phương
Trang đặc biệt.
Hình ảnh về Bùi chu
Tuổi trẻ hôm nay

 

Lượt người truy cập

 

Người Việt Nam tới Tân Đảo.:Chân Đăng.

(Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Linh mục Phê rô Ngô Quang Qúy, bài viết giới thiệu lịch sử di dân của người Việt Nam đến đất nuớc xa xôi này.. BBT.)

Noumea.

Người Việt Nam Đến Tân Đảo: Chân Đăng.

Nouméa ở đâu? Nouméa là thủ-đô của quần đảo: Tân Thế Giới. Nghe tới tên Tân Thế Giới hoặc Tân Đảo cũng thấy xa-lắc xa-lơ! Trên thực tế, quần đảo này nằm trong vùng biển Nam Thái Bình Dương, diện tích chừng 19.000 km², lãnh thổ của nước Pháp, chỉ cách khoảng 1.500 km phía Đông nước Úc và khoảng 2.000 km phía Bắc đảo Tân Tây Lan. 

Chúng ta tạm gác lại lịch sử của quần đảo này. Sau hơn 30 năm sống và phục vụ tại đây, tôi rất hãnh diện với những người Việt Nam đã và đang sinh sống tại Tân Đảo. Tôi muốn trình bày với quý vị về sự hiện diện của người Việt Nam tại đây đã có hơn một thế kỷ. 

Vào khoảng thập niên 1880, đang trong lúc cần người làm việc trong các mỏ kền (nikel) trên đảo Nouvelle Calédonie (Tân Đảo hoặc Tân Thế Giới), người Pháp nghĩ tới những người từ Á Châu như người Trung Hoa, người Nhật, người Nam Dương và người Việt Nam.

Người Trung Hoa là những người đầu tiên tới Tân Đảo để làm việc trong các mỏ kền, rất có thể vào năm 1884. Sau đó tới phiên người Nhật vào đầu năm 1892, rồi tới phiên người Nam Dương vào khoảng năm 1895.

Ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Chéribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa. Trên tầu là những người Việt Nam đầu tiên. Tất cả là 791 người, trong đó có chừng 50 phụ nữ. Trong số 791 người thì đại đa số là những người tù bị đi lưu đày, chỉ có 41 người là tự nguyện ghi tên đi làm, họ ký giấy làm việc trong một thời gian ấn định theo hợp đồng. Họ là những người “Chân-Đăng” đầu tiên với một niềm hy-vọng có một nếp sống mới tốt đẹp hơn, trình độ cao hơn là ở quê nhà. « Chân-Đăng » tạm dịch là người đi đăng ký xin việc.  

 

Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác biệt, sự thật qúa phũ-phàng! “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”! Những người Việt Nam làm việc trong mỏ đều phải mang một con “số” chứ không còn mang tên thật của mình và tất cả bị người Pháp ngược đãi như những kẻ nô lệ của họ. Tân Thế Giới hoặc (Đất Hứa) của họ đã trở thành nơi họ phải chịu đủ thứ cực hình. Những ông bà “chân đăng” hiện còn sống thường kể cho con cháu nghe những ngược đãi, những cực nhọc nhục nhã mà họ đã phải chịu thời đó để có được những gì ngày hôm nay con cháu họ hưởng.

Thời gian làm việc theo như hợp đồng là 5 năm. Lương trung bình họ trả cho đàn ông là 12 đồng một tháng và cho đàn bà 9 đồng. Theo như thống-kê thời đó thì số lương 12 đồng cao gấp 30 lần số lương một người có thể kiếm được tại quê nhà!     

 

Tới khoảng năm 1895, luật lệ Pháp thay đổi và người Việt Nam bắt đầu chuyển về thành phố Nouméa theo diện tư-nguyện chứ không còn là những người tù bị lưu đày. Lương hàng tháng cũng bắt đầu được nâng cao hơn, Năm 1900 mỗi người được trả 20 đồng một tháng.  

     

Tới Năm 1929, có thể nói đây là thời kỳ mà người Việt Nam sang làm việc đông nhất. Theo thống-kê của chính phủ thì con số người Việt lên tới hơn 6400. Với những biến chuyển của tình hình thế giới, con số người Việt trên đảo Nouvelle Calédonie lên xuống bất thường. Những người Việt trở về Việt Nam sau khi mãn nhiệm kỳ làm việc trong mỏ, số khác thì từ Việt-Nam ghi tên tự nguyện sang Nouméa đi làm. 

   

Rồi tới Năm 1942, thời Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ và sự liên lạc với Việt Nam cũng bị cắt đứt. Trong hoàn cảnh này, những gia đình “chân đăng” không thể trở về Việt Nam, đành phải ở lại tìm kế sinh nhai sau khi thời hạn làm việc trong mỏ đã mãn.      

  

Người Việt Nam ta khôn ngoan, biết lợi dụng hoàn cảnh để khỏi lâm vào cảnh túng thiếu. Một thời cơ hiếm có để gây lợi cho số vốn đã tạo được bởi mồ hôi nước mắt bao nhiêu năm qua với những ngược đãi nhục nhã. Rất nhiều người đã bỏ vốn ra làm những món ăn bán cho những người lính Mỹ, những món ăn hấp dẫn như “nem” (chả giò), thịt heo kho đường... bắt đầu được bày bán đó đây. Cũng từ thời gian đó mà rất nhiều người Việt Nam đã làm ăn lên, gây lên được một số vốn để rồi từ đó bắt đầu làm ăn lớn hơn.

       

Tới Năm 1945, tất cả những người Việt Nam “chân đăng” sang Nouméa, đã mãn hợp-đồng làm trong mỏ, chính phủ Pháp cho phép tự do ra lập nghiệp chứ không còn bị kềm kẹp bởi những luật lệ có tính cách kỳ thị chủng tộc như trước.

Sau khi luật pháp được công bố, người Việt Nam bắt đầu đi lập nghiệp đó đây, khắp đảo Nouvelle Calédonie, chỗ nào sống được và thấy có tương lai là người Việt Nam tới lập nghiệp. Một số nhỏ chọn vùng Bắc của đảo: vùng gần mỏ Tiébaghi, Chagrin, Paagoumène..., còn đại đa số là kéo nhau về Nouméa, việc gì làm được và hễ có tiền bỏ túi là người Việt Nam ta không bỏ qua!

Thời gian trôi qua, sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều người Việt Nam từ Tân Đảo và từ Vanuatu (Nouvelles Hébrides) yêu cầu chính phủ Pháp trả về Việt Nam. Lời yêu cầu của họ đã được chính phủ Pháp chấp nhận và chuyển họ về Việt Nam.    

 

Tới năm 1954, tình hình chính trị nước Việt Nam thay đổi. Mặt khác, vì nước Pháp thua trận Điện Biên Phủ, nên người Pháp bắt đầu có khuynh hướng bài trừ người Việt Nam. Đa số người Pháp họp lại thành nhiều nhóm chống người Việt Nam và muốn đuổi người Việt Nam ra khỏi Tân Đảo! Trước thái độ thù hằn của người Pháp đối với người Việt Nam và cũng vì một phần nhiều người Việt Nam, sau nhiều năm xa quê hương, muốn trở về quê cha đất mẹ, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ. Họ đã tranh đấu và chính phủ Pháp chấp nhận lời yêu cầu của họ.   

    

Ngày 30-12-1960, chuyến tàu đầu tiên chở 550 người, đàn ông, đàn bà và trẻ em về Việt Nam.   

Ngày 29-01-1961, chuyến tàu thứ hai chở 550 người về Việt Nam. Cuối Tháng 2 năm 1961, chuyến tàu thứ ba rời Nouméa đưa 550 người nữa về Việt Nam.

Ngày 28-7-1963, chuyến tàu thứ bốn chở 66 người từ Nouméa và 490 người từ Vanuatu về Việt Nam.

Ngày 28-09-1963, chuyến tàu thứ năm chở 554; Ngày 27-10-1963 chuyến tàu thứ sáu chở 549 người về Việt Nam.  

      

Ngày 26-12-1963, chuyến tàu thứ bảy, tàu Eastern Queen, chở 187 người từ Nouméa và một số khác từ Vanuatu về Việt Nam.

Ngày 26-01-1964, chuyến tàu thứ tám với 545 người và Ngày 24-02-1964 chuyến tàu thứ chín và sau đó một tháng là chuyến cuối cùng chở người Việt về Việt Nam. 

Số người Việt Nam tình nguyện ở lại Tân Đảo tất cả là 988 người, kể cả trẻ em. Họ bắt đầu gây dựng lại cộng đồng người Việt Nam tại Tân Đảo và đã tham gia rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của đảo Nouvelle Calédonie. 

Thời gian trôi qua, nhiều người Việt Nam trước kia ra đi, nay trở lại sinh sống và số người Việt Nam tại đây bây giờ khoảng hơn 2.000 người. Còn có rất nhiều «chính gốc» Việt Nam, sau đó là lai người Pháp, lai người da đen, lai người Thái bình Dương… Vì được sinh trưởng tại đây, nên đại đa số nói Pháp ngữ. Những người nói thông thạo tiếng Việt là những người tới lập nghiệp sau này và cũng nhờ vào họ mà tiếng Việt Nam còn được duy-trì đó đây.

Tại Nouméa không có phố Việt Nam như tại Hoa-kỳ, Úc, Pháp… nhưng cũng có Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Hội Ái Hữu Việt Nam và Hội Phật Giáo Việt Nam là những nơi tiếng Việt Nam được dùng nhiều nhất.

Vì nằm giữa biển khơi nên Nouméa có những bãi biễn cát trắng rất thần tiên và đã được những khách du-lịch tặng cho một tên: «gần thiên-đàng nhất». Nếu qúy vị thông hiểu pháp ngữ, có thể mở trang web : www.nouvelle-caledonie-tourisme.com

Pierre Ngô Quang Qúy,

Nouméa

 

| Giới thiệu | Trang chủ | Tin tức | Nhắn tin | Diễn Đàn | Liên lạc |
Ban biên tập : Trần Văn Minh - Trưởng ban. Ngô trọng Đức - Phụ trách kỹ thuật
Trần Minh Cảnh – Biên tập viên Vũ Hùng Cường – Biên tập viên
Liên hệ :buichu@buichu.net